Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng Không Ngứa Do Đâu, Có Nguy Hiểm Không?
Da là bộ phận vô cùng nhạy cảm, có thể bị kích ứng từ các tác nhân bên ngoài cũng như một số yếu tố gây hại bên trong cơ thể. Rất nhiều trường hợp nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa nhưng chưa biết nguyên nhân do đâu. Để có biện pháp phòng ngừa, xử lý tốt nhất khi gặp tình trạng này, bạn đọc có thể tham khảo nội dung ở bài viết dưới đây.
Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa do đâu?
Khi gặp tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng và một số vùng da khác trên cơ thể nhưng không ngứa ngáy khó chịu, không đau nhức, nhiều người thường chủ quan không tìm cách xử lý. Thực tế đây có thể là cảnh báo của một số bất thường trên da hoặc bên trong cơ thể.
Vậy hiện tượng nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa có nguyên nhân do đâu?
Giãn mao mạch da
Da giãn mao mạch được hiểu là tình trạng các mao mạch máu nổi rõ trên da, giống hình mạng nhện li ti. Vùng da dễ bị giãn mao mạch nhất là má, đùi, chân, mũi, thái dương, thậm chí là ở lưng.
Khi giãn mao mạch da, người bệnh sẽ thấy trên bề mặt da nổi mụn đỏ, màu thẫm hơn da bình thường, tuy nhiên không hề có cảm giác ngứa ngáy hay khó chịu.
Viêm mao mạch dị ứng
Viêm mao mạch dị ứng cũng được xem là nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa. Bệnh lý này còn có tên gọi khác là Henoch – Schonlein, làm tổn thương hệ thống vi mạch ở các bộ phận trên cơ thể như hệ tiêu hóa, da, xương khớp.
Triệu chứng điển hình của viêm mao mạch dị ứng là nổi mẩn đỏ không ngứa, ấn vào vết mẩn đỏ cũng không bị mất đi. Sau một thời gian, chúng dần chuyển sang màu hồng, có đốm đen ở giữa.
Theo như tìm hiểu, nguyên nhân gây ra bệnh lý này là môi trường sống ô nhiễm, nguồn nước bẩn, thực phẩm không vệ sinh, lười vận động khiến hệ thống miễn dịch suy giảm.
Viêm nang lông gây nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa
Viêm nang lông hay dày sừng nang lông là hiện tượng bề mặt da tích tụ nhiều keratin dẫn đến bị bí, sần sùi, đặc biệt ở lỗ chân lông xuất hiện mẩn đỏ. Thông thường vị trí xuất hiện nhiều mẩn đỏ nhất là lưng vì bộ phận này ít được chăm sóc nhất hoặc khó vệ sinh sạch hoàn toàn dẫn đến bí chân lông nhiều.
Người bệnh viêm nang lông sẽ thấy nổi mẩn đỏ trên da với đặc điểm là phần đầu khô cứng, thô ráp, hơi sưng phồng lên so với vùng da xung quanh. Đặc biệt vùng có nhiều lông có xu hướng bị rụng lông.
Bệnh Zona
Zona hình thành do virus varicella zoster gây nhiễm trùng da. Triệu chứng điển hình của bệnh lý này là xuất hiện những vết mẩn đỏ ở nhiều vùng trên cơ thể, bao gồm vùng lưng. Sau khi phát bệnh vài ngày, nốt mẩn đỏ biến thành mụn nước, dễ vỡ, gây lở loét khiến người bệnh đau nhức, khó chịu.
Zona có khả năng lây sang nhiều bộ phận khác của cơ thể, thậm chí lây sang người khác nếu không có biện pháp ngăn ngừa phù hợp.
Nhiễm siêu virus
Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa là nhiễm siêu virus. Tình trạng này khiến người bệnh mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, sốt cao trên 39 độ, khắp cơ thể nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa.
Tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng do nhiễm siêu virus có thể thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên nếu không có biện pháp xử lý sớm, người bệnh có thể gặp nhiều triệu chứng như nôn mửa, co giật vô cùng nguy hiểm.
Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa do ung thư da
Nếu phát hiện trên lưng hoặc một số bộ phận trên cơ thể xuất hiện vết đỏ như nốt ruồi son cần đặc biệt chú ý, nhất là khi vết mẩn đỏ xuất hiện ngày càng nhiều nhưng không ngứa hay đau rát. Đây có khả năng cao là biểu hiện của bệnh ung thư da.
Ở giai đoạn đầu, ung thư da chỉ biểu biện là những vết mẩn đỏ, tuy nhiên sau đó nốt mẩn đỏ phát triển thành mụn lở, các ổ hoại tử lở loét, tiến triển ngày càng nghiêm trọng.
Sốt phát ban
Sốt phát ban thường gặp ở trẻ nhỏ, do vi khuẩn truyền nhiễm tấn công. Người bệnh sốt phát ban thấy xuất hiện nốt ban đỏ màu hồng ở ngực, lan ra toàn cơ thể, kèm theo đó là hiện tượng đau họng, đau cơ, sưng họng, lưỡi chuyển sang màu đỏ.
Thông thường bệnh lý này sẽ kéo dài dưới 1 tuần. Một số trường hợp sốt trên 1 tuần và các triệu chứng tiến triển nghiêm trọng hơn, cần nhanh chóng thăm khám.
Bệnh u máu
Hiện tượng nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa có thể do u máu – căn bệnh hình thành khi có sự tăng sinh mạch máu. U máu là một khối u lành tính, xuất hiện chủ yếu ở trẻ em những năm đầu đời, dần thoái triển theo thời gian.
Khi bị u máu, người bệnh sẽ thấy trên cơ thể có những nốt mẩn đỏ, đặc biệt là tay, chân, lưng, cổ. Một số trường hợp còn có khối u ở gan, ruột, xương, hệ thần kinh,… Vết u dần phát triển thành vệt như xốp, cao su, sau đó từ từ biến mất.
Tuy nhiên có những trường hợp khối u không mất đi, dần đổi màu nhưng vẫn giữ nguyên hiện tượng. Một số người có u máu phát triển nhiều gây chảy máu hoặc lở loét trên da.
Hiện tượng nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa nguy hiểm không?
Tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa không gây nguy hiểm cho tính mạng, đặc biệt ở thể nhẹ có thể điều trị khỏi tại nhà. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan vì bệnh có thể tiến triển ở mức độ nặng hơn, kèm theo nhiều triệu chứng đáng lo ngại. Đặc biệt lưng là vùng khó vệ sinh hơn so với những vị trí khác trên cơ thể, dễ tạo điều kiện để tác nhân gây hại tấn công.
Dù không gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu như một số bệnh da liễu mãn tính khác nhưng hiện tượng nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống như:
- Gây mất thẩm mỹ khiến nhiều người e ngại, tự ti không dám giao tiếp với mọi người xung quanh.
- Nốt mẩn đỏ nếu vỡ ra sẽ dẫn đến viêm loét, tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm và để lại sẹo vĩnh viễn trên da.
- Nếu hiện tượng nổi mẩn đỏ xuất phát từ những bất thường bên trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến một số cơ quan khác như thần kinh, xương khớp, gan, phổi, hệ tiêu hóa.
Người bệnh nên thăm khám bác sĩ nếu xuất hiện những bất thường như:
- Sốt cao nhiều ngày.
- Nốt mẩn đỏ xuất hiện ngày càng nhiều và lan rộng ra toàn thân.
- Vùng da lưng nổi mẩn đỏ bị đau rát khó chịu.
- Nốt mẩn đỏ có kèm theo mủ hoặc dịch lỏng.
Cách xử lý hiệu quả
Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa thường không gây khó chịu cho người bệnh, tuy nhiên nếu tiến triển trong thời gian dài có khả năng xuất hiện nhiều hệ lụy nghiêm trọng, do đó cần sớm tìm biện pháp xử lý. Tùy từng mức độ và nguyên nhân khác nhau mà cách điều trị cũng không giống nhau như dùng nguyên liệu tự nhiên, uống thuốc Tây, thuốc Đông y.
Mẹo dân gian
Mẹo dân gian thích hợp cho những trường hợp bệnh nhẹ, khi nốt mẩn đỏ mới xuất hiện và chưa kèm theo một số triệu chứng bất thường khác. Biện pháp này sử dụng các nguyên liệu tự nhiên khá lành tính, an toàn, không gây tác dụng phụ và phù hợp với nhiều đối tượng:
Tắm nước lá
Khi gặp các vấn đề da liễu như mẩn đỏ, ngứa ngáy, có thể dùng một số loại lá để đẩy lùi triệu chứng, giảm ngứa nhanh, chống sưng viêm, nhiễm trùng và thúc đẩy phục hồi tổn thương trên da. Người bệnh nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa nên dùng lá tía tô, lá khế, lá trầu để tắm hàng ngày vì chúng có đặc tính sát trùng, chống viêm, diệt khuẩn, rất tốt cho da.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 1 nắm lá (lá khế, lá trầu không, lá chè, lá tía tô) mang rửa sạch.
- Cho lá vào nồi, thêm 2 lít nước để đun sôi trong khoảng 15 phút.
- Tiếp đó đổ nước ra chậu, pha thêm ít nước lọc để giảm bớt độ nóng, người bệnh dùng để tắm hàng ngày, nên dùng phần bã chà nhẹ lên lưng để tăng hiệu quả.
Dùng dưa chuột
Dưa chuột được biết đến với công dụng giảm mẩn ngứa, sát khuẩn, làm dịu da và hỗ trợ làm lành da rất tốt. Trong trường hợp nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa, có thể dùng nguyên liệu này để xử lý.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3 – 4 quả dưa chuột rửa sạch, thái thành lát mỏng dài.
- Vệ sinh vùng lưng thật sạch, lấy khăn mềm lau khô.
- Lúc này đắp dưa chuột lên da, giữ trong khoảng 15 – 20 phút (nên nhờ sự hỗ trợ của người khác).
- Sau đó dùng nước ấm vệ sinh lại vùng da vừa đắp dưa chuột, lau khô.
- Người bệnh nên áp dụng mẹo này mỗi ngày 1 – 2 lần và kiên trì ít nhất 2 tuần để thấy rõ hiệu quả.
Dùng nha đam
Nha đam cũng được sử dụng phổ biến trong những trường hợp gặp vấn đề trên da, bao gồm nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa. Nguyên liệu này có chứa nhiều vitamin, khoáng chất có thể cấp ẩm, làm mềm da, đẩy nhanh quá trình lành thương, giảm ngứa ngáy, loại bỏ tình trạng nổi mẩn đỏ trên da.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy 1 nhánh nha đam rửa sạch, bỏ phần vỏ bên ngoài.
- Sau khi vệ sinh lưng sạch và lau khô bằng khăn mềm, bạn thoa gel nha đam lên khu vực nổi mẩn đỏ.
- Giữ gel nha đam trên da khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
- Người bệnh nên áp dụng cách này 1 – 2 lần mỗi ngày và duy trì từ 10 – 14 ngày.
Chườm lạnh
Một trong những mẹo dân gian đơn giản và hiệu quả cho những người bị nổi mẩn đỏ trên da đó là chườm lạnh. Nhiệt độ thấp có khả năng giảm ngứa ngáy, cải thiện nốt mẩn đỏ và mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn.
Cách thực hiện:
- Cho đá viên lạnh vào khăn bông mềm, sạch.
- Chườm trực tiếp lên vùng da nổi mẩn đỏ, đang có triệu chứng khó chịu.
- Thực hiện trong khoảng 10 phút, chú ý cẩn thận để không làm cho làn da bị bỏng lạnh.
Thuốc Tây y
Trong trường hợp nổi nhiều mẩn đỏ ở lưng với mức độ nghiêm trọng, thậm chí kèm theo nhiều triệu chứng bất thường, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng một số loại thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da.
Thuốc Tây y cho hiệu quả nhanh trong việc đẩy lùi tình trạng mẩn đỏ, đau, ngứa hay cảm giác khó chịu trên da, làm lành thương, ngăn ngừa bội nhiễm, nhiễm trùng. Tuy nhiên thuốc tân dược có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm, do đó cần đặc biệt thận trọng, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa có thể dùng một số loại thuốc sau:
- Nhóm thuốc chứa corticosteroid: Có tác dụng điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ mức độ nặng hoặc thể mãn tính, thường bao gồm Prednisolon, Dexamethason,….
- Thuốc kháng histamin H1: Loại thuốc này có khả năng giảm dấu hiệu dị ứng, phát ban, mề đay, nổi mẩn đỏ trên da do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thuốc kháng histamin H1 thường bao gồm Cetirizine, Diphenhydramine, Loratadine,….
- Thuốc Anhydrous Lanolin: Thường được dùng cho bệnh nhân bị dày sừng nang lông, viêm nang lông vì công dụng chính của thuốc là giảm bít tắc nang lông, hạn chế tuyến mồ hôi hoạt động nhiều.
- Kem dưỡng: Thuốc dạng bôi có khả năng cấp ẩm, làm mềm da, tránh tình trạng nổi mẩn đỏ, sưng phù trên da. Kem dưỡng được dùng nhiều cho người nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa là Petrolatum, Urea 10%, chất làm ẩm da, kem dưỡng chứa kẽm,….
Thuốc Đông y
Người bệnh nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa hoàn toàn có thể dùng thuốc Đông y để cải thiện các triệu chứng. Thuốc Đông y có sự kết hợp của nhiều loại dược liệu tự nhiên lành tính, không chỉ đẩy lùi nốt mẩn đỏ, tình trạng ngứa ngáy, khó chịu mà còn bổ sung dưỡng chất tốt cho sức khỏe, điều trị tận gốc các bệnh lý mãn tính.
Tuy nhiên hạn chế của thuốc Đông y là hiệu quả chậm, cần kiên trì lâu dài mới thấy rõ sự cải thiện. Bên cạnh đó người bệnh cũng phải đun sắc nên không tiện lợi như thuốc Tây y.
Lưu ý phòng ngừa nổi mẩn đỏ ở lưng
Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa có thể gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống, về lâu dài còn xuất hiện nhiều triệu chứng đáng ngại. Do đó để tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa tốt, bạn nên:
- Vệ sinh cơ thể hàng ngày, đặc biệt làm sạch vùng lưng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông, cho làn da thông thoáng, ngăn ngừa bệnh tốt.
- Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây hại như không khí ô nhiễm, nguồn nước bẩn, hóa chất độc hại.
- Nên che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài hoặc phải làm việc trong môi trường không sạch sẽ.
- Không dùng các loại xà phòng, sữa tắm, kem dưỡng có chứa hoạt chất gây hại, thay vào đó bạn hãy ưu tiên sản phẩm lành tính, được điều chế từ thành phần tự nhiên.
- Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, cấp ẩm cho da tốt hơn.
- Tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, loại bỏ mầm bệnh.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất từ rau xanh, trái cây, sữa chua, cá, thịt,… Đồng thời tránh xa thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, chế biến sẵn.
- Tránh xa chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá vì chúng dễ khiến làn da bị kích ứng.
Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa là tình trạng khá phổ biến, có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Dù không đe dọa tính mạng nhưng hiện tượng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống. Vì thế bạn nên có biện pháp phòng ngừa và xử lý ngay khi phát hiện những bất thường. Trong trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn cách xử lý.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!