Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nam khoa | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Xoắn tinh hoàn là bệnh lý liên quan đến hệ Tiết niệu, xuất hiện nhiều ở trẻ em và đối tượng đang trong giai đoạn dậy thì với tỷ lệ cao khoảng 65%. Bệnh lý này hình thành do nhiều yếu tố, có thể gây biến chứng nguy hiểm cùng nhiều hệ lụy nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Ở bài viết dưới đây, bạn đọc có thể tìm hiểu các thông tin liên quan để có hướng xử lý và phòng ngừa tốt nhất.

Xoắn tinh hoàn là bệnh gì?

Xoắn tinh hoàn chính là hiện tượng cuống tinh hoàn bị xoắn quanh trục của nó, làm giảm hoặc tắc nghẽn mạch máu dẫn đến tinh hoàn. Người bệnh lúc này sẽ có cảm giác sưng và đau, đặc biệt nếu xoắn tinh hoàn kéo dài sẽ gây hoại tử tinh hoàn cùng các mô xung quanh.

Xoắn tinh hoàn chính là hiện tượng cuống tinh hoàn bị xoắn quanh trục của nó
Xoắn tinh hoàn chính là hiện tượng cuống tinh hoàn bị xoắn quanh trục của nó

Các bác sĩ chuyên khoa chia xoắn tinh hoàn thành 3 loại:

  • Xoắn cả bó mạch thừng tinh, có khả năng gây hoại tử tinh hoàn và mào tinh.
  • Xoắn tinh hoàn đơn thuần quanh mạc treo do có một mạc treo giữa mào tinh với tinh hoàn.
  • Xoắn phần phụ của mào tinh - tinh hoàn, thường ít gặp và các triệu chứng ban đầu không quá nghiêm trọng.

Theo thống kê, đối tượng dễ bị xoắn tinh hoàn nhất là trẻ ở độ tuổi từ 12 - 18 tuổi hoặc trong giai đoạn còn bế ngửa. Trong khi đó bệnh lý này ít gặp ở nam giới ngoài 30 tuổi.

Nguyên nhân bị xoắn tinh hoàn

Hiện tại, nguyên nhân cụ thể gây xoắn tinh hoàn vẫn chưa được xác định, tuy nhiên các chuyên gia có đưa ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Sự bất thường gen, có liên quan đến yếu tố di truyền từ bố, ông khiến trẻ bị xoắn tinh hoàn.
  • Tinh hoàn phát triển nhanh chóng quá mức bình thường ở tuổi dậy thì.
  • Hiện tượng xoắn tinh hoàn có thể gặp khi nam giới vận động mạnh hoặc gặp chấn thương ở hệ Tiết niệu.
  • Do bị tật hoặc biến thể giải phẫu bẩm sinh ở tinh hoàn khiến tinh hoàn treo và lắc lư tự do trong bìu thay vì tinh hoàn dính liền với bìu như trường hợp bình thường, tăng nguy cơ tinh hoàn vặn xoắn.
  • Quan hệ tình dục không an toàn cũng tăng khả năng bị xoắn tinh hoàn.
  • Một số nguyên nhân khác gây bệnh có thể kể đến như thời tiết quá lạnh, tinh hoàn không di chuyển xuống bìu ở trẻ sơ sinh, xuất hiện khối u tinh hoàn hoặc u thừng tinh.

Có nhiều yếu tố tác động gây xoắn tinh hoàn
Có nhiều yếu tố tác động gây xoắn tinh hoàn

Triệu chứng xoăn tinh hoàn

Bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn sẽ có những biểu hiện đặc trưng như:

  • Sưng tấy vùng bìu.
  • Đau dữ dội ở một bên bìu, đau dọc thừng tinh, cơn đau có thể lan xuống đùi, bẹn, xuất hiện đột ngột.
  • Da vùng bìu thay đổi màu sắc.
  • Một bên tinh hoàn nằm ở vị trí bất thường, có thể cao hơn bên còn lại.
  • Người bệnh buồn nôn hoặc nôn, bị rối loạn tiểu tiện như tiểu rắt, tiểu buốt.
  • Không sốt hoặc sốt nhẹ.
  • Đau tức bụng.

Cách điều trị xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn không phải bệnh lý hiếm gặp, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây biến chứng nguy hiểm. Tùy nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các cách chữa xoắn tinh hoàn khác nhau.

Phẫu thuật xoắn tinh hoàn

Những trường hợp không đáp ứng với các biện pháp trước đó sẽ được yêu cầu can thiệp ngoại khoa để xử lý tình trạng này triệt để. Điều trị xoắn tinh hoàn bằng phẫu thuật được đánh giá là ít xâm lấn và không quá phức tạp.

Phẫu thuật xoắn tinh hoàn cho trường hợp không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác
Phẫu thuật xoắn tinh hoàn cho trường hợp không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác

Bác sĩ sẽ rạch da bìu, từ từ tháo xoắn thừng tinh ở vị trí bị xoắn, sau đó khâu cố định tinh hoàn vào bìu để tránh trường hợp tinh hoàn bị xoay. Một số vấn đề được bác sĩ lưu ý trong quá trình phẫu thuật để bảo tồn tinh hoàn, giảm tổn thương như:

  • Dùng nước muối sinh lý để ủ ấm tinh hoàn.
  • Sử dụng thuốc gây tê nhỏ lên thừng tinh hoàn giúp gây tê cục bộ, tránh đau nhức trong quá trình thực hiện.
  • Rạch bao trắng tinh hoàn giảm áp để khôi phục chức năng.

Sau khi phẫu thuật xoắn tinh hoàn, người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi, theo dõi để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng sau mổ, xoắn tinh hoàn tái phát lại, hoại tử tinh hoàn, teo tinh hoàn,...

Xoắn tinh hoàn ăn gì là tốt nhất?

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục hồi của bệnh nhân xoắn tinh hoàn, đặc biệt hỗ trợ các phương pháp điều trị đạt kết quả cao.

Thực phẩm nên ăn khi bị xoắn tinh hoàn là:

  • Thức ăn giàu chất xơ như rau xanh, bắp cải, súp lơ, đậu lăng, yến mạch, hạnh nhân, mâm xôi, chuối, cà rốt, củ cải, lê, táo, dâu tây.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Kiwi, ớt chuông đỏ, cam, bưởi, ổi, khoai tây, đu đủ, dưa lưới vàng, cà chua,....
  • Thực phẩm giàu vitamin E: Dầu mè, dầu oliu, đậu phộng, bơ, bí đỏ, cải bó xôi, hạt hướng dương,....

Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý một số thực phẩm cần tránh:

  • Thịt gà.
  • Măng.
  • Hải sản.
  • Đồ ăn cay nóng.
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Chất kích thích.

Bệnh nhân nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng để đẩy nhanh quá trình điều trị
Bệnh nhân nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng để đẩy nhanh quá trình điều trị

Xoắn tinh hoàn được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, khả năng tình dục mà còn giảm khả năng sinh sản, thậm chí đe dọa tính mạng. Do đó bạn không được chủ quan, cần sớm thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn.

Câu hỏi liên quan đến xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn có nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng nếu không được xử lý đúng cách:
  • Tổn thương tinh hoàn: Tinh hoàn bị xoắn đồng nghĩa rằng lượng máu được đẩy đến bộ phận này giảm, thiếu oxy và dinh dưỡng nên tinh hoàn bị tổn thương nghiêm trọng. Có nhiều bệnh nhân phải cắt bỏ tinh hoàn để tránh tình trạng chết mô hoặc hoại tử lan rộng.
  • Nhiễm trùng huyết: Có trường hợp bị xoắn tinh hoàn trong thời gian dài không được điều trị, ảnh hưởng đến mạch máu cũng như lượng máu lưu thông đến tinh hoàn gây nhiễm trùng huyết, kéo theo đó là tổn thương các cơ quan lân cận, nguy hiểm hơn là tử vong.
  • Vô sinh: Xoắn tinh hoàn có nguy cơ làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, nhất là ở đối tượng thanh thiếu niên và người lớn, từ đó làm cản trở quá trình thụ thai, có thể gây vô sinh, hiếm muộn.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Đa số bệnh nhân có tinh hoàn bị xoắn sẽ luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, mất tự tin khi quan hệ tình dục, thậm chí còn làm suy giảm hay muốn và gây rối loạn cương dương.
Rất nhiều người thắc mắc xoắn tinh hoàn có tự khỏi không, câu trả lời là không. Đây là bệnh lý không thể tự khỏi, bắt buộc phải dùng các biện pháp điều trị để can thiệp, tháo bỏ vòng xoắn ở tinh hoàn, giúp bộ phận này trở về trạng thái bình thường. Nếu chủ quan để bệnh tiến triển lâu dài mà không có cách xử lý sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *