Bị Nổi Mẩn Đỏ Quanh Mắt: Nguyên Nhân, Hướng Điều Trị

Mắt được xem là bộ phận nhạy cảm, rất dễ bị kích thích và chịu tổn thương chỉ với một vài tác động nhỏ. Đặc biệt khi bị nổi mẩn đỏ quanh mắt, mọi người vô cùng lo lắng vì sợ tình trạng này gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến thị giác. Vậy thực chất đây là bệnh gì, có nguyên nhân do đâu? Đồng hành cùng bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết về vấn đề này, đồng thời biết cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả. 

Bị nổi mẩn đỏ quanh mắt là bệnh lý gì?

Vùng da xung quanh mắt có chứa nhiều mạch máu và ít chất béo nên được xem là khu vực khá nhạy cảm. Nếu không cẩn thận thì chỉ với một tác động nhỏ cũng sẽ khiến làn da bị kích ứng, trở nên ngứa ngáy khó chịu, thậm chí tiềm ẩn nhiều nguy hại cho mắt. Các chuyên gia cho biết, hiện tượng này thuộc bệnh viêm da dị ứng cấp hoặc mãn tính, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào.

Trong trường hợp bị nổi mẩn đỏ quanh mắt, người bệnh sẽ gặp một số dấu hiệu như:

  • Vùng da quanh mắt nổi mẩn đỏ, có thể sưng tấy, phù nề.
  • Cảm giác ngứa ngáy, thậm chí là nóng rát vô cùng khó chịu.
  • Một số khu vực quanh mặt bị khô hoặc bong vảy.

Các triệu chứng kể trên có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên mắt. Thông thường tình trạng này có thể biến mất sau vài giờ. Tuy nhiên trong trường hợp nổi mẩn đỏ quanh mắt kéo dài, không được xử lý từ sớm, vùng da này có thể bị chai sạn và dày lên, vừa gây mất thẩm mỹ, vừa tác động tiêu cực đến sức khỏe, công việc, chất lượng cuộc sống.

Bị nổi mẩn đỏ quanh mắt khiến rất nhiều người cảm thấy lo lắng
Bị nổi mẩn đỏ quanh mắt khiến rất nhiều người cảm thấy lo lắng

Nguyên nhân bị nổi mẩn đỏ quanh mắt

Theo chia sẻ của các chuyên gia, bị nổi mẩn đỏ quanh mắt có thể xuất phát từ những nguyên nhân như:

Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã là bệnh lý thường xuất hiện ở những người có làn da quanh mắt mỏng, nhạy cảm và đổ nhiều mồ hôi dầu. Được biết mồ hôi khi tiết ra nhiều sẽ khiến lỗ chân lông giãn nở, xuất hiện bã nhờn, tạo điều kiện để vi khuẩn hình thành, tấn công và xâm nhập vào bên trong lỗ chân lông gây nổi mẩn đỏ quanh mắt, kèm theo đó là cảm giác khô da, ngứa ngáy, thậm chí bong tróc vảy trắng.

Viêm da tiết bã là bệnh mãn tính, kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, đặc biệt dễ mắc nhất là phụ nữ có bầu, sau sinh hoặc trẻ em ở độ tuổi dậy thì có sự thay đổi của hormone trong cơ thể.

Dị ứng tiếp xúc

Tình trạng dị ứng có thể xảy ra do rối loạn hệ miễn dịch, khi cơ thể có phản ứng chống lại tác nhân lạ. Thông thường, bị nổi mẩn đỏ quanh mắt trong trường hợp dị ứng tiếp xúc do một số nguyên nhân như:

  • Mỹ phẩm: Dị ứng mỹ phẩm rất dễ xảy ra nếu bạn lạm dụng các sản phẩm nhấn mí, dưỡng mi, mascara, phấn mắt, chì kẻ mắt, kem mắt kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc. Những hóa chất độc hại vượt quá mức cho phép trong mỹ phẩm có thể gây kích ứng da, gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ xung quanh mắt.
  • Thời tiết: Ở thời điểm giao mùa, nhiệt độ và độ ẩm thường thay đổi, khi đó không khí dễ lẫn tạp chất như phấn hoa, khói bụi, dễ gây kích ứng cho vùng da nhạy cảm, đặc biệt là quanh mắt.
  • Thức ăn: Dị ứng thức ăn cũng được xem là dị ứng tiếp xúc, có thể làm xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ quanh mắt. Hiện tượng này thường gặp nhất ở những người có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với hải sản, thực phẩm lên men hay đồ ăn đóng hộp.
Dị ứng là một trong những nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ quanh mắt
Dị ứng là một trong những nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ quanh mắt

Mề đay

Mề đay cũng được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ quanh mắt. Khi có một tác nhân kích ứng nào đó đi vào trong cơ thể và kích thích hệ miễn dịch quá mức sẽ khiến nồng độ Histamin trong máu tăng cao, lúc này mẩn đỏ có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, bao gồm vùng da xung quanh mắt. Các chuyên gia đánh giá triệu chứng và mức độ nguy hiểm của mề đay thường cao hơn so với bệnh dị ứng hay viêm da thông thường.

Nếu bị mề đay cấp tính do tiếp xúc với dị nguyên như phấn hoa, thời tiết thay đổi, lông động vật, bệnh có thể tự khỏi sau một vài ngày. Ngược lại trường hợp mề đay mãn tính kéo dài trên 6 tuần, các biểu hiện thường nghiêm trọng và khó chữa hơn.

Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, hiện tượng nổi mẩn đỏ quanh mắt có khả năng cao xuất hiện trong những trường hợp khác, có thể kể đến như:

  • Côn trùng cắn: Nếu bị côn trùng cắn như kiến, ong, sâu lông, rết, bò cạp thì nọc độc của chúng có thể tấn công, khiến hệ miễn dịch của cơ thể giải phóng histamin vào da. Lúc này ở khu vực tay, chân, đùi, mắt, lưng, bụng dễ xuất hiện nốt mề đay, mẩn ngứa, sưng phù.
  • Lạm dụng thuốc Tây: Việc sử dụng một số loại thuốc Tây không đúng cách, quá liều hoặc lạm dụng trong thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ, phổ biến nhất đó là bị nổi mẩn đỏ quanh mắt, sưng mí mắt, ngứa ngáy khó chịu.
  • Lupus ban đỏ gây dị ứng: Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn liên quan đến tính di truyền. Bệnh khiến vùng da ở sống mũi bị nổi ban đỏ giống mề đay và lan dần ra những khu vực xung quanh như sống mũi, hai bên cánh mũi, gây ngứa ngáy khó chịu.
Bạn có thể bị nổi mẩn đỏ quanh mắt do nhiều nguyên nhân
Bạn có thể bị nổi mẩn đỏ quanh mắt do nhiều nguyên nhân

Nổi mẩn đỏ quanh mắt có nguy hiểm hay không?

Bị nổi mẩn đỏ quanh mắt dù không lây nhiễm hay đe dọa tính mạng, tuy nhiên bệnh có xu hướng kéo dài dai dẳng, dễ tái phát nhiều lần. Trong trường hợp không có biện pháp xử lý từ sớm và đúng cách, người bệnh có thể gặp một số hệ lụy sau:

  • Nhiễm trùng mắt: Nếu người bệnh thường xuyên dùng tay cào gãi, chạm hay chà xát vào vùng da xung quanh mắt đang bị tổn thương khiến vi khuẩn có điều kiện tấn công và gây ra tình trạng nhiễm trùng.
  • Nhiễm trùng da: Tương tự như nhiễm trùng mắt, việc chà xát quá mạnh gây tổn thương biểu bì da, lúc này vi khuẩn dễ dàng tấn công và người bệnh có khả năng cao bị nhiễm trùng da.
  • Viêm dây thần kinh: Một trong những biến chứng thường gặp khi bị nổi mẩn đỏ quanh mắt đó là viêm dây thần kinh. Hiện tượng nổi mề đay quanh mắt khiến bạn gãi, chà xát nhiều ở khu vực này, gây ra tình trạng lây lan sang cả những vùng da khác trên cơ thể, người bệnh có thể ngứa ngáy diện rộng, đồng thời da bị sạm, đổi màu.
  • Mất ngủ: Triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu ở mắt, vùng da xung quanh mắt nếu có xu hướng nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến người bệnh rơi vào trạng thái mất ngủ, ngủ không ngon, về lâu dài thường ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách chữa nổi mẩn đỏ quanh mắt

Vùng da quanh mắt bị nổi mẩn đỏ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh tự ti khi giao tiếp, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Để điều trị nhanh chóng các triệu chứng bệnh, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp chữa bệnh dưới đây:

Sử dụng các mẹo chữa trị dân gian

Một trong những phương pháp chữa bệnh đơn giản, lành tính tại nhà đó là sử dụng các mẹo chữa dân gian. Các nguyên liệu dân gian được đánh giá là an toàn, có dược tính nhẹ giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ ở vùng da quanh mắt. Một số mẹo chữa dân gian mà người bệnh có thể áp dụng là:

  • Bài thuốc từ lá trầu không: Lá trầu không có vị thơm, tính ấm được sử dụng để kháng khuẩn, tiêu viêm. Sử dụng lá trầu không để nấu nước rửa mặt được đánh giá là bài thuốc lành tính điều trị chứng nổi mẩn hiểu quả.
  • Mặt nạ nha đam: Trong nha đam có nhiều vitamin và khoáng chất, dùng phần gel của nha đam thoa nhẹ lên vùng da quanh mắt sẽ giúp làm dịu mát da, hạn chế tình trạng sưng viêm.
  • Mặt nạ dầu dừa trà xanh: Trà xanh chứa nhiều chất oxi hóa và khoáng chất hạn chế tình trạng bong tróc vảy trên vùng da quanh mắt. Sử dụng hỗn hợp dầu dừa trà xanh thoa trên mặt trong 15 phút để tiêu viêm, diệt khuẩn, giảm nổi mẩn đỏ ngứa.
Cách chữa dị ứng mẩn ngứa bằng mẹo dân gian chỉ phù hợp với những người có mức độ bệnh nhẹ
Cách chữa dị ứng mẩn ngứa bằng mẹo dân gian chỉ phù hợp với những người có mức độ bệnh nhẹ

Lưu ý: Các mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà chỉ nên áp dụng với thể bệnh cấp tính hoặc triệu chứng nhẹ. Nếu áp dụng các mẹo này mà bệnh không đỡ hoặc có dấu hiệu nặng hơn, bạn cần đi khám để được bác sĩ tư vấn, kê đơn thuốc.

Sử dụng thuốc Tây y điều trị nổi mẩn đỏ quanh mắt

Thuốc tây y có công dụng điều trị nhanh chóng, hiệu quả chữa bệnh chỉ trong vòng 1 – 2 ngày. Bác sĩ tùy theo từng triệu chứng, mức độ sẽ chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc chữa mẩn đỏ phổ biến dưới đây:

  • Thuốc kháng Histamin H1: Thường dùng có Clorpheniramin, Promethazin hydroclorid, Diphenhydramine, Fexofenadin, Cetirizin và Loratadin. Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của chất trung gian Histamin trong máu để giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt: Nổi mẩn đỏ quanh mắt khiến mắt bị nổi cộm, đau rát, bị nhắm khi nhằm mở mắt. Trong trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc nhỏ mắt có công dụng co mạch như: Phenylephrin, Naphazoline và Tetrahydrozoline hay các loại thuốc nhỏ mắt có tác dụng kiểm soát tế bào mast trên da.
  • Sử dụng thuốc có chứa thành phần Coricoid: Thuốc bôi có chứa thành phần Corticoid được chỉ định dùng trong những trường hợp các triệu chứng bệnh nặng. Thuốc được sử dụng bằng cách bôi trực tiếp lên vùng da mẩn đỏ quanh mắt để giảm ngứa, tiêu viêm. Tuy nhiên thành phần Coricoid có thể làm khô, thâm sạm vùng da quanh mắt. Vì vậy người bệnh chỉ sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn và kê đơn của dược sĩ.

Thuốc Tây y có công dụng điều trị nhanh nhưng thường xuyên xảy ra tác dụng phụ, đặc biệt là khi sử dụng lên vùng da nhạy cảm như mắt. Vì vậy, người bệnh cần tuân theo các hướng dẫn về liều lượng và thời gian uống thuốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Cách phòng ngừa nổi mẩn đỏ quanh mắt

Vùng da quanh mắt rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nếu không được chăm sóc đúng cách. Vì vậy, khi bị nổi mẩn đỏ quanh mắt, người bệnh cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, thư giãn và tránh xa những yếu tố có khả năng gây hại. Đồng thời, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế tình trạng bệnh như sau:

Bị Nổi Mẩn Đỏ Quanh Mắt: Nguyên Nhân, Hướng Điều Trị
Cách phòng ngừa bị nổi mẩn đỏ quanh mắt
  • Sử dụng sữa rửa mặt có độ pH phù hợp để làm sạch, cân bằng độ ẩm trên da.
  • Không dùng tay sờ dịu mắt vì có thể khiến các nổi mẩn trở nên đau rát, ảnh hưởng đến thị lực và làm xuất hiện trình trạng bộ nhiễm trên da mặt.
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng da chứa nhiều vitamin E, B và kẽm để cân bằng độ ẩm, hạn chế tình trạng nóng rát, tróc vảy trên da.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và khóm bụi. Khi ra ngoài nên mang theo kính râm để che chắn vùng mắt, tránh sự tác động của tia UV
  • Khi vùng da quanh mắt bị ngứa, nóng rát, nên dùng nước mát để làm dịu da và loại bỏ bớt bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Người bệnh cần hạn chế sử dụng điện thoại tránh làm mắt khô, mỏi, đau nhức.
  • Hình thành thói quen ngủ nghỉ đúng giờ để da và mắt luôn được thư giãn.
  • Hạn chế trang điểm quá kĩ vùng mắt hay sử dụng các biện pháp làm đẹp tác động trực tiếp vào vùng da này như: nhấn mí, nối mi, uốn mi mắt.
  • Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp dành cho vùng da quanh mắt. Người bệnh nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê.

Bị nổi mẩn đỏ ở vùng da quanh mắt sẽ không quá đáng lo ngại nếu bạn hiểu về các triệu chứng bệnh và biết cách chăm sóc, xử lý. Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo