Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Ngứa da là tình trạng rất thường gặp ở mọi người, không phân biệt đối tượng trưởng thành hay trẻ nhỏ. Ngứa có thể xuất phát từ bệnh lý hoặc do các yếu tố từ môi trường, đời sống hàng ngày. Để loại bỏ hiệu quả, phải xác định được nguyên nhân khởi phát và nắm rõ các biện pháp điều trị, chăm sóc phù hợp.

Định nghĩa ngứa da

Ngứa da là một trong những biểu hiện rất dễ gặp, có thể khởi phát ở mức độ nặng nhẹ tùy từng người, tùy nguyên nhân khởi phát. Theo đó, đây có thể là do cơ địa bị dị ứng, mắc các bệnh lý hoặc do thói quen chăm sóc da hàng ngày.

Hiện nay, tình trạng da ngứa ngáy có thể gặp phải ở cả trẻ em, người lớn, nhưng vẫn nhiều người chủ quan không thăm khám khiến tình trạng ngày càng nặng, dễ để lại các tổn thương nghiêm trọng trên da.

ngua da
Ngứa da có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn

Nguyên nhân ngứa da

Ngứa da có thể khởi phát khi bệnh nhân gặp một trong những yếu tố sau đây:

Chàm da

Chàm da là bệnh lý da liễu dễ gặp nhất ở trẻ nhỏ, xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo đó, bệnh làm tổn thương làn da, xuất hiện các triệu chứng viêm da, kích ứng dẫn tới ngứa ngáy, nổi mẩn và sẽ dễ chuyển nặng hơn theo thời gian.

ngua da
Chàm da là bệnh lý rất dễ gây ra ngứa ngáy

Mề đay

Da cũng ngứa ngáy khi bệnh nhân mắc mề đay, tùy theo tình trạng bệnh cấp tính hay mãn tính sẽ có những mức độ ngứa khác nhau. Thông thường,  ngoài cảm giác ngứa, bệnh nhân còn thấy da khô hơn, dễ dàng bong tróc, ửng đỏ và có thể xuất hiện cảm giác đau nhức.

Dị ứng

Dị ứng có thể bởi mỹ phẩm, đồ ăn, thời tiết, vải vóc, lông động vật, phấn hoa cùng nhiều nguyên do khác. Biểu hiện thường gặp nhất của tình trạng này cà mẩn ngứa, da phát ban diện rộng và có thể sưng vù, gây cản trở hệ hô hấp của bệnh nhân.

Bệnh thận và gan

Khi mắc bệnh thận, gan, chức năng hoạt động của 2 cơ quan này đều bị suy giảm. Độc tố không được đào thải ra ngoài và bộc phát lên da với các cơn ngứa ngáy, da bị vàng, nước tiểu có màu, tiểu liên tục nhiều lần trong một ngày rất khó chịu.

Vệ sinh cơ thể sai cách

Ngứa da còn có thể là hệ quả của việc vệ sinh cơ thể sai cách, dùng các sản phẩm chăm sóc chất lượng kém, không làm sạch hết các vi khuẩn và bụi bẩn, mồ hôi khiến da bị bí, tăng cơ hội cho các loại khuẩn phát triển gây bệnh trên da.

Da khô

Những người có làn da khô thường dễ bị ngứa ngáy hơn, tuy nhiên đây không phải là nguyên do đáng lo ngại. Da khi mất nước do độ ẩm thấp, thời tiết hanh khô hoặc quá nắng nóng đều sẽ dễ xảy ra phản ứng ngứa đỏ. Ngoài ra, làn da có thể tróc các lớp vảy trắng nhỏ, tạo ra những vết nứt nẻ và nếu quá khô sẽ càng dễ chảy máu.

ngua da
Da khô ráp cũng là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu

Nội tiết tố

Nữ giới khi bị rối loạn hoặc suy giảm nội tiết tố sẽ dễ bị ngứa toàn thân, đây là triệu chứng phản ứng sinh lý thường gặp trong thời kỳ chị em mang thai, giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Nếu có cách chăm sóc cơ thể phù hợp, tình trạng sẽ thuyên giảm khá tốt.

Vết côn trùng cắn

Muỗi, nhện, rệp, ve và một số loại côn trùng thường gặp đều gây ngứa da với các nốt sần đỏ rất rõ ràng. Với các loại ve và rệp, ngứa ngáy có thể xuất hiện trên diện rộng, mức độ ngứa dữ dội hơn so với muỗi đốt thông thường.

Căng thẳng tâm lý

Tâm lý cũng là yếu tố gây ra tình trạng ngứa da. Khi tinh thần trong trạng thái căng thẳng, lo lắng áp lực, nhiều người sẽ có cảm giác ngứa, giống kiến bò và muốn cào gãi liên tục. Theo đó, càng gãi càng khiến các vết ngứa lan rộng, bệnh nhân có thể bị ngứa râm ran toàn thân.

Bệnh lý khác

Ngoài các yếu tố ở trên, ngứa da cũng có thể xảy ra bởi một số vấn đề sức khỏe gồm: Bệnh liên quan tới tuyến giáp, tiểu đường, bệnh sùi mào gà, giang mai, lậu, HIV/AIDS, cơ thể thiếu sắt, bị chứng đa hồng cầu... Các cơn ngứa xảy ra ở tay, chân, cổ hoặc toàn thân tùy vào tình trạng bệnh của từng người.

Đối tượng ngứa da

Ngứa da có thể bị ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, trong đó những người dễ bị ảnh hưởng nhất gồm có:

  • Người cao tuổi, khả năng miễn dịch không đủ.
  • Nữ giới mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.
  • Người có cơ địa mẫn cảm.
  • Các trường hợp sinh sống hoặc làm việc ở môi trường ô nhiễm.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý nền về da, thận, gan.

Triệu chứng ngứa da

Ngứa da có các biểu hiện rất rõ ràng, cụ thể, xảy ra ở một bộ phận trên cơ thể hoặc cũng có khả năng bị toàn thân, triệu chứng như sau:

  • Vùng da có các vết mẩn đỏ, có thể bắt đầu bằng cảm giác ngứa nhẹ, sau đó tăng dần mức độ.
  • Da xuất hiện tình trạng khô, tróc vảy, nứt nẻ, thậm chí hình thành các nốt mụn nước ửng đỏ.
  • Làn da sần sùi, biểu hiện ngứa có thể lan rộng từ một vị trí nhỏ ra toàn thân.
  • Các cơn ngứa sẽ tùy vào nguyên nhân khởi phát để diễn tiến trong thời gian ngắn hoặc dài. Có bệnh nhân chỉ bị ngứa trong vài giờ, có người bị trong nhiều ngày.
  • Đặc biệt, ở một số trường hợp đặc biệt, nếu cào gãi hoặc tiếp xúc với nước, gió, cơn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.

ngua da
Ngứa dễ dàng lan rộng toàn thân

Biến chứng ngứa da

Ngứa da có gây ra tổn thương nặng nề cho da nếu như chậm trễ điều trị. Theo đó, những người bị ngứa bởi các vấn đề bệnh lý sẽ dễ xảy ra các biến chứng, nhiễm trùng nghiêm trọng trên da. Càng cào gãi càng làm tế bào da bị tổn thương, xuất hiện trầy xước và là điều kiện thuận lợi cho nhiều vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể mắc bội nhiễm da, để lại nhiều sẹo, tổn thương lâu dài và khó có thể loại bỏ hoàn toàn.

Chẩn đoán ngứa da

Khi tới bệnh viện thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra với các giai đoạn sau:

Thông tin triệu chứng: 

Các bác sĩ sẽ khai thông thông tin về các dấu hiệu ngứa ngáy bệnh nhân đang gặp phải. Trong đó cần xác định được vị trí khởi phát cơn ngứa, tần suất, mức độ và diện tích ngứa ngáy, có dấu hiệu phát ban toàn thân hay không.

Ngoài ra, các thông tin về những loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng cũng cần được ghi lại để có những đánh giá chi tiết nhất. Như vậy, có thể xác định bước đầu những nguyên do gây kích thích bùng phát cơn ngứa .

Kiểm tra dịch tễ: 

Nhằm xác định trong gia đình bệnh nhân có đang xuất hiện các ca bệnh ngứa ngáy, tổn thương da và có dấu hiệu truyền nhiễm. Các yếu tố công việc, môi trường sống và thói quen sinh hoạt.

Sau đó, bệnh nhân sẽ được yêu cầu làm kiểm tra toàn diện nhằm xác định những dấu hiệu có vai trò chẩn đoán như sau:

  • Cơ thể thường xuyên đổ mồ hôi dù không lao động nặng, cân nặng sụt giảm, thường xuyên có cảm giác lồng ngực như đang đánh trống.
  • Làn da khô ráp, ngày càng mất nước, bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm.
  • Thị lực giảm tạm thời, óc cảm giác ngứa, râm ran trong mắt, chân tay tê yếu.
  • Bệnh nhân rụng nhiều tóc một cách bất thường, ăn uống không ngon miệng.
  • Da vàng, sườn bên phải đau nhức, đi tiểu nhiều và khát nước liên tục.

Đánh giá tình trạng thể chất:

Các bác sĩ quan sát chi tiết hơn tình trạng của làn da, ghi nhận các dấu hiệu tổn thương, mức độ ảnh hưởng cũng như tìm kiếm các triệu chứng nhiễm trùng thứ phát. Trong trường hợp có hạch, khả năng cao bệnh nhân đã mắc ung thư.

Ngoài các biện pháp chẩn đoán trên, người bệnh còn được yêu cầu thực hiện một số kiểm tra xét nghiệm như: Xét nghiệm tuyến giáp, thận, gan, xét nghiệm máu và chụp X-quang ngực.

Bệnh nhân nếu phát hiện có các dấu hiệu sau cần lập tức tới bệnh viện thăm khám:

  • Chân tay tê yếu, thường có cảm giác ngứa râm ran từ sâu bên trong.
  • Da chuyển vàng, thường xuyên bị đau bụng.
  • Cân nặng sụt giảm đột ngột, thường uể oải, mệt mỏi, dễ đổ mồ hôi vào ban đêm.
  • Đi tiểu liên tục nhiều lần và khát nước.

ngua da
Các bác sĩ sẽ áp dụng những biện pháp thăm khám chi tiết để đánh giá bệnh

Điều trị ngứa da

Ngứa da có nhiều cách chăm sóc khác nhau, để điều trị sẽ có thuốc Tây, Đông y và một số mẹo trong dân gian, kết hợp cách chăm sóc làn da hàng ngày như sau:

Thuốc Tây y

Tây y có các loại thuốc điều trị ngứa da, bao gồm cả nhóm thuốc toàn thân và nhóm tại chỗ. Cụ thể gồm:

  • Thuốc bôi tại chỗ cho tác dụng giảm các cơn ngứa ngay tức thì, đẩy lùi viêm nhiễm, hạn chế các dấu hiệu kích ứng da. Thuốc có thể là dạng kem hoặc gel, lotion. Trong đó nổi bật nhất là Corticosteroid, Camphor, Pramoxine, Capsaicin.
  • Nhóm toàn thân: Bao gồm các loại thuốc cho tác dụng kiểm soát cơn ngứa trên diện rộng, đặc biệt kháng Histamin là nhóm thuốc cần thiết trong các đơn điều trị của người bệnh. Hiện nay, Loratadine, Cetirizine và Fexofenadine sử dụng vào ban ngày. Cholestyramine, Doxepin, Gabapentin, Naltrexone,... sẽ dùng vào ban đêm để có thể phát huy một cách tốt nhất.
  • Đối với những trường hợp bệnh nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc tiêm.

ngua da
Các loại thuốc bôi dùng rất phổ biến

Chăm sóc vệ sinh da

Trong suốt quá trình điều trị ngứa da, cần đảm bảo làn da luôn được giữ vệ sinh sạch sẽ, bệnh nhân chăm sóc như sau:

  • Luôn tắm với nước mát hoặc nước có độ ẩm vừa phải, điều này sẽ giúp các cơn ngứa ngáy có thể dịu đi tốt hơn.
  • Không dùng các loại tẩy rửa có tính tẩy mạnh hoặc nhiều hương liệu, các sản phẩm này sẽ làm cho tình trạng ngứa và kích ứng trên da trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không gian sống cần đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh thay ga, chăn và gối thường xuyên, nên tạo độ ẩm phù hợp trong phòng.
  • Thời gian này cần tránh các bộ đồ bó chặt, đồ không thấm hút mồ hôi.
  • Tắm rửa đều đặn hàng ngày, đặc biệt sau khi vận động mạnh bị đổ nhiều mồ hôi.

Thuốc Đông y

Thuốc Đông y có khá nhiều liệu trình giảm ngứa ngáy hiệu quả, có thể sử dụng một số bài thuốc sau:

Bài thuốc số 1: 

  • Dược liệu: Bạc hà, đương quy, băng phiến, khổ sâm, sà sàng tử.
  • Cách dùng: Thuốc đem rửa sạch sẽ, cho vào trong ấm sắc với lượng nước vừa đủ trong  khoảng 30 phút. Sau đó bệnh nhân chắt thuốc ra dùng để ngâm rửa vùng da đang tổn thương, mỗi ngày thực hiện đều đặn 2 lần.

Bài thuốc số 2:

  • Dược liệu: Đương quy, hoàng tinh, băng phiến, hoa tiêu, khổ sâm, bạch tiên trì, đương quy, sà sàng tử, thấu cốt tử thảo, bạc hà, địa phu tử.
  • Cách dùng: Rửa sạch các vị thuốc rồi cho vào ấm sắc khoảng 20 phút, sau đó phần thuốc đem ngâm rửa trực tiếp để làm giảm cơn ngứa một cách tốt nhất.

Bài thuốc số 3:

  • Dược liệu: Đương quy, phòng phong, sà sàng tử, kinh giới, khổ sâm, bạch tiên bì, ngải diệp.
  • Cách dùng: Thuốc sắc cùng 4 lít nước, đợi sôi đều trong khoảng 15 - 20 phút, sau đó chắt phần nước, thêm nước sạch và tắm toàn thân. Ở những vùng chân, tay, có thể ngâm trong khoảng 20 phút.

ngua da
Bài thuốc Đông y trị ngứa da tận gốc

Mẹo dân gian

Trong dân gian có một số mẹo chữa ngứa da ở thể nhẹ với cách làm khá đơn giản như:

  • Lô hội: Dùng phần thịt trắng trong lô hội để thoa đều lên khu vực da đang ngứa ngáy. Lưu ý cần rửa sạch lớp nhựa vàng trước khi dùng. Để lớp lô hội khô tự nhiên trên da rồi sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Các cơn ngứa sẽ dịu đi đáng kể, da bớt khô sần và bong tróc, các tổn thương lành lại nhanh hơn.
  • Trà xanh: Lá trà xanh đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút rồi cho vào nồi nấu cùng lượng nước vừa đủ. Sau đó lấy nước trà hòa thêm nước sạch và tắm đều đặn hàng ngày. Ngoài ra, có thể pha trà uống cũng sẽ giúp dịu da, hạn chế ngứa ngáy rất tốt.
  • Hương nhu: Chuẩn bị lượng vừa đủ hương nhu, rửa sạch, sau đó vò cho nát nhẹ và bỏ vào nồi nước nấu sôi. Phần nước thu được sẽ chấm thoa đều lên các vị trí đang ngứa ngáy. Các hoạt chất trong hương nhu sẽ giúp giảm tình trạng kích ứng, không còn cảm giác ngứa khó chịu.

Phòng tránh ngứa da

Để phòng tránh tình trạng ngứa da, có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc, bảo vệ cơ thể theo cách sau:

  • Luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, lựa chọn các bộ trang phục thoáng mát, chất vải mềm mại, dễ co giãn và có khả năng thấm hút tốt.
  • Đảm bảo không gian sống và làm việc sạch sẽ, không tích tụ bụi bẩn hay các loại nấm mốc.
  • Nên dùng các sản phẩm vệ sinh và chăm sóc da có thành phần thân thiện, lành tính, hạn chế hương liệu nhiều hoặc những chất dễ gây dị ứng. Không nên sử dụng các loại kem trộn, các mỹ phẩm không rõ nguồn gốc sẽ rất dễ gây hại cho làn da.
  • Hạn chế thức khuya, căng thẳng hay stress lo lắng kéo dài. Nên phân chia thời gian nghỉ ngơi phù hợp để cơ thể có đủ thời gian hồi phục năng lượng sau một ngày dài làm việc.
  • Những người có cơ địa mẫn cảm nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: Phấn hoa, nước hoa, lông động vật, xà phòng, một số loại chất tẩy rửa.
  • Nên tránh các thực phẩm hải sản hoặc thịt đỏ gây dị ứng cho cơ thể. Các chất kích thích cũng là yếu tố tăng nguy cơ khởi phát ngứa da ở những cơ địa nhạy cảm.
  • Bạn hãy ăn uống nhiều rau củ xanh, các thực phẩm có lợi cho cơ thể, giúp thanh nhiệt và giải độc. Trong đó, trà hoa cúc, đậu đen, nước ép cam, quýt,... đều rất có lợi.

Ngứa da có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó bệnh nhân cần chủ động tới các cơ sở y tế thăm khám, để bác sĩ tiến hành xác định mức độ bệnh ký và phương án điều trị phù hợp. Ngoài ra, cần tuân thủ đúng liệu trình thuốc, vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày và đảm bảo luôn có chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp. Như vậy bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng nhất.

Nhờ sử dụng bài thuốc mề đay Đỗ Minh hàng ngàn bệnh nhân đã thoát khỏi mề đay, dị ứng từ cấp đến mãn tính, không trường hợp nào gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc.[ĐỪNG BỎ LỠ]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *