Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Dị ứng là chứng bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Bệnh gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, phát ban, nổi mẩn, sưng phồng,... và còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như sốc phản vệ, nguy hiểm tới tính mạng. Để giúp mọi người nắm được những thông tin về dị ứng, cách nhận biết và điều trị, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây. Độc giả quan tâm có thể tham khảo. 

Dị ứng là gì?

Dị ứng là một chuỗi các hiện tượng phức tạp liên quan tới các thành phần tế bào, các chất hóa học và các mô toàn cơ thể. Đây là phản ứng của cơ thể để chống lại những chất lạ, dị nguyên xâm nhập, nhất là qua đường hô hấp. 

Dị ứng là một trong bốn hình thức của chứng quá mẫn cảm. Hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức các dưỡng bào (bạch cầu mast) và loại kháng thể IgE, dẫn tới phản ứng viêm nặng. Những chất thúc đẩy dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, lông thú, côn trùng và một số loại thực phẩm. 

Dị ứng
Dị ứng là một rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây dị ứng có thể do những tác động từ yếu tố môi trường, hệ miễn dịch và di truyền. Trong đó, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức khi cơ thể tiếp xúc với các chất kích ứng bên ngoài là lý do thường gặp gây dị ứng. 

Một số tác nhân gây ra dị ứng có thể kể tới như: 

  • Các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, mạt bụi.
  • Một số loại thực phẩm như đậu phộng, lúa mỳ, đậu nành, cá, trứng, sữa,...
  • Do các yếu tố thời tiết như trời lạnh, khô hoặc nóng
  • Len hoặc sợi vải tổng hợp
  • Côn trùng đốt như vết ong đốt hay vết bọ chó cắn
  • Các loại thuốc như kháng sinh nhóm penicillin hoặc nhóm thuốc tương tự. 
  • Do thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt
  • Do căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng

Bên cạnh đó, dị ứng còn do yếu tố di truyền. Khi bố mẹ mắc bệnh dị ứng như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen suyễn,... thì em bé sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh dị ứng cao hơn bình thường. 

Đối tượng mắc dị ứng

Như đã đề cập ở trên, ai cũng có nguy cơ mắc dị ứng nhưng những đối tượng được nhắc tới dưới đây thường có khả năng mắc bệnh cao hơn: 

  • Gia đình có bố mẹ đã từng mắc hen suyễn hoặc dị ứng, con sinh ra cũng sẽ có nguy cơ mắc cao hơn. 
  • Những người bị bệnh viêm mũi hoặc hen suyễn có nguy cơ tái phát cao khi tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh. 
  • Trẻ em thường dễ mắc dị ứng hơn người lớn bởi hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ còn chưa được hoàn thiện, còn yếu kém. 
  • Những người có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu. 

Dị ứng

Triệu chứng

Các triệu chứng dị ứng sẽ phụ thuộc vào các chất gây dị ứng và bộ phận bị ảnh hưởng như xoang, mũi, đường thở, da hoặc hệ tiêu hóa. Triệu chứng dị ứng có thể từ nhẹ tới nặng, một số trường hợp nghiêm trọng, dị ứng có thể kích hoạt phản ứng đe dọa đến tính mạng được gọi là sốc phản vệ. 

Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn là hiện tượng hệ thống miễn dịch phản ứng lại những chất chứa trong thực phẩm, một số thực phẩm gây bệnh như đậu nành, sữa, đậu phộng, tôm, cua,...

Các triệu chứng dị ứng đồ ăn thường xuất hiện ngay sau khi ăn phải các thức ăn, đồ uống gây kích ứng như: ngứa râm ran trong cổ họng, miệng, hoặc các khu vực khác, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, nổi mề đay ngứa trên da, sưng viêm trên da. 

Dị ứng thời tiết

Trước những thay đổi đột ngột của điều kiện thời tiết và các yếu tố môi trường, người bệnh có thể bị dị ứng thời tiết nóng hoặc lạnh. Đây là thể bệnh dễ gặp và dễ tái phát nhất. Các triệu chứng bệnh bao gồm: Nổi phát ban, mẩn ngứa, rát da, nổi mề đay, sốt, chảy nước mũi, nghẹt mũi, sưng mắt,... 

Dị ứng
Nhiều người bị dị ứng thời tiết lạnh hoặc thời tiết nóng

Dị ứng da

Dị ứng trên da có thể do da tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên. Các biểu hiện thường gặp đó là: 

  • Viêm da dị ứng hay chàm: Đây là tình trạng viêm da nhưng không lây nhiễm. Triệu chứng nổi bật đó là da ngứa, khô, đôi khi chảy dịch do da bị trầy xước. 
  • Viêm da tiếp xúc: Da đỏ, ngứa ngáy sau khi tiếp xúc với các dị nguyên. 
  • Nổi mề đay, phát ban: Đau, ngứa, nổi mẩn đỏ và sưng
  • Mắt sưng
  • Có cảm giác châm chích, nóng rát trên da. 
  • Dị ứng da mặt thường ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ. 

Dị ứng thuốc

Một số nhóm thuốc dễ gây ra dị ứng đó là aspirin, salycylate, penicillin…Khi cơ thể uống phải các loại thuốc có chứa các hoạt chất này khiến cơ thể xuất hiện phản ứng kích ứng. Nhiều trường hợp gây hại cho gan và thận nghiêm trọng khi lạm dụng thuốc. 

Những biểu hiện khi dị ứng kháng sinh đó là khô miệng, bụng có cảm giác cồn cào, sưng mặt, sưng mắt, ngứa da, phát ban, nổi mẩn. 

Dị ứng mỹ phẩm, nước hoa

Các loại nước hoa, mỹ phẩm, sữa rửa mặt, kem chống nắng có thể kích ứng với các làn da nhạy cảm. Các triệu chứng xuất hiện đột ngột ngay khi tiếp xúc. Biểu hiện thường gặp đó là nổi mẩn, ngứa da, nổi ban đỏ, cảm giác châm chích, bóng tróc, khô da, cơ thể nổi mụn nước hoặc sưng viêm,... 

Dị ứng

Dị ứng cơ địa nổi mề đay

Dị ứng cơ địa hay dị ứng mề đay là bệnh phổ biến và dễ gặp. Bệnh có liên quan đến sự gia tăng histamin trong cơ thể, phản ứng của hệ miễn dịch với các tác nhân gây bệnh. Các triệu chứng bao gồm: Phát ban, nổi mẩn, ngứa da, cảm giác châm chích, khó chịu,... Bệnh có thể gây biến chứng sốc phản vệ, bội nhiễm, phù mạch nguy hiểm đe dọa tới tính mạng người bệnh.

Biến chứng dị ứng

Hầu hết bệnh dị ứng thường không nghiêm trọng nhưng một số loại dị ứng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Dị ứng gây ra các triệu chứng khó chịu, phiền toái, ảnh hưởng tới công việc, học tập, sinh hoạt của người bệnh.

Các chất gây dị ứng có thể dẫn tới những triệu chứng như: 

  • Hẹp đường thở đột ngột
  • Tăng nhịp tim
  • Sưng lưỡi và miệng

Dị ứng gây ra những biến chứng đe dọa sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Vì vậy, khi có các biểu hiện của dị ứng, người bệnh cần hết sức thận trọng, chủ động thăm khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp. 

Dị ứng
Dị ứng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm

Chẩn đoán dị ứng

Khi tới thăm khám, để đánh giá xem bạn có bị dị ứng hay không, bác sĩ sẽ:

  • Đặt một số câu hỏi chi tiết về các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng 
  • Kiểm tra thể chất
  • Yêu cầu ghi lại chi tiết các triệu chứng bệnh, các yếu tố gây bệnh dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng thực phẩm, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ghi lại chi tiết các loại thực phẩm bạn ăn. 

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một trong hai loại xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm da: Đây là phương pháp phổ biến nhất của xét nghiệm dị ứng. Có 3 trường hợp xét nghiệm da gồm: xét nghiệm tiêm ngừa, xét nghiệm lẫy da và xét nghiệm da. 
  • Xét nghiệm miễn dịch để tìm kháng nguyên.
  • Xét nghiệm máu có thể được thực hiện bao gồm: Immunoglobulin E (IgE) để đo nồng độ các chất gây dị ứng có liên quan và đếm tế bào máu toàn phần (CBC), trong đó có đếm các tế bào bạch cầu ái toan.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh của bạn là do các nguyên nhân khác mà không phải dị ứng, họ sẽ yêu cầu xét nghiệm khác để xác định và loại trừ các vấn đề sức khỏe khác. 

Dị ứng
Xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây dị ứng

Cách điều trị dị ứng

Cách điều trị và ngăn ngừa bệnh hiệu quả tốt nhất đó là người bệnh cần tránh xa các tác nhân gây bệnh. Sau khi thăm khám, biết được tính trạng bệnh của bạn ở mức độ nào, bác sĩ sẽ hướng dẫn và tư vấn một số phương pháp điều trị như sau:

Mẹo dân gian

Với những người mắc dị ứng mức độ nhẹ, các triệu chứng không quá dữ dội, nhiều người bệnh ưu tiên lựa chọn mẹo dân gian trị dị ứng tại nhà. Phương pháp này sử dụng các nguyên liệu, thảo dược đơn giản, có sẵn xung quanh chúng ta, an toàn, lành tính, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số cách trị dị ứng tại nhà phổ biến nhất: 

  • Nha đam trị dị ứng: Nha đam đem rửa sạch, cắt bỏ phần vỏ, lọc lấy phần bên trong. Làm sạch vùng da bị viêm và lau khô bằng khăn bông mềm. Lấy phần nha đam massage nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm nhiễm. Áp dụng cách làm này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, rửa sạch vào sáng hôm sau. 
  • Chữa dị ứng bằng lá chè xanh: Chuẩn bị một nắm là chè xanh, bỏ hết lá sâu, héo úa. Rửa sạch lá chè xanh và ngâm trong nước muối loãng trong khoảng 10 phút. Vớt ra và để ráo nước. Cho lá chè vào nồi to, thêm một chút muối và đun sôi trong khoảng 15 - 20 phút. Pha thêm nước nguội và dùng để tắm và lau người mỗi ngày. 
  • Mẹo trị viêm da bằng yến mạch: Lấy một lượng bột yến mạch vừa đủ và ngâm cho tới khi nở hoàn toàn. Sử dụng lượng bột yến mạch đã nở xoa trực tiếp lên vùng da bị dị ứng, massage nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút. Tránh chà xát mạnh gây xước da. Rửa sạch da bằng nước ấm và dùng khăn bông mềm thấm khô.
  • Lá khế chữa dị ứng: Rửa sạch một nắm lá khế tươi, để ráo. Cho lá khế vào nồi và thêm một lượng nước vừa đủ, đun ở lửa nhỏ tới khi sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp. Đổ nước ra, để nguội bớt, chắt riêng phần nước và bã. Vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương, ngâm rửa vùng da bị tổn thương hoặc dùng bông gòn thấm đều lên da. Phần bã chè chà nhẹ lên vùng da bị tổn thương. Áp dụng cách làm này 2 - 3 lần/tuần để thấy hiệu quả rõ rệt. 

Dị ứng

Các phương pháp điều trị dị ứng chỉ phù hợp với chứng bệnh ở mức độ nhẹ đến trung bình. Nếu tình trạng dị ứng tiến triển nghiêm trọng, người bệnh cần tới cơ sở y tế để thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu. 

Thuốc trị dị ứng

Đây là phương pháp được nhiều người áp dụng nhất bởi cho hiệu quả nhanh và tiện lợi. Bác sĩ sau khi chẩn đoán tình trạng bệnh của bạn sẽ kê một số loại thuốc như sau: 

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc có tác dụng ngăn chặn tế bào mast giải phóng histamine, giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy. Thuốc kháng histamine thường có hai thế hệ. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc. 
  • Thuốc cortiocosteroid: Đây là thuốc kháng viêm có tác dụng ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị bệnh. Thuốc thường được bào chế dưới nhiều hình thức khác nhau như thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ, kem dưỡng ẩm và dạng uống và tiêm. 
  • Thuốc chống sung huyết: Thuốc giúp giảm tình trạng nghẹt mũi. Bạn chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn bởi nếu lạm dụng thuốc có thể khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng hơn. Những người bị bệnh tuyến tiền liệt nặng, bệnh tim, cao huyết áp cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này. 

Ngoài ra, trong một số trường hợp, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc như: Cetirizine (Zyrtec), Loratadine (Claritin), Natri cromolyn (Gastrocrom), Thuốc kháng leukotriene (Zyflo, Singular).

Do thuốc tây y có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh nên bệnh nhân cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và sử dụng tại nhà, cần tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Dùng thuốc đông y

Dị ứng là tình trạng liên quan mật thiết tới rối loạn hệ miễn dịch, chức năng tạng phủ suy yếu làm các dị nguyên ngoài môi trường trường tấn công và gây bệnh. Nguyên tắc trị bệnh của đông y đó là điều trị tận gốc, chú trọng điều dưỡng từ bên trong cơ thể, nhờ đó mang tới hiệu quả lâu dài và phòng ngừa bệnh tái phát. 

Bên cạnh đó, hầu hết các bài thuốc đông y đều sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên nên an toàn, không gây tác dụng phụ, do đó các bạn hoàn toàn có thể yên tâm. 

Dị ứng
Chữa dị ứng bằng Đông y là phương pháp hiệu quả, được nhiều người lựa chọn

  • Bài thuốc Đông y tiêu phong tán: Các nguyên liệu bao gồm: 4 gam quốc lão, 6 gam thuyền thoái, 8 gam hắc phong tử, 10 gam khổ sâm, 12 gam thổ phục linh, 12 gam sài đất, 12 gam tích tuyết thảo, 8 gam phòng phong, 8 gam tri loại, 8 gam thạch cao, 10 gam tần quy, 10 gam kinh giới, 12 gam sinh địa, 12 gam bồ công anh, 12 gam hương truật, 12 gam kim ngân hoa. Rửa sạch các nguyên liệu trên, cho vào nồi sắc cùng với 2 lít nước đun ở lửa vừa tới khi cạn còn ⅔ thì tắt bếp. Chia thuốc thành 3 phần, uống sau khi ăn. 
  • Bài thuốc Thanh dinh thang: Chuẩn bị 12 gam lá đỏ, 12 gam sài đất, 12 gam ngân hoa, 10g huyết sâm, 8 gam toái cốt tử, 8 gam hoàng liên, 12 gam mạch đông, 12 gam đẳng sâm, 12 gam rau má. Rửa sạch các nguyên liệu trên và đem sắc thuốc. Mỗi ngày 1 thang và uống tới khi bệnh chữa khỏi hoàn toàn. 
  • Bài thuốc cổ truyền Kinh phòng bại độc tán: Các nguyên liệu gồm có: kinh giới, độc hoạt, bạch tiên bì, ngân hoa, bồ công anh, thuyền thoái, bạch dược, phòng phong, thương hoạt, đường quất, sà diệp sài hồ, bạch linh. Rửa sạch các nguyên liệu trên, cho vào nồi và đem sắc cùng 2 lít nước trong vòng 60 phút. Chia thuốc thành 3 phần và uống hết trong ngày. 

Có một điều cần lưu ý tới bệnh nhân đó là phương pháp đông y cho tác dụng chậm nên cần kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian dài, tránh bỏ thuốc giữa chừng. 

Phòng tránh dị ứng

Bệnh dị ứng có thể tái phát nếu gặp điều kiện phát triển thuận lợi. Do đó, bạn cần chú ý những điều dưới đây để giúp quá trình điều trị bệnh thuận lợi hơn:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tránh ăn những loại thực phẩm gây kích ứng, bổ sung các chất dinh dưỡng, rau xanh và trái cây. 
  • Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc trong nhà. 
  • Không nên tiếp xúc với động vật, tắm rửa vật nuôi thường xuyên. 
  • Tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn từ ngoài môi trường. 
  • Để tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh stress, căng thẳng vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tái phát dễ dàng hơn.
  • Tránh tắm nước quá nóng, quá lạnh hoặc quá lâu vì sẽ khiến da bị mất nước và khô.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *