Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Array

Nổi mề đay thuộc nhóm bệnh lý da liễu rất thường gặp, có nhiều biểu hiện gây tổn thương rõ rệt trên làn da. Hiện nay, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp điều trị của Tây y, Đông y và mẹo dân gian. Chi tiết các thông tin mời bạn tiếp tục tham khảo trong phần nội dung dưới đây.

Định nghĩa nổi mề đay

Nổi mề đay là dạng tổn thương xảy ra bởi các yếu tố tác động tới làn da, lớp trung bình bị phù với các triệu chứng nổi sần, ngứa ngáy và ửng đỏ. Bệnh có thể xuất hiện trong vài giờ hoặc kéo dài hàng tuần khi không có biện pháp khắc phục kịp thời. Bệnh tuy không truyền nhiễm giữa người với người nhưng có thể tái phát thường xuyên nếu chăm sóc kém.

Ngoài ra, để dễ dàng hơn cho việc chăm sóc và điều trị, mề đay được phân chia thành cấp tính và mãn tính.

  • Nổi mề đay cấp tính: Bệnh có các triệu chứng xuất hiện và dịu đi nhanh chóng, chỉ trong khoảng vài ngày.
  • Nổi mề đay mãn tính: Thường kéo dài trong nhiều tuần, các đợt bùng phát lặp lại liên tục và ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.

Về vị trí khởi phát, mề đay có thể bắt đầu từ mọi bộ phận trên cơ thể, sau đó dần lan ra các phạm vi lớn hơn, lúc này bệnh nhân có thể bị nổi toàn thân. Trong đó những nơi thường gặp nhất gồm:

  • Tay: bệnh nổi mề đay ở tay có thể lan rộng ra khắp hai cánh tay và kéo tràn qua cổ, ngực, vai.
  • Chân: Chủ yếu phần bắp chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy, bệnh nhân sẽ thấy mề đay lan khắp chân tương đối nhanh chóng.
  • Cổ: Vùng da cổ và khá nhạy cảm, mề đay sẽ càng có những biểu hiện nặng hơn, người bệnh bị khó chịu hơn.
  • Mông: Là nơi khá bí, dễ đổ mồ hôi và thường chịu nhiều ma sát, bệnh khởi phát tại vị trí này sẽ gây cản trở rất nhiều cho các hoạt động hàng ngày của người bệnh.
  • Mặt: Nổi mề đay ở mặt thường xuất hiện theo dạng rải rác các nốt, bệnh nhân vừa ngứa ngáy, vừa tự ti khi giao tiếp xã hội.

noi me day
Nổi mề đay có thể xảy ra ở toàn thân

Nguyên nhân nổi mề đay

Nổi mề đay sẽ xảy ra khi cơ thể bị các yếu tố dị nguyên tấn công. Cụ thể nguyên nhân là:

  • Bị các loại vi khuẩn tấn công gây ra nhiễm trùng ở đường tiết niệu, bệnh viêm họng và nhiều thể tổn thương khác bởi các loại nấm khuẩn.
  • Lạm dụng thuốc, dùng sai các loại thuốc điều trị gây ra tình trạng dị ứng, các tác dụng phụ xuất hiện, trong đó có nổi mề đay.
  • Bệnh nhân bị dị ứng với các loại phấn hoa, nước hoa, lông động vật, nấm mốc, vải vóc và có thể bị côn trùng cắn.
  • Ăn phải một số thực phẩm gây dị ứng do cơ địa quá mẫn cảm, thường sẽ là các loại hải sản và đậu phộng, sữa, trứng.
  • Sử dụng các sản phẩm sữa tắm, chất tẩy rửa chứa các thành phần gây hại cho làn da.
  • Cơ thể tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ không khí thay đổi đột ngột, từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại, thân nhiệt không thích nghi kịp thời và xảy ra các phản ứng tức thì.
  • Cơ thể có sự thay đổi nội tiết quá lớn hoặc do có các bệnh lý tự miễn gây tổn thương cho làn da.

Bệnh nổi mề đay xuất hiện khi cơ thể gặp các tác nhân gây dị ứng, kích thích các phản ứng miễn dịch quá mẫn của cơ thể, chất Histamin sản sinh với lượng lớn sẽ nhanh chóng gây ra các tác động dây chuyền, làm làn da hình thành vết sần, đỏ và ngứa ngáy khó chịu.

noi me day
Sữa tắm chứa nhiều hương liệu hoặc chất kích ứng sẽ gây phát ban trên da

Đối tượng nổi mề đay

Nổi mề đay có thể xảy ra ở mọi đối tượng, trong đó các trường hợp dễ mắc bệnh nhất gồm:

  • Nữ giới đang mang thai: Sự thay đổi nội tiết tố gây ra nhiều phản ứng lớn trên cơ thể, dễ dàng mắc mề đay cùng nhiều vấn đề khác.
  • Trẻ nhỏ: Hệ miễn dịch chưa hoạt động ổn định, các hoạt động chức năng còn yếu kém nên mẫn cảm cao hơn với các yếu tố dễ gây dị ứng ngoài môi trường.
  • Người có cơ địa mẫn cảm: Là nhóm đối tượng rất dễ bị nổi mề đay bởi các yếu tố tác động từ môi trường sống.

Triệu chứng nổi mề đay

Bệnh nổi mề đay có những triệu chứng tương đối dễ nhận biết, cụ thể là:

  • Làn da xuất hiện các vùng đỏ, có thể rải rác hoặc tập trung thành những mảng lớn, màu sắc xen lẫn hồng nhạt.
  • Da bắt đầu ngứa ngáy râm ran, sau đó mức độ ngứa tăng dần, càng cào gãi càng cảm giác bị ngứa hơn.
  • Da sần và có thể bị sưng phù, nếu không chữa trị sớm, các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Vùng mí mắt, môi, cổ họng có thể xuất hiện triệu chứng sưng phù, gây cản trở hoạt động ăn nhai, giao tiếp.
  • Các dấu hiệu dễ tái phát liên tục và có thể trở nặng hơn khi tiếp tục gặp những tác nhân gây dị ứng.

noi me day
Da hình thành các mảng đỏ và ngày càng nổi sần

Biến chứng nổi mề đay

Nổi mề đay có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khi chữa trị sai hoặc chậm trễ, ví dụ như:

  • Sốc phản vệ: Bệnh nhân có thể sốc phản vệ khi mê đay gây cản trở đường khí quản, giảm huyết áp, hô hấp khó khăn. Thậm chí cấp cứu chậm trễ còn gây ra tử vong vô cùng nguy hiểm.
  • Phù mạch: Bệnh nhân sẽ có hiện tượng phù mạch khá rõ ràng khi hệ miễn dịch hoạt động quá rối loạn. Thậm chí trong vòm họng cũng có thể xảy ra sưng phù.
  • Lở loét da: Khi bệnh nhân bị nổi mề đay thường sẽ có thói quen cào gãi. Làn da trầy xước tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương, nhiễm trùng, mề đay càng ngày lan rộng và sẽ gây khó khăn trong quá trình điều trị về sau.
  • Suy tuyến giáp: Nổi mề đay có khả năng gây ra suy tuyến giáp vì tình trạng rối loạn tự miễn mất kiểm soát, các hoạt động chức năng ở cơ quan này bị ảnh hưởng nặng nề và đáng lo ngại.
  • Sức khỏe suy giảm: Bệnh nổi mề đay vừa tác động tới làn da, vừa làm giảm sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Cơ thể dễ rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi, mất sức lực, tâm lý tự ti mặc cảm càng làm người bệnh cảm thấy khó chịu và miễn dịch yếu hơn.

Chẩn đoán nổi mề đay

Khi tới bệnh viện thăm khám, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các thủ tục thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để có kết quả đánh giá chi tiết. Theo đó, trước tiên cần khai thác tiền sử bệnh, tính chất công việc, cơ địa có thuộc nhóm mẫn cảm hay không, có mắc các bệnh lý nền liên quan tới suy giảm miễn dịch.

Sau đó, một số xét nghiệm chi tiết cần được thực hiện như: Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang, xét nghiệm RAST, xét nghiệm lấy da, xét nghiệm protein phản ứng C và kiểm tra máu. Qua đây có thể tìm ra yếu tố dị nguyên gây nổi mề đay cũng như đánh giá mức độ tổn thương của làn da, từ đó phác đồ chữa trị sẽ được xây dựng chi tiết.

Điều trị nổi mề đay

Nổi mề đay có thể chữa bằng mẹo dân gian, thuốc Đông y hoặc Tây y tùy theo mức độ bệnh cũng như chỉ dẫn của các bác sĩ.

Thuốc Tây chữa nổi mề đay

Với Tây y, các loại thuốc sẽ được kết hợp với liều lượng phù hợp để kiểm soát lượng Histamin cũng như xử lý các vùng da nổi mề đay nhanh chóng. Những thuốc thường dùng là:

Nhóm thuốc kháng Histamin:

Sử dụng trong mọi liệu trình điều trị nổi mề đay hiện nay, cho tác dụng kiểm soát H1 nhanh chóng, hạn chế những phản ứng quá mẫn ở hệ miễn dịch, giảm các cơn ngứa ngáy rất rõ rệt. Bệnh nhân thường sẽ được chỉ định uống Fexofenadine (Allegra), Desloratadine (Clarinex), Fexofenadine (Allegra), Loratadine (Claritin). Thuốc dùng từ liều thấp tới cao và nên sử dụng trước lúc đi ngủ vào buổi tối.

Thuốc corticosteroid:

Với bệnh nhân bị nổi mề đay ở giai đoạn nặng, thường sẽ có thuốc corticosteroid trong đơn điều trị nhằm giảm các cơn ngứa ngáy. Những biểu hiện sưng sần và ửng đỏ trên da đều cải thiện một cách rõ rệt, tuy nhiên không thể dùng trong thời gian dài vì sẽ dễ gây ra các tác động tiêu cực cho sức khỏe tổng thể.

Thuốc chẹn thụ thể H2:

Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc chẹn thụ thể H2 theo dạng uống, tiêm tùy từng trường hợp bệnh nhân. Thuốc dùng nhiều nhất sẽ là famotidine (Pepcid) cùng cimetidine (Tagamet HB).

Thuốc trị hen suyễn:

Gồm có montelukast (Singulair), zafirlukast (Accolate). Thường kết hợp cùng với thuốc kháng Histamin H1 để nâng cao hiệu quả điều trị nổi mề đay, phát huy tác dụng nhanh chóng trong việc đẩy lùi các cơn ngứa ngáy, mẩn đỏ, các nốt sần không còn lan rộng đi khắp cơ thể.

Thuốc ức chế hệ miễn dịch:

Cho tác dụng cản trở các rối loạn trong hệ miễn dịch, ổn định các phản ứng quá mẫn và điều hoạt động về trạng thái thông thường. Bệnh nhân có thể sử dụng nhóm tacrolimus (Astagraft XL, Protopic, Prograf) hoặc cyclosporine (Gengraf, Neoral).

Thuốc chống trầm cảm:

Có thể sử dụng để kiểm soát các cơn căng thẳng lo lắng ở bệnh nhân khá tốt nhưng dễ gây buồn ngủ.

noi me day
Thuốc trị nổi mề đay kê đơn theo liều lượng từng người khác nhau

Thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y cho tác dụng tốt đối với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân thông qua nguồn dược liệu tự nhiên an toàn, lành tính. Những bài thuốc dùng nhiều nhất là:

Bài thuốc 1:

  • Các vị thuốc: Kinh giới, phòng phong, kim ngân, cỏ mực, chi tử, nam hoàng bá, cam thảo đất, đương quy, huyền sâm,...
  • Cách dùng: Các vị thuốc cho vào ấm sắc với lượng nước khoảng 1 lít đến khi sôi cạn bớt ⅔. Chắt lấy nước thuốc uống đều đặn mỗi ngày 3 bữa để giảm mề đay tốt nhất.

Bài thuốc 2:

  • Các vị thuốc: Xương bồ, độc hoạt, tế tân, cát cánh, đương quy, thương nhĩ, xuyên khung, thục địa, bạch chỉ, cam thảo.
  • Cách dùng: Thuốc rửa sạch rồi cho vào ấm sắc với 5 bát nước. Đợi cạn còn 1 bát sẽ ngừng sắc và lấy ra uống khi còn ấm. Mỗi ngày duy trì 1 thang.

Bài thuốc 3:

  • Các vị thuốc: Hạ khô thảo, sài hồ, rau má, ngân hoa, ngải diệp, tang ký sinh, đơn mặt trời, bồ công anh, quế, kiện, cam thảo đất.
  • Cách dùng: Thuốc sắc mỗi thang với 7 bát nước, cho tới khi còn khoảng 2 bát, bệnh nhân chắt thuốc ra và uống hết trong ngày, không để thuốc qua đêm tới hôm sau gây giảm chất lượng.

Mẹo dân gian

Với các trường hợp bị mề đay thể nhẹ, có thể tham khảo một số cách chữa đơn giản của dân gian như sau:

  • Lô hội: Chuẩn bị một nhánh lô hội tươi, cắt bỏ hết phần vỏ và rửa sạch lớp nhựa vàng. Sau đó xay nhuyễn hoặc giã nát rồi đắp lô hội lên vùng da đang bị ngứa. Sau khi lớp gel khô lại sẽ rửa sạch bằng nước ấm. Mỗi ngày nên đắp 1 - 2 lần.
  • Lá hẹ: Bệnh nhân chuẩn bị lượng lá hẹ vừa đủ, ngâm nước muối loãng 15 phút rồi rửa sạch với nước. Đem lá giã nát, thêm muối trắng trộn đều rồi đắp lên da. Hãy cố định hỗn hợp bằng bông gạc, qua 30 phút sẽ gỡ ra và vệ sinh da sạch sẽ. Ngoài ra có thể dùng lá hẹ nấu nước tắm mỗi ngày cũng rất tốt.
  • Kinh giới: Lá kinh giới hái lượng vừa đủ, ngâm rửa với nước muối vào cho vào nồi nấu sôi. Nước kinh giới thu được đem ngâm rửa tay chân và  những vùng bị nổi mề đay. Có thể dùng lá kinh giới pha trà uống cũng sẽ cho tác dụng tương tự.

noi me day
Lá hẹ cho khả năng giảm ngứa tốt

Phòng tránh nổi mề đay

Nổi mề đay có thể phòng ngừa bằng những biện pháp đơn giản dưới đây:

  • Luôn vệ sinh làn da sạch sẽ, ưu tiên các bộ đồ có chất liệu vải mềm mại, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Không nên mặc đồ bó sát, đặc biệt khi đi ngủ.
  • Nên hạn chế tiếp xúc với những khu vực có độ ẩm thấp, nhiều nấm mốc, những nơi ô nhiễm bụi bẩn, nhiều hóa chất độc hại.
  • Luôn đảm bảo không gian sinh hoạt sạch sẽ, vệ sinh đều đặn hàng tuần, tránh để nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi. Cần thay chăn, ga gối, màn thường xuyên.
  • Những người có cơ địa nhạy cảm nên hạn chế tiếp xúc với các loại lông động vật, phấn hoa, nước hoa, các yếu tố dễ gây dị ứng cho làn da.
  • Không nên uống cà phê, bia, rượu hay các đồ uống dễ kích thích các phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc chữa bệnh tại nhà khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt nhóm thuốc giảm đau và kháng sinh sẽ rất dễ gây phát ban, nổi mề đay nếu uống quá liều, sau liều hoặc kết hợp sai thuốc.
  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp, ít hương liệu, không chứa các thành phần gây hại hoặc dễ làm da bị kích ứng.
  • Khi dùng các chất tẩy rửa cần đeo găng tay và đồ bảo hộ phù hợp để bị dính trực tiếp các hóa chất lên da.
  • Có chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung nhiều dưỡng chất có tác dụng bồi bổ cơ thể, hỗ trợ tốt cho hoạt động đào thải độc tố, duy trì sự ổn định cho hệ miễn dịch và sức đề kháng. Nên ăn nhiều trái cây tươi, các loại rau củ và thịt cá.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên với những bộ môn phù hợp với thể lực. Đây là cách giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, kích thích thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố khỏi thận, gan và giúp hệ thống tuần hoàn máu duy trì ổn định hơn.
  • Nếu xuất hiện các chứng bệnh da liễu, cần điều trị sớm, dứt điểm ngay từ đầu. Tránh để bệnh ngày càng phát triển nặng sẽ dễ gây ra biến chứng nổi mề đay và nhiều vấn đề khác.

Nổi mề đay là tình trạng tổn thương da liễu rất thường gặp, có thể bùng phát mạnh mẽ trên khắp cơ thể, gây ra sự tự ti, mặc cảm cho người bệnh. Để chữa trị tốt nhất, bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế thăm khám, lắng nghe những chỉ dẫn từ bác sĩ. Luôn uống thuốc theo đúng liều lượng, vệ sinh thân thể sạch sẽ kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp. Như vậy, bệnh sẽ thuyên giảm nhanh, hạn chế xảy ra biến chứng nguy hiểm, da phục hồi một cách tốt nhất.

Banner-ĐMĐ-210305-01
Cứ 10 trẻ thì có 2 – 3 bé mắc bệnh mề đay, không chỉ gây ra những cơn ngứa khó chịu và mệt mỏi, nếu không điều trị kịp thời, đúng cách bệnh còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, sốc phản vệ,… Những năm qua tỷ lệ cha mẹ đưa trẻ tìm đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường để khám, sử dụng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh ngày càng gia tăng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *