Suy Thận Kiêng Ăn Rau Gì Và Nên Ăn Gì Để Cải Thiện Bệnh
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, đặc biệt là đối tượng mắc bệnh thận. Vì thế bên cạnh các biện pháp điều trị, chuyên gia thường khuyến khích bệnh nhân chú ý đến vấn đề ăn uống hàng ngày. Vậy tình trạng suy thận kiêng ăn rau gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về câu hỏi này, đồng thời gợi ý một số loại rau tốt cho cơ thể người bệnh.
Suy thận kiêng ăn rau gì để đảm bảo sức khỏe?
Thận đóng vai trò không thể thiếu trong việc lọc máu, đào thải cặn bã và đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể. Do nhiều nguyên nhân khiến thận hoạt động không đúng chức năng, được gọi là suy thận. Khi bị suy thận, ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị, bệnh nhân còn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày để bảo vệ cơ quan này tốt nhất, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương.
Vậy tình trạng suy thận không nên ăn rau gì?
Người suy thận kiêng ăn các loại rau nhiều kali
Rau xanh là thực phẩm tốt mang lại nhiều dinh dưỡng và chất xơ, nhưng đồng nghĩa đa số lại chứa rất nhiều kali, phốt-pho. Theo các chuyên gia dinh dưỡng đây là hai nguồn dưỡng chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bình thường song lại gây hại với bệnh nhân suy thận.
Nguyên nhân vì nếu ăn nhiều thực phẩm nhiều kali sẽ khiến kali máu tăng nhanh, thận không thể hoàn thành chức năng lọc sẽ khiến kali bị ứ đọng lại trong cơ thể. Nếu tăng đến mức trên 6,5mmo/l sẽ rất nguy hiểm, vì nó gây rối loạn nhịp tim, thậm chí gây tử vong bất cứ lúc nào.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày, người bệnh suy thận chỉ nên cung cấp khoảng 1.500 – 2.000mg kali cho cơ thể. Bởi vậy các bạn chỉ cần tránh sử dụng những loại rau chứa hàm lượng kali cao như:
- Rau muống: Trong rau muống có chứa hàm lượng kali cao tới 243,00mg. Ngoài ra, loại rau này còn chứa nhiều muối khoáng và oxalat – chất này có thể tạo nên sỏi thận.
- Rau bina: Đây cũng là loại rau người suy thận nên kiêng vì nếu sử dụng thường xuyên thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ kết tinh muối ở nước tiểu và ứ đọng lại ở bàng quang gây áp lực lên thận.
- Măng tre: Măng tre không chỉ có nhiều kali mà còn giàu canxi không có lợi cho người bệnh thận và suy thận.
- Rau ngót: Hàm lượng trong rau ngót chứa tới 503 mg vượt mức cho phép với người bệnh suy thận. Do vậy để tránh tình trạng thận suy yếu nghiêm trọng hơn, các bạn cần hạn chế loại rau này.
Ngoài ra một số loại rau khác chứa nhiều thành phần kali người bệnh cần kiêng như rau rền, giá đỗ, gừng,…
Các loại rau chứa nhiều photpho không tốt cho người suy thận
Photpho là một vi khoáng cần thiết đối với cơ thể nhưng lại không tốt cho người suy thận. Trong trường hợp thận yếu, chức năng suy giảm hoặc mắc bệnh suy thận mãn tính, việc dung nạp quá nhiều photpho sẽ gây tích tụ vi khoáng này trong máu. Hàm lượng photpho tăng cao sẽ rút dần canxi trong xương, gây tổn thương đến hệ xương khớp, tăng nguy cơ loãng xương.
Các chuyên gia cho biết, người bệnh suy thận chỉ nên bổ sung cho cơ thể 300 – 600mg photpho mỗi ngày. Vì thế những loại rau có chứa trên 600mg photpho cần phải hạn chế, bao gồm: Đậu xanh, đậu lăng, tảo biển, khoai tây, các loại quả khô,…
Suy thận kiêng ăn rau gì – Các loại rau chứa nhiều magie
Thận cơ quan bài tiết chủ yếu để bài tiết magie (Mg) và ống thận sẽ tái hấp thu tới 95% thành phần này. Khi lượng magiê lớn hơn > 8 mmol/l sẽ dẫn người bệnh bị mất phản xạ, hôn mê, rối loạn nhịp tim,…
Do vậy để bảo vệ sức khỏe, tránh tình trạng chức năng thận suy yếu hơn, các bạn chỉ nên bổ sung cho cơ thể lượng Mg khoảng 200mg – 250mg/ngày.
Một số loại rau xanh chứa hàm lượng lớn magie các bạn cần hạn chế như:
- Cải xoăn.
- Rau chân vịt.
- Lá củ cải turnip.
- Rau mùi.
- Đậu tương.
Chế độ ăn có ý nghĩa rất quan trọng với người bệnh. Do vậy để giảm gánh nặng cho thận, các bạn nên hạn chế những loại rau chứa nhiều thành phần kali, phốt pho và magie. Trong trường hợp, muốn sử dụng những loại rau xanh này, các bạn hãy thái nhỏ rồi ngâm trong nước khoảng 15 – 20 phút, rồi luộc rau 2 – 3 lần và chỉ sử dụng cái chứ không uống nước.
Người bệnh suy thận nên ăn gì?
Bên cạnh vấn đề suy thận kiêng ăn rau gì thì người bệnh cũng nên chú ý đến các loại rau cần bổ sung để nhanh chóng cải thiện tình hình sức khỏe, đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh.
- Súp lơ: Súp lơ là một trong những loại rau mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể, đặc biệt tốt cho người suy thận. Người ta tìm thấy súp lơ chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, bên cạnh đó còn chứa vitamin B, C, K hỗ trợ tăng cường chức năng thận, ngăn ngừa hoại tử ống thận.
- Củ cải: Củ cải rất giàu dưỡng chất bao gồm vitamin, khoáng chất nhưng chứa rất ít kali, photpho – vi chất không tốt cho người bệnh thận. Bởi vậy nếu đang bị suy thận, bạn nên tăng cường bổ sung củ cải vào thực đơn, có thể chế biến thành món xào, khô thịt, hầm canh, luộc,…
- Ớt chuông: Ớt chuông là gợi ý hàng đầu cho bệnh nhân đang gặp vấn đề về thận nhờ chứa nhiều dưỡng chất, nhất là vitamin A, C, hàm lượng photpho, kali, natri rất thấp, có thể tạo hàng rào bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây tổn thương thận, tăng cường hệ miễn dịch.
- Nấm: Những người mắc bệnh suy thận nên bổ sung nhiều nấm để cung cấp chất đạm từ thực vật, được phân giải nhanh chóng và rất tốt cho người bệnh thận.
- Bắp cải: Nhờ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào mà bắp cải được khuyến khích sử dụng cho người bệnh thận. Bên cạnh đó, loại rau này còn giàu chất xơ, có thể cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, thích hợp với đối tượng bị suy nhược do thận hoạt động không đúng chức năng.
- Hành tây: Hành tây cũng nằm trong danh sách những loại rau tốt cho người suy thận. Loại rau củ này có đặc tính kháng viêm, có thể đẩy lùi tác nhân gây viêm nhiễm, thêm vào đó hoạt chất quercetin trong hành tây còn chống lại gốc tự do, bảo vệ tế bào, chức đẩy chuyển hóa chất béo, protein.
Lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người suy thận
Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận, bạn cần đặc biệt chú ý một số vấn đề sau:
- Người bệnh nên hạn chế các loại gia vị như muối, mì chính, hạt nêm,…
- Cần nạp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, mỗi ngày uống từ 2 – 2,5 lít nước giúp thận hoạt động đúng chức năng, đào thải cặn bã tốt hơn.
- Nếu dung nạp quá nhiều năng lượng dư thừa có thể khiến tình trạng suy thận nghiêm trọng hơn, do đó bệnh nhân nên kiểm soát tốt lượng calo trong các bữa ăn.
- Tùy từng mức độ suy thận mà lượng đạm được nạp vào cơ thể có thể khác nhau, bạn nên cân đối chất đạm trong các thực phẩm.
- Các chuyên gia khuyến khích nên bổ sung chất béo trong khẩu phần ăn để bù năng lượng đã mất nhưng không được vượt quá 25%.
- Tăng cường bổ sung thêm một số loại trái cây tốt cho bệnh suy thận như nho, cam, xoài, táo, đu đủ,….
Trên đây là thông tin giúp bạn trả lời thắc mắc suy thận kiêng ăn rau gì và gợi ý một số loại rau tốt cho sức khỏe người bệnh. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng với chức năng của thận, vì thế bạn nên cẩn thận khi xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày để kiểm soát bệnh tốt và nhanh chóng khỏi bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!