Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Tai mũi họng | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Array

Bệnh viêm xoang thuộc một trong những bệnh lý tai mũi họng rất phổ biến hiện nay, xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Theo đó, các tổn thương do bệnh gây ra sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống sinh hoạt hàng ngày, đồng thời có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy cụ thể cần phải điều trị bệnh như thế nào, cách phòng ngừa ra sao?

Định nghĩa bệnh viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng tổn thương ở khu vực xoang, các niêm mạc xảy ra viêm nhiễm dẫn tới tắc hốc xoang. Về lâu dài, bệnh có thể chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính với các triệu chứng đau nhức, khó thở, chảy dịch mũi nhiều.

Theo mức độ, có thể phân chia viêm xoang thành cấp tính, bán cấp và mãn tính như sau:

  • Thể cấp tính: Bệnh nhân thường bị viêm xoang trong khoảng một vài tuần, các dấu hiệu thường gặp nhất sẽ là chảy nước mũi, khó thở, đau đầu, đau vùng quanh mắt, mũi, chủ yếu do virus học vi khuẩn gây nên.
  • Thể bán cấp: Bệnh thường kéo dài trong khoảng 2 đến 3 tháng, các dấu hiệu tuy không nghiêm trọng như những đợt viêm xoang cấp tính nhưng sẽ dễ dàng chuyển sang giai đoạn mãn tính.
  • Thể mãn tính: Bệnh viêm xoang khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ bị nhiều tháng trong năm, tái phát liên tục, các triệu chứng gần như tương tự hai giai đoạn trước và sẽ dễ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Về vị trí bị viêm xoang cụ thể các khu vực có khả năng bị bệnh gồm:

  • Xoang sàng: Nằm ở vùng sau mặt, trong khu vực hốc mũi các triệu chứng viêm xoang ở vị trí này sẽ không quá rõ rệt.
  • Xoang bướm: Là phần xoang nằm trong xương bướm, thường có các triệu chứng viêm nhiễm tương đối phức tạp, thậm chí có nguy cơ đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân.
  • Xoang trán: Vùng xoang nằm ở khu vực trán, dễ có các cơn đau lan sang ra  xung quanh, ảnh hưởng tới cả mắt của bệnh nhân.
  • Xoang hàm trên: Thuộc khu vực sau xương gò má, có kích thước lớn nhất trong số những loại sang cạnh mũi.
  • Đa xoang: Bệnh sẽ xảy ra đồng loạt ở nhiều vị trí xoang khác nhau, khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi khó chịu.

benh viem xoang
Bệnh viêm xoang có thể xảy ra ở nhiều vị trí

Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang

Các nguyên nhân được xác định gây ra bệnh viêm xoang thường gặp nhất hiện nay là:

  • Cơ địa mẫn cảm: Những người có cơ địa hay bị dị ứng, mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết, lông động vật, phấn hoa, đồ ăn hay một số loại thuốc thường có nguy cơ bị viêm xoang cao. Do quá trình phản ứng quá mức của hệ miễn dịch gây ảnh hưởng trực tiếp tới các lỗ xoang.
  • Miễn dịch và đề kháng kém: Cơ thể sẽ không đủ sức để chống đỡ lại các tác nhân gây viêm nhiễm tại xoang nếu như hệ miễn dịch quá yếu, không có khả năng đề kháng. Lúc này, nhiều bệnh lý liên quan tới đường hô hấp đều có thể hình thành.
  • Bị chấn thương: Bệnh viêm xoang cũng có thể hình thành khi vùng mũi xoang bị chấn thương, va đập mạnh, gây ra các mảnh xương vụn, máu tụ, sưng phù nề, làm tắc lỗ xoang, dịch nhầy bị ứ đọng ở trong.
  • Vi khuẩn và virus tấn công: Các hốc xoang nếu bị vi khuẩn, virus hoặc một số loại nấm gây bệnh xâm nhập sẽ nhanh chóng bị viêm nhiễm, ứ đọng dịch nhầy. Lỗ thông xoang tắc nghẽn và xuất hiện các triệu chứng khó thở đau nhức.
  • Vệ sinh cơ thể sai cách: Khi chúng ta không có các biện pháp chăm sóc, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mũi sẽ bị tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, các yếu tố độc hại từ môi trường bên ngoài. Về lâu dài, đây chính là điều kiện thuận lợi để hình thành các phản ứng viêm nhiễm trong hốc xoang.
  • Bơi lội nhiều: Thực tế, bơi lặn là một bộ môn rất tốt để chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, trong nước hồ bơi thường có lượng Clo lớn, nếu chúng ta tiếp xúc với chất này trong thời gian dài có thể xảy ra tình trạng sưng tấy các hốc xoang, xoang bị viêm nhiễm và chảy nhiều dịch.

benh viem xoang
Các loại vi khuẩn có thể gây ra viêm nhiễm

Đối tượng mắc bệnh viêm xoang

Bệnh viêm xoang thường sẽ xảy ra ở những đối tượng sau đây:

  • Người có Polyp mũi hoặc cấu trúc vách ngăn chảy ra dị thường.
  • Bệnh nhân có hệ miễn dịch sức đề kháng quá yếu.
  • Người hen suyễn mắc bệnh nhiễm trùng tại nướu, răng.
  • Các trường hợp có cơ địa quá mẫn cảm dễ dị ứng.

Triệu chứng bệnh viêm xoang

Các dấu hiệu của bệnh viêm xoang tương đối dễ nhận biết, cụ thể như sau:

  • Bệnh nhân xuất hiện các cơn đau nhức xảy ra ở bên gò má, khu vực trán hoặc hai bên thái dương, đau nhức có thể tăng dần theo thời gian.
  • Dịch mũi đột nhiên xuất hiện nhiều, chảy cả xuống họng, chất dịch thường có màu vàng, xanh, mùi hôi khá khó chịu ,đôi khi có kèm mủ.
  • Mũi thường trong tình trạng tắc nghẽn, khó thở, ngứa ngáy, dễ bị hắt hơi. Đồng thời khứu giác bị giảm đi đáng kể, bệnh nhân khó nhận biết được các mùi hương, đôi lúc không thể ngửi thấy bất cứ mùi gì.
  • Giấc ngủ ban đêm bị cản trở khá nhiều vì các cơn ho kéo dài, ho thành từng quãng.
  • Vùng quanh mắt của bệnh nhân cũng có cảm giác đau nhức khó chịu, gây hạn chế  khả năng quan sát.
  • Đồng thời, viêm xoang còn gây ra tình trạng răng đau nhức, hơi thở có mùi hôi, làm bệnh nhân tự ti trong các hoạt động giao tiếp hàng ngày.

benh viem xoang
Mũi thường tắc nghẽn và đau nhức

Biến chứng bệnh viêm xoang

Theo thời gian, nếu không có các biện pháp điều trị hiệu quả, viêm xoang có thể gây ra không ít biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh. Ví dụ như:

  • Biến chứng tại đường hô hấp, mạch máu hoặc tai.
  • Nhiễm trùng có nguy cơ xảy ra tại xương khớp, gây viêm mô tế bào và viêm tủy xương vô cùng nguy hiểm.
  • Bệnh nhân có khả năng mắc các bệnh lý như viêm túi lệ, áp xe mắt, viêm ổ mắt, viêm dây thần thần kinh thị giác sau nhãn cầu. Đây đều là những  biến chứng ở mắt rất đáng lo ngại.
  • Biến chứng viêm màng não nhiễm trùng não áp xe não có thể đe dọa từ tính mạng của bệnh nhân.

Chẩn đoán bệnh viêm xoang

Quá trình chẩn đoán bệnh viêm xoang sẽ trải qua bước thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng.

Thăm khám lâm sàng: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hỏi về thời điểm bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ viêm xoang, mức độ cũng như tần suất. Đồng thời, khai thác các yếu tố liên quan tới tiền sử bệnh lý cùng với điều kiện sống của người bệnh.

Thăm khám cận lâm sàng:

  • Nội soi tai mũi họng: Để quan sát được chi tiết tình trạng của xoang.
  • Chụp CT: Nhằm xác định mức độ viêm nhiễm của xoang, các nguyên nhân gây ra viêm xoang nếu có dấu hiệu của lệch vách ngăn hoặc Polyp mũi.
  • Xét nghiệm dịch mũi: Phần dịch mũi của bệnh nhân sẽ được lấy ra đem đi nuôi cấy, nhằm tìm kiếm các loại nấm, vi khuẩn hoặc virus gây bệnh.
  • Xét nghiệm dị ứng: Được thực hiện với mục đích tìm ra các nguyên nhân gây dị ứng dẫn tới viêm xoang.

Điều trị bệnh viêm xoang

Viêm xoang cần phải được điều trị sớm và đúng cách với các biện pháp phù hợp. Hiện nay, bệnh nhân có thể chữa bằng Tây y, Đông y, mẹo dân gian.

Thuốc Tây y

Thuốc Tây được sử dụng với mục đích đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của viêm xoang, kết hợp từ nhiều loại thuốc khác nhau.

  • Nhóm thuốc kháng sinh: Thường sử dụng khi bệnh nhân ở giai đoạn viêm xoang cấp. Thuốc cho tác dụng tác dụng giảm đau nhức, chảy dịch nhầy khá nhanh chóng, kích thích làm lành các khu vực niêm mạc bị tổn thương bởi vi khuẩn gây ra.
  • Thuốc chống dị ứng: Nếu bệnh nhân được xác định mắc viêm xoang do dị ứng các yếu tố từ môi trường bên ngoài.
  • Thuốc giảm đau: Nhằm đẩy lùi những cơn đau nhức tại các hốc xoang khi viêm nhiễm tái phát.
  • Nhóm thuốc co mạch: Bao gồm con mạch tại chỗ và toàn thân, nhằm đưa mủ xoang ra ngoài dễ dàng hơn, giảm sưng phù niêm mạc, tạo sự thông thoáng cho các lỗ xoang.
  • Thuốc Corticosteroid: Nếu bệnh có các dấu hiệu nghiêm trọng hơn, nhóm thuốc này sẽ được chỉ định để cho tác dụng cao nhất. Thuốc giảm cơn đau nhức, giảm tắc nghẽn xoang cùng nhiều triệu chứng liên quan nhưng chỉ được phép dùng trong thời gian ngắn.

Nhìn chung, các loại thuốc này đều cho hiệu quả rất cao tác động nhanh chóng tới niêm mạc xoang. Nhưng nếu lạm dụng, bệnh nhân hoàn toàn có thể bị tác dụng phụ gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như cản trở quá trình điều trị bệnh. Do đó, cần hết sức nghiêm túc sử dụng thuốc theo đúng những hướng dẫn và phải thông báo với bác sĩ nếu phát hiện các biểu hiện khác thường sau khi uống thuốc.

benh viem xoang
Thuốc Tây trị bệnh viêm xoang kết hợp từ nhiều loại

Phẫu thuật viêm xoang

Cùng với việc sử dụng các loại thuốc bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật khi thuộc một trong những ca dưới đây:

  • Dù đã dùng nhiều phác đồ thuốc khác nhau nhưng viêm xoang không thuyên giảm vẫn tiếp tục kéo dài và tái phát thường xuyên.
  • Cấu trúc mũi của bệnh nhân bất thường, bị Polyp mũi vách, ngăn to gây tổn thương tới các hốc xoang.
  • Bệnh nhân đã xuất hiện một số biến chứng ảnh hưởng tới thần kinh thị giác và các bộ phận khác.

Thuốc Đông y

Bệnh nhân có thể sử dụng một số liệu trình điều trị viêm xoang theo hướng Đông y với các thảo dược tự nhiên dưới đây.

Bài thuốc số 1:

  • Dược liệu: Chi tử, kim ngân hoa, hồ tẩm tử, ngư tinh thảo, chư cao mẫu, dương cửu.
  • Cách dùng: Bệnh nhân sắc thuốc với khoảng 600ml nước, khi nước thuốc sôi sẽ hạ nhỏ lửa, để liu diu cho đến khi cạn bớt còn khoảng 300ml. Phần nước thuốc uống vào các buổi sáng, trưa và tối đều đặn hàng ngày cho đến khi viêm xoang đã được kiểm soát.

Bài thuốc số 2:

  • Dược liệu: Ké đầu ngựa, mạch môn đông, kim ngân hoa, tân di, sinh địa, đan bì, huyền sâm, hoàng cầm.
  • Cách dùng: Thuốc sắc cùng với 6 chén nước cho đến khi sôi cạn còn hai bát, nên dùng thuốc lúc ấm, uống thành 3 bữa mỗi ngày.

Bài thuốc số 3:

  • Dược liệu: Sinh khương, bạch truật, ngũ vị tử, đẳng sâm, cam thảo, tang bạch bì, hà thủ ô, quế chi, ké đầu ngựa, xuyên khung, hoàng kỳ, bán hạ chế, đẳng sâm, bạch chỉ, bạch thược.
  • Cách dùng: Bệnh nhân sắp mỗi ngày một thang thuốc với 1 lít nước, phần nước thuốc uống 3 bữa cho tới khi hết liệu trình.

benh viem xoang
Bài thuốc Đông y trị bệnh khá an toàn

Mẹo dân gian

Một số mẹo dân gian thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm xoang phổ biến từ xa xưa tới nay gồm:

Mật ong:

  • Cách 1: Bệnh nhân pha một cốc nước mật ong và chanh uống mỗi ngày hai lần.
  • Cách 2: Bóc tỏi, thái thành các miếng mỏng hoặc đập dập, sau đó ăn kèm mật ong trước mỗi bữa ăn cơm.
  • Cách 3: Chuẩn bị một vài củ gừng, rửa sạch rồi thái mỏng, đem ngâm cùng mật ong để ăn mỗi ngày.

Nghệ tươi: 

  • Cách 1: Lấy một củ nghệ tươi, rửa sạch cho hết đất bẩn, sau đó thái miếng và xay nhuyễn hoặc giã nát. Ép phần nước cốt nghệ và nhỏ trực tiếp vào mũi mỗi ngày 1 lần.
  • Cách 2: Dùng một thìa tinh bột nghệ trộn một thìa mật ong, bệnh nhân ngậm hỗn hợp này trong miệng khoảng 3 phút và nuốt.

Lá chanh: 

  • Chuẩn bị một nắm lá chanh rửa sạch và đem đi phơi khô.
  • Hàng ngày, bệnh nhân lấy lá chanh nấu sôi cùng với lượng nước vừa đủ để súc miệng, nhằm tạo sự thông thoáng cho hốc xoang và khu vực tai mũi họng.

Phòng ngừa bệnh viêm xoang

Nên áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm xoang theo hướng dẫn như sau:

Với trẻ nhỏ:

  • Phụ huynh cần vệ sinh mũi cho các con đều đặn và đúng ,nên dùng nước muối để làm sạch khoang mũi.
  • Trong phòng nên đặt các thiết bị tạo độ ẩm để tránh tình trạng không khí quá khô.
  • Không nên đưa trẻ đi tắm hồ bơi thường xuyên, ngâm mình dưới bể bơi lâu để tránh bị nhiễm Clo, gây ảnh hưởng tới các hốc xoang.
  • Khi ra ngoài cần phải cho trẻ đeo khẩu trang, đặc biệt tránh đến những nơi không khí ô nhiễm nhiều khói bụi.
  • Phụ huynh cũng lưu ý không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc, vì đây là nguyên do gây ra nhiều bệnh lý ở đường hô hấp.
  • Nếu bé có các dấu hiệu ngạt mũi, sổ mũi, các biểu hiện bất thường ở tai mũi họng dai dẳng, cần đưa đến bệnh viện để được điều trị một cách tốt nhất.

Đối với người trưởng thành:

  • Nên từ bỏ thói quen hút thuốc hoặc tránh đến những nơi có nhiều khói thuốc, không khí ô nhiễm, hóa chất có hại, các yếu tố dễ gây kích ứng tới hệ thống hô hấp nói chung và xoang nói riêng.
  • Với những người có cơ địa mẫn cảm, tránh tiếp xúc với các loại phấn hoa, lông động vật, nước hoa. Ngoài ra, tránh tùy ý sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh khi chưa biết bản thân có bị kích ứng bởi các thành phần trong thuốc hay không.
  • Không gian sống cũng cần phải giữ sạch sẽ, vệ sinh dọn dẹp thường xuyên, duy trì độ ẩm ở mức độ phù hợp. Nếu không khí quá khô, bạn hãy dùng máy tạo ẩm và uống nước lọc đầy đủ hàng ngày.
  • Luôn giữ ấm cho cơ thể đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh Ngoài ra nếu mắc các bệnh lý nhiễm trùng tại đường hô hấp cần nhanh chóng điều trị dứt điểm để không gây di chứng sang các hốc xoang.

Bệnh viêm xoang ngày nay càng có nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng rõ các biện pháp điều trị, chăm sóc như thế nào tốt nhất. Mong rằng, những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về bệnh lý. Ngoài ra, cần chủ động trong việc thăm khám, thực hiện đúng những chỉ dẫn từ bác sĩ, tránh tự ý xin đơn thuốc của bệnh nhân khác hoặc tự mua thuốc về chữa tại nhà, vì nguy cơ bị biến chứng hoặc xảy ra các tác dụng phụ là rất lớn.

BannerTMH-ĐMĐ-7
Bài thuốc viêm xoang, viêm mũi dị ứng của chúng tôi là phương pháp hơn 150 năm tuổi, nhưng đến nay vẫn được xem là cách chữa hiệu quả, được giới thiệu trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày – VTV2, trở thành bí quyết của +150.000 người bệnh. Để hiểu rõ hơn về bài thuốc này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *