Viêm mũi xuất tiết là bệnh lý có biểu hiện thế nào, xảy ra do những nguyên nhân gì và làm sao để điều trị hiệu quả? Thực tế, hiện nay vẫn có không ít bệnh nhân chưa thật sự hiểu rõ về tình trạng này, từ đó gây ra những sai lệch trong cách chăm sóc cơ thể, khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Định nghĩa viêm mũi xuất tiết
Viêm mũi xuất tiết là bệnh lý tổn thương ở khu vực mũi, bệnh nhân chảy nhiều dịch nhầy, gây cản trở quá trình hô hấp, tắc nghẽn mũi rất khó chịu. Bệnh có thể khởi phát bởi vấn đề thời tiết hoặc do khu vực sinh sống có điều kiện môi trường không được đảm bảo.
Bất cứ đối tượng nào cũng có thể mắc viêm mũi xuất tiết và bệnh hoàn toàn có nguy cơ xảy ra các biến chứng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh. Khi gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ cần nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám kịp thời.
Nguyên nhân viêm mũi xuất tiết
Bệnh viêm mũi xuất tiết được xác định xảy ra bởi các yếu tố như vi khuẩn, các dị nguyên hoặc sự thay đổi của môi trường, hệ miễn dịch suy giảm.
- Sức đề kháng kém: Những ai có cơ địa yếu, sức đề kháng không đủ tốt đều rất dễ bị bệnh. Bởi cơ thể không đủ khả năng chống lại các yếu tố gây hại từ bên ngoài, từ đó gây ra viêm mũi cùng nhiều dạng bệnh lý tai mũi họng khác.
- Thời tiết, môi trường: Môi trường sống của bệnh nhân có quá nhiều bụi bẩn, ô nhiễm không khí và nguồn nước. Cùng với đó là những sự thay đổi thất thường của thời tiết liên tục trong thời gian ngắn, cơ thể thích nghi không kịp sẽ dễ khiến bệnh bùng phát, bệnh nhân bị các loại vi khuẩn, virus tấn công gây tổn thương niêm mạc mũi, họng, xoang.
- Vi khuẩn: Một yếu tố nữa cũng rất thường gặp ở những bệnh nhân bị viêm mũi xuất tiết đó là vi khuẩn tấn công. Trong môi trường sống hàng ngày tồn tại rất nhiều loại vi khuẩn, chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và tấn công gây bệnh, đặc biệt khi bạn đang có sức khỏe không tốt.
- Các yếu tố dị nguyên: Một số loại phấn hoa, lông động vật, các chất tẩy rửa, vật liệu vải có thể gây da dị ứng, kích thích hình thành viêm mũi xuất tiết, viêm mũi dị ứng, viêm xoang,... Đây là nguyên nhân khá nhiều người gặp phải hiện nay.
Đối tượng viêm mũi xuất tiết
Bệnh viêm mũi xuất tiết sẽ gặp nhiều nhất ở những trường hợp sau đây:
- Người có hệ miễn dịch kém, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi.
- Bệnh nhân có bệnh nền dị ứng, mẫn cảm.
- Người làm việc hoặc sống tại những khu vực nhiều khói bụi, khí độc hại, các loại hóa chất ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.
Triệu chứng viêm mũi xuất tiết
Bệnh viêm mũi xuất tiết thường có các triệu chứng rất rõ ràng nhưng khiến nhiều người nhầm sang các chứng bệnh ốm vặt thông thường khác. Cụ thể biểu hiện là:
- Đau rát họng: Bệnh nhân xuất hiện cảm giác khô họng, đau rát họng, muốn uống nước liên tục. Nguyên do bởi lượng chất nhầy ở mũi tiết ra rất nhiều, kéo tràn xuống họng gây viêm nhiễm tổn thương. Vì vậy họng sẽ luôn trong trạng thái khó chịu, ăn uống đều không ngon miệng.
- Xuất hiện cơn ho: Khi bị viêm mũi xuất tiết, bệnh nhân cũng thường gặp phải các cơn ho khan, ho kéo dài làm họng càng đau rát hơn. Bệnh nhân sẽ thấy vướng víu cổ họng ngay cả khi nuốt nước bọt, miệng khô đắng.
- Mũi sung huyết: Vùng niêm mạc mũi do bị tổn thương sẽ xảy ra tình trạng sung huyết, mũi tấy, phù nề và đỏ ửng. Phần niêm mạc bị dịch nhầy bao kín khiến bệnh nhân luôn có cảm giác ngứa ngáy ở trong mũi.
- Đau nhức đầu: Bệnh lý này cũng gây ra tình trạng đau nhức đầu khá thường gặp hiện nay. Bệnh nhân xuất hiện các cơn đau nhói đau nhức nửa đầu hoặc cả đầu mức độ ngày càng tăng dần nếu không chữa trị kịp thời.
- Các triệu chứng khác: Viêm mũi xuất tiết còn gây ra tình trạng hắt hơi liên tục, hơi thở của bạn cũng có mùi hôi khá khó chịu. Ngoài ra, bệnh nhân dễ sốt cao thường xuyên, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, khiến sức khỏe tổng thể suy giảm đi nhiều.
Biến chứng viêm mũi xuất tiết
Bệnh viêm mũi Xuất tiết có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu chữa chậm chữa trị sai cách hoặc chủ quan không điều trị bệnh nhân có thể gặp phải những hậu quả sau:
- Biến chứng tại mắt: Khi bệnh nhân bị viêm mũi xuất tiết bởi các loại vi khuẩn tấn công, lúc này bệnh sẽ có thể kéo theo các biến chứng tại mắt do vi khuẩn ngày càng phát triển mạnh mẽ. Theo đó, các tổn thương thường gặp nhất có thể kể tới là áp xe tại mí mắt, viêm mắt, tắc tuyến lệ, thị lực bị suy giảm đáng kể. Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân bị ảnh hưởng đáng kể.
- Biến chứng tại não: Quá trình vi khuẩn, virus tấn công vào vùng mũi sẽ nhanh chóng phát triển mạnh mẽ sang những khu vực xung quanh. Khi này, não có thể bị tấn công và xảy ra nhiều tổn thương nghiêm trọng. Trong đó, bệnh lý viêm màng não là biến chứng dễ gặp nhất ở những người mắc viêm mũi xuất tiết. Đồng thời ,hệ thống thần kinh của bệnh nhân bị tổn thương nặng nề, gần như không còn khả năng khôi phục.
- Các chứng bệnh liên quan tới tai mũi họng: Viêm họng mãn tính xơ teo, viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan, đều là những bệnh lý có thể xảy ra khi bệnh nhân không chữa trị sớm chứng viêm mũi xuất tiết. Đồng thời, có thể mắc viêm tai giữa gây mất khả năng nghe, trực tiếp cản trở các hoạt động lao động và sinh hoạt hàng ngày.
Chẩn đoán viêm mũi xuất tiết
Khi bệnh nhân tới bệnh viện thăm khám viêm mũi xuất tiết, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và cận lâm sàng.
Trước tiên, bệnh nhân sẽ cần cung cấp những thông tin như: Bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở mũi từ lúc nào, có tái phát thường xuyên không, tần suất giữa các đợt tái phát. Cùng với đó là những yếu tố từ môi trường sống, điều kiện sinh hoạt, lao động hoặc bệnh lý nền.
Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số kiểm tra nội soi, chiếu chụp để đưa ra được kết luận chính xác nhất về viêm mũi xuất tiết. Dựa vào mức độ cũng như tình hình sức khỏe thực tế của người bệnh, phác đồ điều trị chi tiết sẽ được xây dựng.
Điều trị viêm mũi xuất tiết
Bệnh viêm mũi xuất tiết có thể điều trị bằng các phương pháp của Y học hiện đại, Y học cổ truyền hoặc mẹo dân gian được lưu truyền từ xa xưa.
Thuốc Tây y chữa viêm mũi xuất tiết
Tây y cung cấp nhiều loại thuốc điều trị viêm mũi xuất tiết cho hiệu quả rất nhanh chóng, tác động rõ rệt, giúp bệnh nhân hồi phục đáng kể.
Một số thuốc thường được dùng để điều trị gồm có:
- Nhóm thuốc kháng Histamin: Được sử dụng với mục đích ngăn chặn cơ thể tiếp tục tăng sinh các histamin, khiến những phản ứng dị ứng của hệ miễn dịch nghiêm trọng hơn. Từ đây, tình trạng viêm mũi xuất tiết có thể dịu đi nhanh chóng, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Có thể uống các thuốc như: Loratadin,Desloratadin, Cetirizin,…
- Thuốc Corticoid: Đây cũng là nhóm thuốc từ dùng rất phổ biến trong các phác đồ điều trị bệnh viêm mũi xuất tiết hiện nay. Thuốc có tác dụng giảm biểu hiện xung huyết, kháng viêm, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời phục hồi những vùng niêm mạc bị tổn thương ở trong mũi. Tuy cho hiệu quả cao, nhưng thuốc không thể sử dụng trong thời gian dài vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe bệnh nhân. Có thể dùng thuốc theo dạng xịt hoặc nhỏ trực tiếp vào mũi, tiêu biểu là những loại thuốc như: Flixonase, collydexa, polydexa.
- Nhóm thuốc chống sung huyết và co mạch: Với các triệu chứng co mạch, phù nề niêm mạc tại họng gây ra cảm giác vướng víu, đau rát hoặc mũi bị nghẹt, chảy nước mũi liên tục, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc chống sung huyết và co mạch, tác dụng của thuốc mạnh mẽ tức thì. Thuốc thường dùng sẽ là Napthasolin 0,5%, Ephedrin 1%, Naphazolin, Xylometazolin.
Nhìn chung, các loại thuốc Tây điều trị viêm mũi xuất tiết đều cho tác dụng rất rõ rệt, mạnh mẽ, hiệu quả. Người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, không còn triệu chứng ngứa ngáy, sưng phù hoặc chảy nước mũi liên tục. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, thuốc phải sử dụng đúng với chỉ dẫn của bác sĩ. Tự ý thay đổi đơn thuốc, lạm dụng thuốc chữa viêm mũi đều sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí là bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, sẽ rất khó khăn cho quá trình chữa trị về sau.
Các biện pháp hiện đại khác
Bệnh viêm mũi xuất tiết còn có thể điều trị bằng một số biện pháp cho tác dụng khá tốt như sau:
- Điện di với dung dịch Novocain nồng độ 5%.
- Thực hiện chiếu các tia sóng ngắn vào vùng mũi để làm giảm sung huyết, đẩy lùi tổn thương niêm mạc, nghẹt mũi hoặc sổ mũi.
- Trong một số trường hợp có thể chữa viêm mũi xuất tiết bằng khí dung.
- Với những ca bệnh nghiêm trọng hơn, các bác sĩ có thể chỉ định dùng cote điện để đốt cuốn mũi. Lúc này bệnh sẽ được xử lý một cách tốt nhất.
Đây đều là những phương pháp điều trị bệnh viêm mũi xuất tiết khi quá trình dùng thuốc của bệnh nhân không cho kết quả như mong đợi, bệnh không thuyên giảm, ngày càng có chiều hướng chuyển xấu. Bệnh nhân có thể bị mất khứu giác hoàn toàn, gây cản trở quá trình hô hấp và dễ xuất hiện nhiều biến chứng sang các bộ phận lân cận.
Thuốc Đông y
Đông y cũng có khá nhiều bài thuốc điều trị viêm mũi xuất tiết tận gốc, hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân khá hiệu quả gồm:
Bài thuốc số 1:
- Dược liệu: Đẳng sâm, ngũ vị tử, rễ đinh lăng, đậu ván, ý dĩ, ké đầu ngựa, mã đề, bạch chỉ, bạc hà, kinh giới.
- Cách sử dụng: Tất cả các vị thuốc đem rửa sạch sẽ rồi cho vào nồi, thêm khoảng 800ml nước lọc nấu cho tới khi sôi cạn còn 200ml. Bệnh nhân uống thuốc vào buổi sáng và trưa trước lúc ăn, duy trì đều đặn hàng ngày cho tới khi bệnh khỏi hẳn.
Bài thuốc số 2:
- Dược liệu: Thông bạch, ké đầu ngựa, gừng tươi, bạch chỉ, đại táo, quế chi, mã đề, kinh giới.
- Cách sử dụng: Cho thuốc vào ấm sắc cùng 6 bát nước. Bệnh nhân đợi khi nước thuốc cạn đi 2/3 sẽ dừng lại. Nước thuốc lấy ra chia thành các bước sáng, trưa, tối. Nếu nước thuốc đã nguội, nên hâm ấm lại trước khi dùng sẽ giúp bệnh nhân trên giảm khó chịu nhanh hơn.
Bài thuốc số 3:
- Dược liệu: Lá dâu, kinh giới, kim ngân hoa, bạc hà, sài đất, cam thảo, mã đề, ké đầu ngựa, cúc tần.
- Cách sử dụng: Dùng 800ml nước sắc cùng với lượng thuốc đã chuẩn bị. Nước thuốc thu về sẽ uống hết trong ngày, nếu như để qua đêm, phần thuốc sẽ bị giảm hiệu quả rất nhiều.
Mẹo dân gian
Trong dân gian có khá nhiều mẹo điều trị viêm mũi xuất tiết tương đối đơn giản, cách thực hiện nhanh gọn như:
- Dùng nước muối: Bệnh nhân hãy sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý mua tại các nhà thuốc, đem xịt trực tiếp vào bên trong mũi với thiết bị hỗ trợ chuyên dụng. Cần xịt sao cho nước muối có thể tràn vào trong khoang xoang, từ đó đưa dịch nhầy chảy ra bên ngoài tốt hơn. Đặc biệt, đây là phương pháp có thể giúp đẩy cả dịch viêm mủ ra bên ngoài. Mỗi ngày nên thực hiện phương pháp này từ 1 đến 2 lần để nhanh chóng tạo sự thông thoáng cho mũi.
- Tỏi và mật ong: Người bệnh chuẩn bị 1 đến 2 củ tỏi, bóc hết lớp vỏ và rửa cho sạch bụi bẩn. Sau đó đem xay nhuyễn tỏi, thêm một chút nước lọc rồi ép phần nước cốt. Chúng ta tiếp tục hòa nước cốt tỏi với một thìa mật ong thành hỗn hợp thật đều, bệnh nhân lấy dung dịch này nhỏ trực tiếp 1 đến 2 giọt vào trong mũi. Mỗi ngày nên duy trì 2 đến 3 lần để nhanh chóng thấy sự thuyên giảm của bệnh.
- Xông hơi: Hãy chuẩn bị các loại dược liệu gồm: Nghệ, tỏi, lá lốt, lá bạc hà, bạch đàn, quế. Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi nước nấu sôi. Sau đó bệnh nhân dùng khăn bông sạch và lớn trùm kín đầu cùng nồi nước đã chuẩn bị. Không nên để mặt quá gần nồi sẽ dễ bị bỏng. Xông hơi cho tới khi nước nguội hoàn toàn là được.
Phòng tránh viêm mũi xuất tiết
Để phòng tránh bệnh viêm mũi xuất tiết một cách tốt nhất chúng ta cần áp dụng những biện pháp như sau:
- Luôn đảm bảo không gian sống được vệ sinh sạch sẽ đều đặn tránh để bụi bẩn và các loại nấm mốc học vi khuẩn có cơ hội sinh sôi phát triển.
- Vào những ngày thời tiết trở lạnh, cần giữ ấm cho cơ thể bằng quần áo, giày dép, gang tay, mũ, khẩu trang, khăn len,...
- Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt nếu bạn phải tới những nơi có nhiều bụi bẩn, không khí bị nhiễm hóa chất độc hại.
- Cần có chế độ ăn uống đảm bảo cân bằng các dưỡng chất, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và các thành phần quan trọng khác. Sức khỏe ổn định sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa viêm mũi xuất tiết và nhiều bệnh lý khác tốt hơn.
- Nên tập luyện thể dục thể thao thông qua những bộ môn thích hợp với khả năng của bản thân.
- Có thời gian nghỉ ngơi phù hợp, hạn chế lao lực, căng thẳng stress quá độ.
Viêm mũi xuất tiết không còn là chứng bệnh hiếm gặp hiện nay. Nếu bạn nhận thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường, nên sớm tới bệnh viện thăm khám. Ngoài ra, cần đảm bảo thực hiện đúng chỉ dẫn điều trị từ bác sĩ để chăm sóc sức khỏe an toàn nhất. Không nên tự ý mua thuốc về chữa tại nhà sẽ rất dễ gây ra nhiều biến chứng, tác dụng phụ nguy hại, làm bệnh ngày càng nặng hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!