Giải phẫu tuyến tiền liệt: Cấu tạo và chức năng
Tuyến tiền liệt có chức năng gì?
Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ nằm phía dưới bàng quang, bọc quanh là niệu đạo. Lõi của tuyến tiền liệt chứa một túi bịt nhỏ, gọi là túi bầu dục. Túi này là một phần của đầu dưới ống cận trung thận, hay tương ứng với tử cung ở nữ.
Giải phẫu tuyến tiền liệt để thấy chức năng kiểm soát dòng tiểu
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – Cố vấn y khoa VTV2, GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, chức năng của tuyến tiền liệt gồm:
- Kiểm soát nước dòng tiểu bằng cách tạo áp lực trực tiếp với phần niệu đạo bao quanh.
- Sản xuất chất dinh dưỡng trong tinh dịch (đường và muối khoáng) để vận chuyển tinh trùng trong quá trình phóng tinh.
Giải phẫu tuyến tiền liệt ở nam: Xác định chính xác vị trí, hình thể về cấu tạo
Mục đích giải phẫu tiền liệt tuyến là để xác định vị trí, hình thể, cấu tạo trong, ngoài và hệ thống mạch máu, thần kinh của tuyến tiền liệt. Cụ thể như sau:
1. Vị trí và hình thể khi giải phẫu tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt nằm ở dưới bàng quang, giữa 2 cơ nâng hậu môn và trước trực tràng, trên hoành xương chậu hông. Hình dáng tuyến tiền liệt là hình nón, bên trên rộng và bên dưới hẹp, là nơi đi qua của tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt chia làm 3 thùy, thùy trái, phải ngăn cách nhau bởi một rãnh ở phía mặt sau, thùy giữa nằm ở ống phóng tinh và niệu đạo.
Kích cỡ tuyến tiền liệt lần lượt là: Rộng:cao:dày – 4:3:2, với trọng lượng khoảng 15 – 25g.
2. Hình thể trong và cấu tạo của tuyến tiền liệt
– Hình thể trong của tuyến tiền liệt:
Hình thể trong của tuyến tiền liệt gồm các bộ phận như:
- Thành niệu đạo: Là đoạn chạy từ đáy lên đỉnh tuyến tiền liệt song không theo trục của tuyến. Phần trục của tuyến tiền liệt trách ra về trước và hướng xuống dưới. Niệu đạo lại chạy thẳng xuống dưới, hơi cong lõm về trước. Niệu đạo và trục tuyến tiền liệt bắt chéo ở gần đỉnh tuyến.
- Mào niệu đạo: Tại phần trung tâm của niệu đạo có phần nổi gờ lên, gọi là mào niệu đạo.
- Lồi tinh: Đoạn 1/3 của tuyến tiền liệt từ dưới lên xuất hiện một thành rộng, lồi ra như một hình bầu dục. Ở giữa lồi tinh có lỗ của túi bầu dục tuyến tiền liệt và hai bên có 2 lỗ của ống phóng tinh.
- Rãnh tuyến tiền liệt: Nằm ở 2 bên lồi tinh, thân rãnh có nhiều lỗ nhỏ của ống tuyến đổ về.
- Xoang tuyến tiền liệt: Nằm trên mặt trái và phải của mào niệu đạo, hình hơi lõm.
ĐỌC NGAY: Viêm tuyến tiền liệt: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị
Hình thể trong khi giải phẫu tuyến tiền liệt bao gồm cơ thắt niệu đạo
– Cấu tạo tuyến tiền liệt:
Theo tài liệu y khoa, tuyến tiền liệt gồm 30% là lớp đệm mô sợi cơ (lớp đệm gắn với lớp vỏ chứa nhiều sợi cơ trơn và sợi collagen) và 70% là mô tuyến. Lớp vỏ của tuyến tiền liệt gồm các chất như elastin, collagen hay sợi cơ trơn. Lóp vỏ dày khoảng 0,5 mm ở phần vỏ trước và bên thành.
3. Mạch máu và thần kinh tại tuyến tiền liệt
Động mạch, tĩnh mạch, thần kinh và dẫn lưu bạch huyết có cấu tạo khác nhau. Cụ thể như sau:
- Động mạch: Động mạch tuyến tiền liệt được cung cấp bởi động mạch bàng quang và động mạch trực tràng giữa. Động mạch tuyến tiền liệt cấp máu chủ yếu cho phần vỏ tuyến tiền liệt qua các nhánh nhỏ hơn để phân nhánh trên vỏ bao tuyến tiền liệt.
- Tĩnh mạch: Tĩnh mạch được dẫn lưu qua đám rối quanh tuyến tiền liệt, tạo thành đám rối tĩnh mạch tuyến tiền liệt.
- Thần kinh: Thần kinh tuyến tiền tách từ đám rối hạ vị. Thần kinh đi theo các nhánh của động mạch vỏ đến phân nhánh thành các thành phần mô đẹm và tuyến.
- Dẫn lưu bạch huyết: Máu đổ vào hạch bịt và hạch chậu trong, một phần ít hơn đổ vào nhóm hạch trước cùng.
XEM THÊM: Phì đại tuyến tiền liệt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Giải phẫu tuyến tiền liệt sẽ thấy tĩnh mạch được dẫn lưu qua đám rối quanh tuyến tiền liệt
Trên đây là một vài thông tin về vấn đề giải phẫu tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt là tuyến phức tạp nhưng có chức năng lớn tới hệ sinh sản ở nam. Việc hiểu rõ cấu tạo hình thể của tuyến tiền liệt giúp nam giới chủ động phòng tránh các bệnh liên quan tới bộ phận này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!