Ngứa Gót Chân Có Nguy Hiểm Không? Làm Thế Nào Để Điều Trị?

Ngứa gót chân dù không đe dọa tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Nhiều người gặp hiện tượng này thường chủ quan không tìm biện pháp chữa trị, để bệnh tiến triển nghiêm trọng gây ra nhiều hệ lụy. Để nắm rõ nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng ngứa ngáy ở gót chân, bạn đọc có thể tham khảo nội dung dưới đây.

Ngứa gót chân là bệnh lý gì?

Gót chân là bộ phận có lớp da tương đối dày, ít bị kích ứng hơn những vùng da khác trên cơ thể, tuy nhiên rất nhiều người thường xuyên bị ngứa gót chân. Cơn ngứa ngáy có thể xuất hiện thường xuyên, liên tục và kéo dài dai dẳng không hết.

Người mắc bệnh ngứa gót chân thường xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Phần gót chân ngứa liên tục, lan rộng đến những vùng khác và người bệnh muốn gãi nhiều.
  • Trên da xuất hiện mẩn đỏ.
  • Người bệnh có cảm giác châm chích như có kiến đang bò ở chân.
  • Da khô, bong tróc, khi sờ vào cảm thấy sần sùi.
  • Nhiều trường hợp xuất hiện mụn nước kích thước to hoặc nhỏ khác nhau, khi gãi sẽ gây vỡ mụn và đau rát.
Ngứa gót chân là hiện tượng phổ biến ở mọi đối tượng
Ngứa gót chân là hiện tượng phổ biến ở mọi đối tượng

Nguyên nhân gây ngứa gót chân thường gặp

Rất nhiều người bị ngứa gót gót chân nhưng không biết lý do tại sao nên khó tìm biện pháp xử lý và phòng ngừa. Dưới đây là những bệnh lý và yếu tố gây ra tình trạng ngứa gót chân:

Nấm da chân

Nấm da chân hình thành do vi khuẩn, vi nấm tấn công, có thể lây nhiễm từ người sang người thông qua tiếp xúc thông thường. Triệu chứng của bệnh là những cơn ngứa rát kèm mụn nước nhiều, da ửng đỏ, thậm chí nổi mảng bong tróc. Nấm da chân nếu không được xử lý từ sớm sẽ lan rộng ra cả bàn chân và những bộ phận khác.

Bệnh ghẻ gây ngứa gót chân

Ngứa gót chân có thể là triệu chứng của bệnh ghẻ. Đây là bệnh lý do chân tiếp xúc với môi trường ô nhiễm chứa ký sinh trùng sarcoptes scabiei. Loại ký sinh trùng này có thể đào tổ, đẻ trứng ngay trên lớp sừng của da, do đó người bệnh có biểu hiện nổi mẩn đỏ, xuất hiện mụn nước, các nốt sần gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Á sừng

Khi bị á sừng, ngoài cảm giác ngứa ngáy, người bệnh còn thấy rõ tình trạng gót chân nứt nẻ, các lớp da dày lên, khô ráp, bong tróc. Bệnh á sừng khó điều trị dứt điểm, thường tái phát nhiều lần trong năm. Đặc biệt cảm giác ngứa do á sừng không dữ dội, chỉ râm ran, bứt rứt khiến người bệnh khó chịu. Bệnh lý này thường trở nặng khi thời tiết lạnh, hanh khô, lúc này gót chân sẽ nứt, toác, rỏ máu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Á sừng khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, da nứt nẻ
Á sừng khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, da nứt nẻ

Bệnh mề đay

Mề đay là bệnh da liễu phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào. Người bệnh mề đay sẽ thấy xuất hiện những nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy tại một số bộ phận hoặc khắp cơ thể, bao gồm cả bàn chân. Đây chính là lý do nhiều người bị ngứa gót chân.

Ngứa gót chân do tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa có thể gây ra hiện tượng ngứa gót chân. Ban đầu bạn sẽ thấy những nốt mụn mọc lốm đốm trên da và dần lan thành từng mảng dày đặc. Đáng chú ý là bệnh tổ đỉa dù nghiêm trọng cũng không vượt qua giới hạn ở cổ chân và cổ tay. Bạn có thể phân biệt tổ đỉa với những bệnh lý khác đó là mụn nước của tổ đỉa dày, sờ vào có cảm giác sần sùi, cộm, khó vỡ.

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa cũng được xem là nguyên nhân ngứa gót chân. Người bệnh thấy bàn chân của mình trở nên khô ráp, nổi mẩn đỏ li ti kèm theo các triệu chứng của bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng. Bệnh lý này khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, có thể khỏi khi lớn lên.

THAM KHẢO: Dancer 9X chia sẻ kinh nghiệm chữa dị ứng thời tiết “một đi không trở lại” [GÓC CHIA SẺ]

Bệnh lý về gan, thận

Nếu chức năng của gan, thận kém thì lòng bàn tay và gót chân là 2 vị trí chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Do đó khi bị ngứa gót chân có thể là biểu hiện của tình trạng suy gan, suy thận do độc tố trong cơ thể không được đào thải dẫn đến kích ứng, mẩn ngứa.

Nguyên nhân khác

Bên cạnh nguyên nhân bệnh lý, những trường hợp bị ngứa gót chân còn có thể do những yếu tố sau:

  • Không vệ sinh bàn chân, gót chân hàng ngày khiến vi khuẩn hình thành, tích tụ và gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Bị một số loại côn trùng cắn như kiến, ong, muỗi khiến da chân nổi mẩn đỏ, có thể sưng phù kèm theo cảm giác ngứa ngáy.
  • Da ở vùng gót chân bị khô, nứt nẻ do phải chịu áp lực lớn từ cơ thể nhưng không được chăm sóc kỹ.
  • Bệnh nhân tiếp xúc với hóa chất có tính tẩy rửa mạnh gây kích ứng.
  • Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn khói bụi, dị ứng phấn hoa, lông động vật hoặc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Nội tiết tố thay đổi ở tuổi dậy thì hoặc trong quá trình mang thai cũng là nguyên nhân gây ngứa gót chân.
  • Khi thời tiết thay đổi thất thường, mùa đông lạnh hoặc hanh khô khiến chân nứt nẻ, ngứa rát.
Sử dụng mỹ phẩm chứa thành phần độc hại có thể gây ngứa da
Sử dụng mỹ phẩm chứa thành phần độc hại có thể gây ngứa da

Hiện tượng ngứa gót chân có nguy hiểm không?

Các chuyên gia da liễu cho biết ngứa gót chân không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, tuy nhiên lại gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu kèm theo nhiều triệu chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Đặc biệt chân là bộ phận giúp cơ thể di chuyển, nếu hiện tượng ngứa rát, nứt nẻ xảy ra thường xuyên sẽ dẫn đến hoạt động đi lại bị giảm sút đáng kể.

Nếu tình trạng ngứa gót chân không được xử lý đúng cách và kịp thời sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, bội nhiễm, ung thư da. Nhiều trường hợp mắc bệnh da liễu bị ngứa chân sau điều trị để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây ra tâm lý tự ti, căng thẳng, stress.

THAM KHẢO: [FEEDBACK] Quý cô công sở hết ngứa ngáy, không cần kiêng khem nhờ tin dùng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Vì những ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và sinh hoạt, người bệnh nên thường xuyên theo dõi những bất thường ở gót chân và thăm khám bác sĩ da liễu ngay khi xuất hiện các triệu chứng như:

  • Cơn ngứa ngáy xuất hiện liên tục, có xu hướng dữ dội hơn thay vì thuyên giảm bớt dù đã thực hiện nhiều cách điều trị tại nhà.
  • Người bệnh có dấu hiệu sưng viêm, lở loét, nhiễm trùng ở gót chân, bàn chân.
  • Không chỉ ngứa ngáy mà gót chân còn nổi mẩn đỏ, xuất hiện mụn nước nhiều, lan rộng toàn chân cũng như những bộ phận khác.
  • Bệnh nhân bị sốt kèm theo hiện tượng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đau rát chân và khó khăn khi di chuyển.

Ngứa Gót Chân Có Nguy Hiểm Không? Làm Thế Nào Để Điều Trị?

Thăm khám bác sĩ da liễu khi chân có biểu hiện bất thường
Thăm khám bác sĩ da liễu khi chân có biểu hiện bất thường

Trị ngứa gót chân bằng cách nào?

Tùy vào mức độ ngứa gót chân và thời gian bị ngứa mà sẽ có biện pháp chữa trị phù hợp. Bạn có thể áp dụng mẹo dân gian, dùng thuốc Đông y hoặc Tây y để chữa trị. Mỗi cách đều có những ưu nhược điểm riêng:

Chữa ngứa bằng mẹo dân gian

Mẹo dân gian đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm là cách nhiều người lựa chọn khi bị ngứa gót chân. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm trị ngứa vì các mẹo dân gian này không gây ra bất kỳ tác dụng phụ gì, hoàn toàn lành tính, vừa đẩy lùi cảm giác ngứa ngáy, vừa dưỡng da và thư giãn.

  • Ngâm chân bằng nước lá khế chua: Lá khế chua có khả năng kháng khuẩn, giảm sưng tấy, tiêu viêm, chữa ngứa hiệu quả. Để chữa ngứa bằng lá khế chua, bạn chỉ cần giã lá khế với muối rồi đắp vào gót chân, cố định lại bằng gạc khoảng 15 phút xong rửa sạch với nước.
  • Ngâm chân bằng lá trầu không và bồ kết: Cả bồ kết và lá trầu không đều có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và làm dịu da hiệu quả. Khi bị ngứa chân do nhiễm khuẩn, bạn có thể dùng nước đun bồ kết và lá trầu để ngâm rửa chân trước khi đi ngủ. Nên kiên trì thực hiện ít nhất 4 tuần mới có hiệu quả rõ rệt.
Ngâm chân bằng lá trầu không và bồ kết giúp chữa ngứa
Ngâm chân bằng lá trầu không và bồ kết giúp chữa ngứa
  • Đắp tỏi trị ngứa: Chất allicin có trong tỏi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng tấy, giảm bớt cảm giác ngứa ngáy cực tốt. Bạn cắt tỏi thành từng lát mỏng hoặc đập dập rồi đắp lên vị trí da bị ngứa. Dùng băng gạc cố định lại khoảng 30 phút. Sau đó, bỏ gạc ra, dùng lát tỏi tươi chà xát nhẹ nhàng lên gót chân rồi rửa lại với nước ấm.
  • Ngâm chân với nước muối ấm: Ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ cũng giúp cải thiện tình trạng ngứa chân. Trong muối biển có chứa thành phần clorua natri – tiêu diệt vi khuẩn, kháng khuẩn rất tốt. Vừa ngâm chân, bạn vừa massage nhẹ nhàng, dùng tay chà nhẹ vào gót chân để giảm ngứa và làm mềm lớp da dày sừng.

Sau khi thực hiện các mẹo dân gian trị ngứa tại nhà, bạn đừng quên dưỡng ẩm gót chân bằng kem dưỡng hoặc dầu dừa. Nhất là với những người bị ngứa gót chân kèm nứt nẻ khô da thì dưỡng ẩm là việc cực kỳ quan trọng giúp da mềm mại, ít bị kích ứng gây ngứa hơn.

Ngứa Gót Chân Có Nguy Hiểm Không? Làm Thế Nào Để Điều Trị?

Chữa ngứa gót chân bằng thuốc Tây y

Nếu bạn bị ngứa gót chân do các bệnh da liễu kể trên thì dùng thuốc Tây y là biện pháp tối ưu để trị ngứa dứt điểm. Tùy vào mức độ bệnh mà có loại thuốc uống, thuốc bôi hoặc kết hợp vừa uống, vừa bôi sao cho đạt được hiệu quả trị ngứa lâu dài.

Với các bệnh da liễu mãn tính hoặc bệnh nhiễm khuẩn nhẹ, bạn có thể dùng thuốc bôi ngoài da để giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy. Hiện nay có một số loại thuốc bôi, thuốc uống không cần kê đơn dành cho các trường hợp bị ngứa nhẹ như:

  • Thuốc bôi steroid: Thuốc kháng viêm, giảm ngứa, làm lành da, hạn chế bong tróc và nổi mụn ngứa.
  • Thuốc bôi nizoral: Có tác dụng kháng khuẩn, diệt nấm nhanh, giảm bớt cảm giác ngứa ngáy.
  • Thuốc kháng histamin: Thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng phóng thích histamin giúp giảm ngứa nhanh chóng.
  • Thuốc kháng sinh: Thường dùng cho các trường hợp bị ngứa do nhiễm khuẩn, có hiện tượng nhiễm trùng.

Thuốc bôi hay thuốc uống đều nên sử dụng đúng liều lượng, uống đúng thời điểm, không lạm dụng vì tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe. Tốt nhất, trước khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ.

ĐỌC NGAY: Đơn thuốc mề đay toàn kháng sinh hàng triệu đồng – Chiêu “dí đơn” cực nhanh của các phòng khám tư

Người bệnh có thể tham khảo bác sĩ để sử dụng một số loại kem bôi làm lành da
Người bệnh có thể tham khảo bác sĩ để sử dụng một số loại kem bôi làm lành da

Chữa ngứa bằng thuốc Đông y

Thuốc Đông y có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, được nhiều người bệnh lựa chọn khi có biểu hiện ngứa gót chân, nổi mẩn, nóng trong. Để đạt được hiệu quả giảm ngứa lâu dài, hạn chế tái phát, cải thiện sức khỏe toàn diện, người bệnh cần kiên trì sử dụng các bài thuốc Đông y trong thời gian khuyến cáo của thầy thuốc. Vì thuốc có nguồn gốc tự nhiên, cải thiện sức khỏe từ bên trong, không gây tác dụng phụ nên cần thời gian mới cho hiệu quả rõ rệt.

Để chữa ngứa gót chân, bạn có thể tham khảo các bài thuốc Đông y thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm sưng, giảm ngứa có các thành phần dược liệu sau đây:

  • Quế chi: Kích thích tăng tiết mồ hôi, thải độc, trừ hàn, hoạt huyết, giảm đau ngứa
  • Rau má: Lợi tiểu, nhuận gan, thanh nhiệt, giải độc, dưỡng ẩm, mát da, giảm ngứa
  • Cam thảo: Tính bình, vị ngọt, thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, bổ tỳ vị
  • Kinh giới: Vị hơi cay, ấm, có khả năng hạ nhiệt nhẹ, cầm máu, an thần, cải thiện các triệu chứng dị ứng, trong đó có mẩn ngứa
  • Hoàng bá: Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn, tiêu viêm, an thần tả hỏa
  • Bồ công anh: Có tác dụng tán nhiệt, tiêu viêm, thanh trùng, giải độc

THAM KHẢO: Chữa mẩn ngứa, mề đay AN TOÀN, “một đi không trở lại”: Chuyên gia [TIẾT LỘ] cách hay

Nếu bị ngứa mãn tính người bệnh nên dùng thuốc Đông y để chữa trị
Nếu bị ngứa gót chân mãn tính người bệnh nên dùng thuốc Đông y để chữa trị

Hiện tại Nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường chúng tôi có sở hữu bài thuốc ĐỘC QUYỀN đặc trị tình trạng dị ứng gây nổi mẩn ngứa gót chân. Bài thuốc có tên gọi là MỀ ĐAY ĐỖ MINH ra đời từ thế kỷ XIX và hiện đã được truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ Minh, GĐ chuyên môn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Lương y Đỗ Minh Tuấn kế thừa, tối ưu và phát triển toàn diện.

MỀ ĐAY ĐỖ MINH – Bài thuốc “hội tụ” 3 ƯU ĐIỂM VIỆT, được hơn 150.000 người bệnh chứng thực, 100% KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Hiện trên thị trường có rất nhiều bài thuốc nam hỗ trợ điều trị bệnh dị ứng mề đay nhưng bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh chúng tôi vẫn được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Diễn viên Nguyệt Hằng là một trong những bệnh nhân mề đay đã có 2 tháng sử dụng bài thuốc của chúng tôi và đạt kết quả tốt.

CHI TIẾT: Diễn viên Nguyệt Hằng tin tưởng chữa mề đay sau sinh bằng bài thuốc gia truyền 150 năm Đỗ Minh Đường

Nữ diễn viên chia sẻ: “Sau khi sinh, tôi thường xuyên gặp tình trạng nổi mẩn ngứa, dị ứng, ngứa khắp chân và da. Tôi có dùng cả thuốc Tây và mẹo dân gian nhưng bệnh chỉ đỡ được một thời gian ngắn rồi đâu lại vào đấy. Sau đó tôi có chuyển sang thuốc nma và dùng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh. Ban đầu dùng thuốc thì thấy hiệu quả hơi chậm nhưng kiên trì uống hàng ngày thì thấy những nốt mẩn ngứa lặn dần. Tôi dùng hết 2 liệu trình thuốc thì khỏi bệnh”.

Video: Diễn viên Nguyệt Hằng và nhiều người bệnh khác phản hồi về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Không chỉ diễn viên Nguyệt Hằng mà hơn 150.000 người bệnh đã sử dụng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh của chúng tôi.  90% đạt kết quả điều trị tốt và 100% không gặp tác dụng phụ.

THAM KHẢO: [GÓC PHẢN HỒI] Hiệu quả bài thuốc Mề đay Đỗ Minh qua khảo sát và chia sẻ của người bệnh

Phản hồi người bệnh về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Phản hồi người bệnh về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh của chúng tôi được người bệnh tin dùng vì:

CÓ CƠ CHẾ ĐIỀU TRỊ BỆNH RÕ RÀNG

Thuốc đặc trị bệnh mề đay, bổ gan dưỡng huyết, bổ thận giải độc là 3 loại thuốc không thể thiếu trong liệu trình điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa của nhà thuốc chúng tôi. Sở dĩ chúng tôi có nhiều bài thuốc nhỏ như vậy với mục đích “CHIA ĐỂ TRỊ“. Tức là mỗi bài thuốc sẽ tập trung thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt nhưng chung quy lại vẫn thực hiện tổng tấn công vào căn nguyên gây bệnh, loại bỏ bệnh TẬN GỐC và hỗ trợ bồi bổ, nâng cao thể trạng.

Tác dụng cụ thể của từng loại thuốc như sau:

ĐỌC NGAY: Góc nhìn từ chuyên gia, báo chí về bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Tác dụng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

“Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh của chúng tôi sẽ lấy tiêu độc, trừ tà làm cốt lõi, kháng viêm, định thần làm bổ trợ. Nó tác động tới bệnh theo cơ chế SONG TIÊU – ĐỒNG DƯỠNG. Song tiêu là tiêu sưng viêm, tiêu độc, thanh nhiệt, giải độc, đào thải độc tố, cắt đứt triệu chứng bệnh, phục hồi tổn thương trên da. Còn đồng dưỡng là dưỡng huyết, dưỡng tâm, mát gan, bổ thận, tăng cường sức đề kháng, ngừa bệnh tái phát.

Sau khi thăm khám theo TỨ CHẤN CỦA YHCT là VỌNG (nhìn) – VĂN (nghe, ngửi) – VẤN (hỏi) – THIẾT (bắt mạch), tôi hoặc các lương y, bác sĩ tại Nhà thuốc Đỗ Minh Đường sẽ tư vấn LIỆU TRÌNH CÁ NHÂN HÓA phù hợp với thể trạng, cơ địa, tình hình bệnh của mỗi người. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể liên hệ cho chúng tôi bất cứ khi nào cần”, lương y Tuấn chia sẻ.

THẢO DƯỢC SẠCH 100%, không trộn lẫn tân dược, chất bảo quản

Không chỉ riêng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh, tất cả các bài thuốc nam gia truyền của dòng họ Đỗ Minh chúng tôi đều được bào chế từ 100% THẢO DƯỢC SẠCH, có nguồn gốc tại các vườn dược liệu hữu cơ ở Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội). Với bài thuốc nam chữa dị ứng mề đay gây mẩn ngứa gót chân, chúng tôi sử dụng đến gần 50 vị thuốc khác nhau. Mỗi cây thuốc có thành phần dược tính khác nhau nhưng chúng được cân đo đong đếm theo tỷ lệ hợp lý, khi hòa trộn lại với nhau, sẽ tạo thành một thể thống nhất cho tác dụng tốt nhất.

Thành phần bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Chúng tôi cam kết không sử dụng dược liệu bẩn trôi nổi ngoài thị trường. Đặc biệt, chúng tôi cũng không trộn lẫn tân dược và chất bảo quản, do đó, bài thuốc này đảm bảo AN TOÀN, LÀNH TÍNH, KHÔNG GÂY TÁC DỤNG PHỤ. Đó là lý do vì sao ai cũng có thể dùng được bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh.

Thuốc DỄ UỐNG, KHÔNG CẦN ĐUN SẮC

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường chúng tôi đã đầu tư hệ thống NỒI CHƯNG CẤT THUỐC HIỆN ĐẠI hỗ trợ người bệnh bào chế thuốc thành dạng cao, đóng lọ thủy tinh cẩn thận. Mọi quy trình bào chế thuốc được thực hiện cẩn thận nằm đảm bảo giữ nguyên mọi thành phần dược tính có trong từng loại dược liệu. Khi dùng thuốc dạng cao, cơ thể người bệnh sẽ dễ hấp thu hơn, từ đó mang đến hiệu quả điều trị tốt.

Nếu người bệnh quan tâm tới bài thuốc này, hãy liên hệ ngay tới nhà thuốc chúng tôi để được thăm khám và tư vấn liệu trình điều trị phù hợp. Chữa sớm khỏi sớm, đừng để bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng đến khả năng vận động!

Ngứa Gót Chân Có Nguy Hiểm Không? Làm Thế Nào Để Điều Trị?

Lưu ý phòng ngừa ngứa gót chân tại nhà

Để phòng ngừa tình trạng ngứa gót chân tại nhà, ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng, bạn nên chú ý những vấn đề sau:

  • Giữ cơ thể sạch sẽ, đặc biệt vệ sinh bàn chân, gót chân hàng ngày hoặc ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên, tác nhân gây hại.
  • Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn, phấn hoa, lông động vật, hóa chất độc hại, cần dùng ủng bảo vệ chân.
  • Khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh hoặc hanh khô nên đeo tất để giữ ấm chân, đồng thời bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày.
  • Chọn tất được là từ chất liệu cotton và đi giày dép thoải mái, đảm bảo thoáng khí, tránh vi khuẩn tích tụ, phát triển mạnh mẽ.
  • Cần lựa chọn các sản phẩm vệ sinh, chăm sóc có chứa thành phần dịu nhẹ, an toàn, không gây kích ứng da.
  • Bạn hãy xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất, kẽm, omega 3, chất xơ, uống nhiều nước để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại tác nhân gây hại.
  • Tránh xa đồ ăn nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, đồ cay nóng hoặc hải sản nếu cơ địa dị ứng.
  • Có lối sống lành mạnh như không thức khuya, không dùng chất kích thích, rượu bia, giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, stress, chăm chỉ tập thể dục thể thao hàng ngày.
  • Hạn chế cào gãi quá nhiều dẫn đến da bị trầy xước, bong tróc khiến vi khuẩn tấn công gây bội nhiễm, lở loét vô cùng nguy hiểm.
  • Ngay khi thấy ở chân có những dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ da liễu để biết cách xử lý, phòng ngừa từ sớm.

Hiện tượng ngứa gót chân có thể xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn và ở bất kỳ thời điểm nào. Do vậy nhiều người chủ quan không tìm biện pháp cải thiện, về lâu dài gây ra nhiều biến chứng. Hy vọng những thông tin chia sẻ ở bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị bệnh lý này. Đặc biệt chú ý đến cách chăm sóc, vệ sinh, thói quen ăn uống, vệ sinh tại nhà để tránh bệnh hình thành, tái phát, bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Ngứa Gót Chân Có Nguy Hiểm Không? Làm Thế Nào Để Điều Trị?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo