Bị Phong Ngứa Không Nên Ăn Gì? 6 Thực Phẩm Cần Tránh Xa

Bên cạnh phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với những người bệnh phong ngứa nếu muốn nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng ám ảnh. Vậy trường hợp bị phong ngứa không nên ăn gì theo ý kiến của chuyên gia? Dưới đây là gợi ý 5 nhóm thực phẩm cần tránh xa cùng gợi ý về một số thực phẩm nên bổ sung giúp người bệnh sớm khỏe mạnh.

Bị phong ngứa không nên ăn gì? 5 thực phẩm cần tránh

Các chuyên gia cho biết, nếu không thận trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể khiến tình trạng phong ngứa diễn biến nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy những trường hợp bị phong ngứa không nên ăn gì sẽ đảm bảo an toàn?

Bị phong ngứa nên kiêng ăn gì?
Bị phong ngứa nên kiêng ăn gì?

Hải sản

Các loại hải sản là món ăn yêu thích của nhiều người, đồng thời cung cấp giá trị dinh dưỡng cao cho cơ thể. Tuy nhiên nếu bệnh nhân phong ngứa dung nạp quá nhiều hải sản sẽ tạo điều kiện để các triệu chứng bùng phát và bệnh tiến triển theo mức độ nghiêm trọng hơn. Đã có nhiều trường hợp nổi nốt ban đỏ, ngứa ngáy dữ dội sau khi ăn hải sản do cơ địa nhạy cảm, dù chỉ là lượng nhỏ. 

Vì lý do này, các bác sĩ khuyến cáo người bị phong ngứa không nên ăn tôm, cua, ghẹ, ốc để tránh cảm giác khó chịu cùng nhiều hệ lụy khác.

Bị phong ngứa không nên ăn gì – Thực phẩm giàu đạm

Thực phẩm giàu đạm như trứng, sữa, thịt gà, thịt bò, thịt dê dù chứa đa dạng nhóm dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng lại không phù hợp với thể trạng của người nổi mề đay, bị phong ngứa. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết món ăn giàu đạm thường chứa hoạt chất histamin – nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mẩn ngứa, dị ứng da. Bởi vậy, những người bị phong ngứa nếu thường xuyên ăn nhóm thực phẩm này sẽ khiến các triệu chứng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm hơn còn dẫn đến hiện tượng sốc phản vệ.

Đồ ăn cay nóng

Đồ ăn cay nóng chính là câu trả lời cho thắc mắc bị phong ngứa không nên ăn gì. Được biết rất nhiều người có sở thích ăn cay, tuy nhiên đây chính là tác nhân làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến một số bệnh lý tiến triển theo xu hướng xấu hơn. Đặc biệt thực phẩm cay nóng sẽ cản trở quá trình điều trị bệnh phong ngứa, mề đay.

Khi thường xuyên nạp một lượng lớn đồ ăn cay nóng vào cơ thể khiến nhiệt độ tăng lên, gây kích ứng kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Theo phản ứng tự nhiên, người bệnh có xu hướng cào gãi, chà xát liên tục lên da gây ra tổn thương nghiêm trọng, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. 

Đừng ăn đồ cay nóng khi bị phong ngứa
Đừng ăn đồ cay nóng khi bị phong ngứa

Thực phẩm nhiều đường, muối

Có thể bạn chưa biết, thực phẩm chứa nhiều đường, muối là tác nhân gây kích thích hệ thần kinh ngoại biên, tăng tiết bã nhờn cho cơ thể. Trong khi đó nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bụi bẩn, bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông khiến hiện tượng mẩn ngứa trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt nạp quá nhiều đồ ngọt vào cơ thể còn gây hại cho hệ miễn dịch, khiến tổn thương lâu lành và người bệnh ngứa dữ dội. Đây chính là lý do chuyên gia khuyến cáo người bị phong ngứa nên ăn nhạt hơn để giảm nguy cơ bị các bệnh lý khác.

Chất kích thích

Nếu đang thắc mắc người bị phong ngứa không nên ăn gì thì chất kích thích chính là câu trả lời dành cho bạn. Các loại chất kích thích như đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá vừa giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể, vừa thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông quá mức, từ đó mạch máu giãn nở đột ngột gây ngứa ngáy dữ dội. Đặc biệt chất kích thích còn là nguyên nhân gây suy giảm chức năng gan, thận, ảnh hưởng đến quá trình đào thải độc tố.

Bị phong ngứa không nên ăn gì – Thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh được chế biến sẵn, đóng hộp như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích, thịt xiên có chứa rất nhiều chất bảo quản, chất gây kích ứng, cholesterol xấu gây hại cho cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, mỡ máu, tim mạch, suy giảm chức năng của gan, thận, giảm hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, đây cũng là nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh phong ngứa, khiến các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn trở nên nghiêm trọng hơn.

Khoai tây lắc là một thực phẩm chứa nhiều muối
Khoai tây lắc là một thực phẩm chứa nhiều muối

Vì vậy tốt nhất bạn nên ăn nhạt hơn, tránh xa các món ăn được chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng, đồ khô hay đồ đóng hộp… vì lý do để bảo quản lâu dài, chúng chứa rất nhiều muối.

Bị phong ngứa nên ăn gì?

Bên cạnh thắc mắc phong ngứa kiêng ăn gì thì nên ăn gì khi mắc bệnh lý này cũng là thông tin được nhiều người quan tâm.

Khi mắc các bệnh ngoài da nói chung và bệnh phong ngứa nói riêng, người bệnh cần tăng cường ăn rau xanh, hoa quả và uống nhiều nước để tăng cường thải độc cho cơ thể.

Dưới đây là một số món ăn rất tốt cho cơ thể khi bị mắc phong ngứa mà bạn nên tham khảo.

1. Các món canh

Cơ thể sẽ luôn cảm thấy khó chịu, nóng nực và ngứa ngáy vì các triệu chứng phong ngứa gây nên. Để giải nhiệt cho cơ thể đồng thời lấy lại cảm giác ngon miệng trong ăn uống, người bệnh có thể nấu các món canh bổ dưỡng mà khá đơn giản.

Canh mướp đắng nhồi thịt

Lá mướp đắng được nhiều người lấy nấu nước tắm nhằm trị phong ngứa. Với công dụng kháng viêm, kháng khuẩn lại giàu vitamin C, quả mướp đắng cũng đã trở thành một món ăn giàu dưỡng chất và thanh mát.

Canh mướp đắng nhồi thịt
Canh mướp đắng nhồi thịt

Bạn có thể chế biến món canh mướp đắng nhồi thịt theo các bước sau:

  • Chuẩn bị 1 lạng thịt nạc vai, rửa sạch, xay nhỏ.
  • Nấm hương, mộc nhĩ, hành lá sơ chế và rửa sạch.
  • Mướp đắng, khoét bỏ ruột, rửa sạch.
  • Trộn thịt với nấm hương, mộc nhĩ, hành lá, hạt nêm, nước mắm.
  • Ướp khoảng 15 – 30 phút.
  • Nhồi thịt vào lòng mướp đắng.
  • Đun nước sôi rồi thả các miếng mướp đã được nhồi vào nấu chín.

Canh chua thịt băm

Món canh chua thịt băm khá đưa cơm mà dễ làm lại giúp thanh nhiệt cho cơ thể.

Cần chuẩn bị: Cà chua, thịt băm, nấm hương, nấm kim châm, dứa, hành tươi, hành khô

Cách thực hiện:

  • Cà chua rửa sạch, bổ miếng cau.
  • Thịt băm ướp với một chút muối, mắm.
  • Hành khô băm nhỏ, hành tươi thái nhỏ.
  • Phi hành khô với một chút dầu, thả thịt, cà chua vào đảo đều.
  • Khi cà chua hơi nhừ thì cho dứa vào đảo qua.
  • Đổ nước đun sôi.
  • Khi nước sôi thì cho thêm nấm hương, nấm kim châm và hành lá rồi tắt bếp.

Canh rong biển

Rong biển là một loại thực phẩm được đánh giá là mát. Vì vậy, khi bị phong ngứa, bạn có thể thanh lọc cơ thể với một bát canh rong biển.

  • Bạn có thể mua rong biển khô về ngâm trong nước lạnh cho nở ra.
  • Sau đó rửa sạch và cắt thành từng khúc vừa ăn.
  • Thịt nạc vai băm nhỏ, ướp cùng gia vị.
  • Phi hành khô thơm rồi cho thịt vào đảo.
  • Tiếp tục cho rong biển vào xào chung.
  • Cho nước vào nồi đun sôi, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.

2. Nước ép trái cây

Làm sinh tố hay nước ép trái cây cũng rất đơn giản. Mỗi ngày uống một cốc nước ép sẽ giúp mát gan, hạ nhiệt cho cơ thể từ đó hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh phong ngứa.

Nước ép cà chua

Cà chua rửa sạch, bỏ vỏ rồi cho vào máy ép lấy nước. Có thể cho một chút đường để dễ uống hơn.

Cà chua chứa nhiều vitamin, khoáng chất và có hàm lượng chất xơ cao không những giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa mà còn cung cấp chất oxy hóa rất tốt cho làn da.

Nước ép cà rốt

Cà rốt có chứa nhiều vitamin A, C và một số vitamin thuộc nhóm B. Không chỉ là một loại nước giải khát đơn thuần mà nước ép cà rốt còn cung cấp những khoáng chất cần thiết cho cơ thể, thanh lọc và giúp loại bỏ các độc tố.

Làm nước ép cà rốt cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần gọt vỏ, rửa sạch cà rốt rồi ép lấy nước.

Nước ép cà rốt giúp thanh lọc cơ thể
Nước ép cà rốt giúp thanh lọc cơ thể

Nước ép rau diếp cá

Đặc tính mát gan, giải độc của diếp cá đã được thừa nhận và từ lâu nay, ông bà ta đã sử dụng diếp cá là rau ăn sống với các món khác hoặc giã lấy nước uống.

Khi bị nổi mề đay, mẩn ngứa hay phong ngứa, bạn có thể xay diếp cá lấy nước uống. Có thể mùi vị của loại đồ uống này hơi khó uống với một số người nhưng tác dụng của nó thì khó ai có thể phủ nhận được.

Cách chăm sóc và phòng tránh bệnh phong ngứa

Để chăm sóc và phòng tránh bệnh phong ngứa, ngoài chế độ ăn uống khoa học, người bệnh cần lưu ý một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như:

  • Thường xuyên chăm sóc và vệ sinh cơ thể sạch sẽ
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, kiêng các thực phẩm dễ gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ
  • Cẩn thận khi tiếp xúc với tác nhân dễ gây dị ứng như côn trùng, tia UV, bụi bẩn,…
  • Thương xuyên chơi thể thao, tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể
  • Dọn dẹp vệ sinh nơi ở và nơi làm việc sạch sẽ, thoáng mát
  • Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress hoặc căng thẳng quá độ
  • Không nên dùng sữa tắm, xà phòng hóa học, nên dùng các sản phẩm dịu nhẹ hoặc chiết xuất từ tự nhiên.

Như vậy, thông qua nội dung bài viết, chúng ta đã nhìn nhận được những thực phẩm nên kiêng và nên ăn khi bị phong ngứa. Tuy nhiên, đây mới chỉ là phương pháp hỗ trợ, nếu tình trạng phong ngứa không thuyên giảm thì người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế thăm khám và có hướng điều trị thích hợp.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo