Da Bị Ngứa Châm Chích Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Ngứa da là hiện tượng thường gặp, có liên quan đến bệnh da liễu hoặc một số bệnh về chuyển hóa cơ thể. Ban đầu bệnh chỉ gây cảm giác ngứa ngáy nhẹ, châm chích có thể thuyên giảm sau một vài ngày. Tuy nhiên khi mức độ nghiêm trọng, da bị ngứa châm chích có khả năng gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa ở bài viết dưới đây.

Da bị ngứa châm chích do đâu?

Da bị ngứa châm chích chính là tình trạng da ngứa sâu bên trong da, thường kèm theo các triệu chứng như da khô, sần sùi, bong tróc vảy. Một số trường hợp trên da còn nổi mẩn đỏ dẫn đến cơn ngứa nặng hơn.

Hiện tượng ngứa da kèm theo châm chích có thể hình thành do nhiều nguyên nhân như:

Mề đay mẩn ngứa

Nổi mề đay là tình trạng phản ứng ở mao mạch da khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây hại bên trong hoặc bên ngoài. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh mề đay là do nọc độc côn trùng, thức ăn, lạm dụng thuốc kháng sinh khiến cơ thể sản sinh ra chất histamin, đồng thời kích thích các phản ứng bất thường xảy ra, từ đó lớp trung bình bị sưng phù, ngứa ngáy khó chịu.

Da bị ngứa châm chích có thể do mề đay
Da bị ngứa châm chích có thể do mề đay

Bệnh mề đay mức độ nhẹ thường tự khỏi sau một vài ngày. Một số trường hợp mãn tính dễ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như phù mạch, khó thở, sưng cổ họng, đặc biệt là da bị ngứa châm chích.

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có thể khiến da bị ngứa châm chích, thường khởi phát khi còn nhỏ và biến mất khi trưởng thành, tỷ lệ tái phát khi lớn rất ít. Bên cạnh các biểu hiện đặc trưng là ngứa râm ran gây khó chịu, người bệnh còn bị nổi mụn nước, da khô nứt nẻ, bong tróc vảy.

Tình trạng viêm da cơ địa nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ gây lở loét, nhiễm trùng da, để lại sẹo trên da làm ảnh hưởng đến tình thẩm mỹ. Bệnh lý này có thể tiến triển thành mãn tính, tái phát nhiều lần khi không có biện pháp điều trị đúng cách.

Da bị ngứa châm chích do viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc khá thường gặp, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Tình trạng này dễ bị nhầm lẫn với mề đay với biểu hiện chính là châm chích. Nguyên nhân gây bệnh thường do các chất gây dị ứng hoặc kích ứng như: Kim loại, thuốc bôi, băng dính, chất dẻo, cao su, thực vật hoặc ánh sáng.

Những tổn thương trên da do viêm da tiếp xúc thường khu trú tại vùng da tiếp xúc với tác nhân gây kích thích. Một số trường hợp nặng hơn có da bị mẩn ngứa, lan rộng ra vùng da xung quanh. Thông thường khi được chăm sóc đúng cách, khắc phục kịp thời có thể thuyên giảm sau khoảng 1 – 4 tuần.

Ngứa châm chích ngoài da do viêm da dị ứng tiếp xúc
Ngứa châm chích ngoài da do viêm da dị ứng tiếp xúc

Bệnh tiểu đường

Một trong những nguyên nhân gây ngứa da châm chích là tiểu đường. Với những người có đường huyết tăng cao dễ dẫn đến khô da, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, thậm chí còn xuất hiện tình trạng ứ đọng ure, bilirubin trong máu. Bên cạnh đó, một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường có thể gây ra tác dụng phụ gây ngứa trên da.

Nhiễm giun, sán

Giun sán xuất hiện rất nhiều trong nước sinh hoạt, thực phẩm ăn hàng ngày, vật nuôi trong nhà. Nếu môi trường sống không đảm bảo, đồ ăn thiếu sạch sẽ hoặc không tẩy giun định kỳ có nguy cơ nhiễm giun sán dưới da, trong máu, phổi, gan, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Khi bị bệnh lý này, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những cơn ngứa ngáy liên tục không giảm, thậm chí có cảm giác châm chích làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh gan, thận khiến da bị ngứa châm chích

Gan và thận đóng vai trò thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố ra bên ngoài. Nếu một trong hai cơ quan này gặp vấn đề, không thể thực hiện đúng chức năng khiến cơ thể tích tụ nhiều độc tố, lâu dần bài tiết qua da và gây châm chích. Bên cạnh đó, người bệnh về gan, thận còn thấy những biểu hiện như nổi mụn, đau mạn sườn phải, nổi mẩn đỏ trên da, đau lưng, tiểu đêm nhiều, vàng da, vàng mắt, chân phù to do tích nước, mệt mỏi, sút cân,…

Ngứa da do gan bị suy kém, mất khả năng đào thải độc tố
Ngứa da do gan bị suy kém, mất khả năng đào thải độc tố

Mãn kinh

Mãn kinh cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến ngứa da bị châm chích. Ở giai đoạn này, phụ nữ thay đổi nội tiết tố nhiều, da bị kích ứng gây ra hiện tượng ngứa, kèm theo cảm giác châm chích vì nội tiết tố ở chị em đóng vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất và ổn định các chức năng sinh lý của cơ thể.

Dù hiện tượng ngứa da châm chích chủ yếu xuất hiện ở phụ nữ ngoài 45 tuổi và không quá nguy hiểm những người bệnh vẫn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn hướng xử lý phù hợp.

Mắc bệnh u Lympho tế bào T

U Lympho tế bào T thường gặp nhất ở người trong độ tuổi trung niên, khoảng 45 – 55 tuổi với các triệu chứng đặc trưng là ngứa da châm chích, nổi bạch, thiếu máu, sốt, ra mồ hôi đêm, nhiễm khuẩn, viêm loét, giảm cân không rõ nguyên nhân.

Bệnh u Lympho tế bào Y hình thành do virus HIV, EBV hoặc do nhiễm phóng xạ, nhiễm độc màu da cam dioxin, suy giảm hệ miễn dịch. Hiện tượng này tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó người bệnh không nên chủ quan, cần sớm thăm khám.

Ngứa da châm chích có nguy hiểm không?

Được biết, ngứa da không phải bệnh lý, đây chỉ là biểu hiện của một số bệnh da liễu hoặc bệnh chuyển hóa trong cơ thể, gây ngứa ngáy trên da, không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên khi cơn ngứa châm chích kéo dài liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của người bệnh, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Một số trường hợp cào gãi nhiều khiến da trầy xước, chảy máu, tăng nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng.

Ngứa da kéo dài gây mất thẩm mỹ, có nguy cơ bội nhiễm
Ngứa da kéo dài gây mất thẩm mỹ, có nguy cơ bội nhiễm

Vì thế người bệnh nên sớm thăm khám nếu cơn ngứa ngáy dai dẳng không khỏi hoặc khi gặp các biểu hiện sau:

  • Ngứa châm chích xảy ra toàn thân.
  • Ngứa kéo dài trên 2 tuần, tăng dần về mức độ, ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ, sinh hoạt, chất lượng cuộc sống.
  • Người bệnh mệt mỏi, ăn không ngon, giảm cân, sốt, tiêu chảy,…

Phương pháp điều trị bệnh

Tình trạng da bị ngứa châm chích nếu được thăm khám và có biện pháp xử lý từ sớm sẽ tránh được những hệ lụy nghiêm trọng, triệu chứng nhanh chóng thuyên giảm. Tùy mức độ nặng nhẹ của ngứa da, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp khác nhau:

Mẹo tại nhà

Mẹo chăm sóc da tại nhà áp dụng cho những trường hợp ngứa da không quá nghiêm trọng, cơn ngứa ngáy mới khởi phát, thường do kích ứng, dị ứng, mề đay:

  • Dùng lá khế: Lá khế thường được dùng để cải thiện các triệu chứng của bệnh da liễu, đặc biệt là mẩn ngứa do có chứa thành phần kháng viêm, sát trùng, diệt khuẩn tốt. Bạn lấy 1 nắm lá khế rửa sạch, đun cùng 3 lít nước trong 15 phút, sau đó dùng nước này tắm hàng ngày, tình trạng ngứa được thuyên giảm đáng kể.
  • Lá trầu không giảm ngứa: Tương tự như lá khế, lá trầu không cũng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, sát trùng, giảm sưng viêm, làm lành da tốt. Để dùng lá trầu không giảm ngứa, châm chích da, bạn chuẩn bị 1 nắm lá rửa sạch, đun sôi cùng 3 lít nước và dùng tắm hàng ngày.
  • Sử dụng nha đam: Gel nha đam chứa hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất hỗ trợ làm dịu da bị kích ứng, giảm ngứa ngáy, cấp nước, cấp ẩm để làn da mềm mịn hơn. Bạn lấy 1 nhánh nha đam rửa sạch, bỏ vỏ bên ngoài và lấy phần gel bên trong thoa lên vùng da bị ngứa ngáy, thực hiện mỗi ngày khoảng 2 lần.
Dùng nha đam cải thiện các triệu chứng ngứa châm chích
Dùng nha đam cải thiện các triệu chứng ngứa châm chích

Thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y được bác sĩ ưu tiên trong trường hợp da ngứa châm chích. Nhiều loại thuốc tân dược có tác dụng ức chế giải phóng chất trung gian gây ngứa ngáy, ngăn ngừa viêm nhiễm rất tốt.

Một số thuốc trị ngứa da châm chích đó là:

  • Thuốc bôi ngoài như Benadryl, Nytol, Silkron, Gentrisone, Phenergan,….
  • Thuốc uống như Dexclorpheniramin, Acrivastine, Diphenhydramine, Cetirizin,…

Chú ý thuốc Tây y cho hiệu quả tốt nhưng có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm, do đó bạn cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng hoặc tự ý mua sử dụng khi chưa được bác sĩ cho phép.

Thuốc Đông y

Thuốc Đông y sử dụng thảo dược tự nhiên được kết hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định, phù hợp với thể trạng của từng người. Không chỉ giảm ngứa, loại thuốc này còn tác động bên trong cơ thể để thải độc, tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và loại bỏ tác nhân gây ngứa.

Thông thường người bệnh đến thăm khám sẽ được lương y, thầy thuốc kê đơn, gia giảm thành phần và vị thuốc để đạt được kết quả tốt nhất.

Phòng tránh tình trạng da bị ngứa châm chích

Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị giúp giảm ngứa châm chích dưới da, bạn cần quan tâm đến các phương pháp nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát như sau:

  • Vệ sinh da sạch sẽ, chọn các sản phẩm chăm sóc dịu nhẹ, có độ PH phù hợp với da, tránh sản phẩm có thành phần dị ứng da,…;
  • Hạn chế mặc các loại quần áo bó sát, chất liệu quá dày gây cộm ngứa;
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực căng thẳng, sắp xếp nghỉ ngơi hợp lý.
  • Không sử dụng các chất kích thích như: bia rượu, cà phê, thuốc lá, đồ ăn dễ gây dị ứng, phấn hoa, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc,…
  • Dưỡng da, giữ ẩm, tránh để da bị khô bằng cách uống nhiều nước, dùng kem dưỡng ẩm.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh tiềm ẩn có triệu chứng ngứa da.

Ngứa châm chích dưới da gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và chất lượng sống của người bệnh. Vì vậy, để nhanh chóng thoát khỏi sự khó chịu, bạn nên chủ động đi khám ngay khi có các dấu hiệu kể trên để có biện pháp điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo