Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Array

Nổi mẩn ngứa là một trong những tình trạng rất dễ gặp ở bất cứ độ tuổi nào, người bị có thể ngứa một vùng nhỏ hoặc lan rộng khắp cơ thể tùy theo từng nguyên nhân. Áp dụng đúng các biện pháp chữa trị sẽ giúp chấm dứt tình trạng này nhanh chóng nhất.

Định nghĩa nổi mẩn ngứa

Nổi mẩn ngứa là tình trạng làn da xuất hiện các vết mẩn đỏ, kèm theo cơn ngứa có thể diễn ra trong vài giờ hoặc kéo dài tới cả tuần. Cũng có những trường hợp sẽ bị tái phát liên tục và các triệu chứng ngày càng có mức độ nghiêm trọng hơn.

Thông thường, các vị trí nổi mẩn ngứa chủ yếu ở mặt, cổ và khu vực tay chân, nặng hơn sẽ lan khắp cơ thể. Sẽ có trường hợp đây là biểu hiện ngứa sinh lý nhưng cũng có ca bệnh do bệnh lý gây ra, vì vậy vẫn không nên chủ quan lơ là.

noi man ngua
Bệnh nổi mẩn ngứa có thể kéo dài nhiều tuần

Nguyên nhân nổi mẩn ngứa

Các nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa thường gặp nhất gồm có:

Bệnh viêm da dị ứng:

Viêm da dị ứng là bệnh lý da liễu không còn xa lạ, xuất hiện với triệu chứng là những cơn ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ và có cả các nốt mụn nhỏ mọc rải rắc trên cơ thể. Càng về lâu dài lớp sừng già càng hình thành rõ rệt, gây ra hiện tượng khô nứt da và có tính tái phát liên tục.

Vảy nến:

Nổi mẩn ngứa sẽ xuất hiện khi bệnh nhân mắc chứng vảy nến. Bệnh lý này hình thành khi hoạt động ở hệ miễn dịch bị rối loạn, các tế bào da tăng sinh liên tục và tạo thành các mảng bong tróc sần sùi, da ửng đỏ và dễ xảy ra viêm nhiễm nghiêm trọng, lan rộng khắp cơ thể nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời.

Bệnh gan, thận và tuyến giáp:

Gan, thận bị suy giảm chức năng, mắc phải các bệnh lý sẽ gây ra tình trạng da nổi mẩn ngứa, ngoài ra bệnh về tuyến giáp cũng là nguyên nhân khá thường gặp. Bệnh nhân có thể bị suy tuyến giáp, gan nhiễm mỡ, suy thận, viêm gan, xơ gan,... Các hoạt động chức năng bị rối loạn dẫn tới cản trở quá trình đào thải độc tố, hệ thống bài tiết bị ảnh hưởng nên sẽ khó tránh khỏi các dấu hiệu bùng phát ra bên ngoài.

Bệnh Herpes Zoster:

Herpes Zoster hay còn được gọi là bệnh zona xảy ra khá phổ biến hiện nay. Bệnh nhân sẽ bị nổi mẩn ngứa, có các vết mụn nước xuất hiện thành từng cụm và nhanh chóng lan ra các khu vực xung quanh. Bên cạnh đó, còn có thêm triệu chứng đau rát da vô cùng khó chịu.

Hắc lào:

Cũng tương tự như vảy nến, viêm da dị ứng hay nhiều bệnh lý da liễu khác, hắc lào làm tổn thương da với các về mẩn ngứa đi kèm mụn nước. Các nốt mụn thường sẽ tập trung bao quanh thành vòng tròn trên da, vùng da ửng đỏ, sần và sẽ có kích thước rộng hơn nếu không điều trị sớm. Đây cũng là bệnh lý có nguy cơ lây nhiễm cao, dễ để lại các vết sẹo sau khi đã chữa khỏi.

Viêm da tiếp xúc:

Người bệnh mắc viêm da tiếp xúc thường có các cơn ngứa ngáy, nổi mẩn trên da rất rõ rệt. Đồng thời, các lớp vảy trắng sẽ xuất hiện, da ngày càng khô ráp và thậm chí hình thành mụn nước. Thông thường, bệnh lý này xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với những yếu tố gây kích hoạt phản ứng miễn dịch quá mẫn từ những sản phẩm tẩy rửa công nghiệp, các loại hóa chất hay nguồn nước nhiễm chất độc hại.

Bệnh mề đay:

Mề đay thường có các dấu hiệu nhận biết là da nổi sần, các vết mẩn ngứa xuất hiện thành từng đám nhỏ hoặc nổi riêng lẻ trên da. Bệnh gặp phải ở cả người lớn và trẻ nhỏ, có thể tái phát thường xuyên, đặc biệt khi những người có cơ địa mẫn cảm gặp phải điều kiện thời tiết thất thường, không khí ô nhiễm, tiếp xúc với các hóa chất độc hại.

Côn trùng cắn:

Mẩn ngứa là triệu chứng phản ứng bình thường của làn da khi bị các loại côn trùng cắn như muỗi, ong, kiến,... Vết ngứa có kích thước lớn hay nhỏ tùy theo loại côn trùng, ngoài ra, ở một số người có thể bị sưng to, cảm giác đau nhức hoặc tê liệt tạm thời nếu nọc côn trùng có độc.

Dị ứng thuốc hoặc thực phẩm:

Ở những người mẫn cảm, rất dễ bị dị ứng bởi thuốc hoặc một số thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Hệ miễn dịch có các phản ứng chống lại di nguyên quá mạnh sẽ dẫn tới tình trạng da nổi mẩn, ngứa và ửng đỏ, các vết ngứa có thể bắt đầu từ mặt, cổ, tay và lan ra toàn thân trong thời gian ngắn.

Da khô:

Da khô ráp, thường xuyên bị thiếu nước cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn tới nổi mẩn ngứa. Đặc biệt khi bạn ở trong môi trường quá nóng hoặc ngồi dưới điều hòa lâu và không bổ sung nước cho cơ thể, tình trạng này càng trở nên nặng nề hơn. Da không chỉ ngứa, các vùng da tổn thương còn bị nứt rãnh, tróc vảy và đau rát nhẹ.

Mang thai:

Khi có thai, nội tiết tố estrogen mất đi trạng thái cân bằng sẽ kéo theo nhiều thay đổi trên cơ thể người phụ nữ. Lúc này, các triệu chứng mẩn ngứa rất dễ xuất hiện, có thể lan rộng trên vùng đùi, bụng. Nhưng sau khi sinh con, nổi mẩn ngứa cũng hết nhanh chóng.

noi man ngua
Herpes Zoster sẽ gây nổi mẩn ngứa

Đối tượng nổi mẩn ngứa

Nổi mẩn ngứa thường gặp nhất ở những đối tượng sau đây:

  • Người có cơ địa mẫn cảm.
  • Làm việc trong môi trường có nhiều loại hóa chất ô nhiễm, độc hại.
  • Chị em đang có thai.
  • Bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, thận, tuyến giáp hoặc mắc các bệnh lý về da liễu khác.

Triệu chứng nổi mẩn ngứa

Nổi mẩn ngứa có các dấu hiệu rất rõ ràng trên da, nhận biết đơn giản như sau:

  • Làn da xuất hiện các vùng đỏ, có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, mức độ ngứa nặng hay dữ dội còn tùy vào cơ địa cũng như nguyên nhân hình thành.
  • Một số trường hợp bệnh nhân bị đau rát da, vùng da khô, thiếu nước dẫn tới nứt nẻ khó chịu.
  • Vết ngứa lan ra từ một vùng nhỏ sang các khu vực khỏe mạnh, dễ dàng nổi mẩn toàn thân.
  • Nếu nặng hơn, bệnh nhân sẽ bị nổi mụn nước ở các vùng da quanh bộ phận sinh dục, mắt, miệng.
  • Da lở loét, nhiễm trùng, chảy ra dịch màu vàng nhạt và vết loét ngày càng có xu hướng mở rộng cũng như ăn sâu.
  • Có thể xảy ra sốt cao, co giật, sốc phản vệ.

noi man ngua
Các mảng ngứa từ diện tích nhỏ sẽ lan rộng

Biến chứng nổi mẩn ngứa

Nổi mẩn ngứa không có gì đáng lo ngại khi xảy ra bởi các yếu tố tác động liên quan tới sinh lý. Tuy vậy, với trường hợp do bệnh lý gây ra, cần phải điều trị sớm và triệt để hoàn toàn. Bởi ngứa ngáy kéo dài càng làm da dễ bị bội nhiễm, vi khuẩn xâm nhập tấn công vào các vết cào gãi dẫn tới nhiễm trùng da. Nặng hơn, bệnh nhân bị sốc phản vệ, khó thở sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng.

Chẩn đoán nổi mẩn ngứa

Khi tới các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thăm khám, ghi lại thông tin về những triệu chứng ngứa ngáy đang xảy ra. Trong đó cần xét tới yếu tố thời điểm bắt đầu bùng phát mẩn ngứa, diễn ra trong khoảng bao lâu, các vị trí ngứa, tính chất công việc có tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, cơ địa có tiền sử dị ứng với thuốc hay các thực phẩm nào không. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần thông báo với bác sĩ về những bệnh lý nền, các dấu hiệu sức khỏe bất thường khác.

Sau đó, một số xét nghiệm sẽ được thực hiện như: Đánh giá hoạt động của tuyến giáp, sinh thiết da, xét nghiệm máu nhằm tìm ra các yếu tố dị nguyên, các nguyên nhân gây khởi phát nổi mẩn ngứa.

Điều trị nổi mẩn ngứa

Nổi mẩn ngứa được điều trị hiệu quả bằng thuốc Tây, Đông y và những mẹo đơn giản quen thuộc trong dân gian.

Thuốc Tây

Có vô số loại thuốc Tây được sử dụng để điều trị nổi mẩn ngứa, những phương thuốc thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng gồm:

Thuốc uống:

  • Corticosteroid: Loại thuốc này cho tác dụng đẩy lùi các cơn ngứa ngáy nhanh chóng, giảm viêm, giảm các phản ứng quá mẫn trên làn da. Bệnh nhân thường sẽ sử dụng thuốc khi có biểu hiện trở nặng. Một số bệnh lý có thể dùng thuốc là: Chàm, vảy nến, hắc lào, mề đay, lupus ba đỏ.
  • Thuốc kháng Histamin H1: Khi lượng Histamin sản sinh ra quá lớn sẽ kích thích các biểu hiện tổn thương trên da diễn ra mạnh hơn, bệnh nhân ngày càng ngứa ngáy dữ dội. Thuốc kháng H1 sẽ được chỉ định để có thể kiểm soát tình trạng một cách tốt nhất.
  • Thuốc trị nấm: Nếu nổi mẩn ngứa xảy ra bởi các loại nấm khuẩn tấn công, bệnh nhân cần dùng thuốc trị nấm. Có thể là itraconazole (Sporanox), griseofulvin (Gris-PEG) hoặc fluconazole (Diflucan). Thuốc cho tác dụng nhanh chóng, mạnh mẽ, chấm dứt cơn ngứa hiệu quả.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Để có thể điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch một cách tốt nhất, các loại thuốc ức chế miễn dịch sẽ được kê cho bệnh nhân. Nhóm thuốc này dùng cho cả trường hợp nhẹ và nặng, chặn đứng tốt các phản ứng quá mẫn.
  • Kháng sinh: Các đơn thuốc thường có thêm kháng sinh để giảm cơn ngứa ngáy, mẩn đỏ, tình trạng lở loét viêm nhiễm,  loại bỏ sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn gây bệnh trên da. Thuốc dùng chủ yếu là clindamycin (cleocin), rifampicin (rifadin) và amoxicillin clavulanate (augmentin).
  • Thuốc chống trầm cảm: Sử dụng phổ biến cho các ca bệnh có liên quan tới suy giảm chức năng gan, ức chế quá trình tái hấp thu SSRI. Thuốc thường thấy là fluoxetine (prozac) hoặc sertraline (zoloft).

Thuốc bôi ngoài:

  • Kem chống nấm: Áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân mắc nấm ngoài da, nấm tấn công gây ngứa và tổn thương viêm nhiễm. Cơn ngứa sẽ dịu đi nhanh chóng nhưng vẫn có khả năng bùng phát trở lại.
  • Kem gây tê: Pramoxine, kem hydrocortisone-pramoxine. Khi bị nổi mẩn ngứa do côn trùng đốt, ghẻ lở, kem bôi tê có thể được chỉ định giúp làm tê liệt tạm thời vùng da tổn thương, cảm giác ngứa ngáy sẽ biến mất nhanh chóng.
  • Thuốc Steroid: Chủ yếu sử dụng cho những người bị vẩy nến, chàm, hắc lào, viêm da tiếp xúc. Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân côn trùng đốt cũng có thể dùng thuốc.
  • Thuốc ghẻ: Nhằm điều trị tại chỗ bệnh ghẻ, tuy nhiên vẫn cần kết hợp thêm thuốc uống để cho tác dụng tốt nhất.

noi man ngua
Thuốc kê đơn tùy theo tình trạng bệnh lý

Thuốc Đông y

Bệnh nhân có thể dùng thuốc Đông y để chấm dứt các cơn ngứa ngáy, đẩy lùi tổn thương trên da theo những liệu trình như:

Bài thuốc số 1:

  • Dược liệu: Song hoa, hoàng cầm, bồ công anh, bội lan, thược dược, quốc lão, hoạt thạch, thổ hoắc hương, trần bì, phục linh.
  • Cách dùng: Thuốc sắc 1 thang mỗi ngày, phần nước thuốc chia thành 3 bữa uống sáng, trưa và tối đều đặn cho tới khi bệnh khỏi hẳn.

Bài thuốc số 2:

  • Dược liệu: Phòng phong, lá đơn tướng quân, đan sâm, đỗ nhược, thương nhĩ tử, quế chi, kinh giới tuệ, ý dĩ.
  • Cách dùng: Thuốc rửa sạch sẽ rồi cho vào ấm, sắc cùng 1 lít nước cho tới khi phần thuốc sôi sẽ hạ nhỏ lửa. Nước thuốc cạn còn khoảng 1 bát sẽ dừng lại và chắt ra uống khi còn ấm, nên chia thuốc làm 3 bữa, 2 bữa sau hãy hâm lại trước khi dùng.

Bài thuốc số 3:

  • Dược liệu: Nhẫn đông, lá đơn, địa hoàng, ngưu bàng, liên kiều, đại thanh diệp, kinh giới, phòng phong, quốc lão, thuyền thoái, lộc cửu.
  • Cách dùng: Cho thuốc vào ấm, thêm 700 - 800ml nước rồi sắc cho tới khi sôi cạn bớt ⅔. Phần nước thuốc uống hết trong ngày, nên chia thành 3 bữa để sử dụng đều đặn đến khi kết thúc liệu trình.

Mẹo dân gian

Các mẹo dân gian giảm nổi mẩn ngứa có thể áp dụng khá dễ dàng theo công thức dưới đây:

  • Nha đam: Chuẩn bị một vài nhánh nha đam, rửa hết đất bẩn rồi gọt sạch lớp vỏ. Sau đó rửa lại 1 lần nữa cho hết nhựa vàng. Thái phần thịt thành miếng nhỏ rồi giã nát hoặc có thể xay nhuyễn. Đắp nguyên liệu lên da, đợi sau 30 phút sẽ vệ sinh lại bằng nước mát.
  • Lá trầu không: Dùng một nắm lá trầu không, rửa và ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó cho vào nồi nước nấu sôi, phần nước lá trầu sẽ ngâm rửa hoặc hòa thêm nước để tắm mỗi ngày sẽ giúp giảm ngứa tốt.
  • Xông lá kinh giới: Sử dụng lượng vừa đủ lá kinh giới, rửa sạch và cho vào nồi, thêm nước nấu cho sôi đều. Sau đó đem đi xông toàn thân cho tới khi nước nguội hẳn. Phần bã có thể lấy ra để chà xát nhẹ nhàng lên các vùng da đang bị tổn thương.

noi man ngua
Lá trầu không giảm ngứa tốt

Phòng tránh nổi mẩn ngứa

Nổi mẩn ngứa sẽ giảm nguy cơ khởi phát khi có các biện pháp chăm sóc cơ thể phù hợp như sau:

  • Ăn uống nhiều trái cây, các loại rau củ xanh để cung cấp nước, vitamin cùng nhiều khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể.
  • Nên uống đủ ít nhất 2 lít nước hàng ngày, đặc biệt khi vận động nặng, chơi thể thao mất nhiều nước càng cần bổ sung nước cho cơ thể.
  • Hạn chế các món ăn dễ gây dị ứng với người có cơ địa nhạy cảm, các loại hải sản, trứng, sữa, đồ ăn đông lạnh, đồ đóng hộp.
  • Không nên tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, những môi trường nhiều nấm, ẩm mốc, bụi bặm.
  • Tắm gội sạch sẽ mỗi ngày với các sản phẩm phù hợp.
  • Đảm bảo không gian sống được vệ sinh dọn dẹp đều đặn, không khí thoáng mát, sạch sẽ.
  • Nên tập thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe tổng thể, kích thích đào thải độc tố, hỗ trợ tốt cho các hoạt động tuần hoàn, các cơ quan chức năng trong cơ thể.
  • Khi mắc các bệnh lý da liễu hoặc những bệnh có nguy cơ gây mẩn ngứa, cần nhanh chóng chữa trị theo hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa.

Nổi mẩn ngứa không phải là tình trạng xa lạ hiếm gặp, có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Cần xác định chính xác nguyên nhân khởi phát, kết hợp các biện pháp chăm sóc cơ thể và điều trị khoa học để nhanh chóng đẩy lùi ngứa ngáy, tổn thương da. Đồng thời sinh hoạt điều độ, vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày để luôn bảo vệ làn da một cách tốt nhất.

Banner-ĐMĐ-210305-01
Cứ 10 trẻ thì có 2 – 3 bé mắc bệnh mề đay, không chỉ gây ra những cơn ngứa khó chịu và mệt mỏi, nếu không điều trị kịp thời, đúng cách bệnh còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, sốc phản vệ,… Những năm qua tỷ lệ cha mẹ đưa trẻ tìm đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường để khám, sử dụng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh ngày càng gia tăng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *