Nổi Mẩn Đỏ Ở Mông Nhưng Không Ngứa Do Đâu? Cách Điều Trị

Nổi mẩn đỏ được xem là biểu hiện của dị ứng, kích ứng, thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt nhiều trường hợp bị nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa lo lắng rằng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Để biết rõ nguyên nhân gây bệnh, cách xử lý và phòng ngừa hiện tượng này, bạn đọc hãy tham khảo ngay nội dung ở bài viết dưới đây.

Nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa là biểu hiện bệnh gì?

Nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa là bệnh da liễu có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, bao gồm cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh dù không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại cản trở quá trình sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống. Nếu muốn cải thiện tình trạng này, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây ra. Thực tế có không ít trường hợp bị nổi mẩn ngứa, sưng đỏ ở mông, không kèm theo cảm giác ngứa không biết là bệnh gì.

Theo chia sẻ của chuyên gia, đây có thể là biểu hiện của một số bệnh như:

Viêm da dị ứng gây nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa

Viêm da dị ứng còn được gọi là bệnh chàm – bệnh lý ngoài da phổ biến có triệu chứng là khô da, nổi mẩn đỏ, bong tróc khi gãi. Tình trạng này rất dễ xuất hiện ở mông hoặc toàn thân. Nguyên nhân gây chàm thường do cơ địa, di truyền, thời tiết, tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Thông thường, những nốt ban đỏ ở mông do viêm da dị ứng gây ra không ngứa nhưng lại tạo cho người bệnh cảm giác vô cùng khó chịu.

Chàm gây ra hiện tượng nổi mẩn đỏ ở mông không ngứa ở trẻ nhỏ
Chàm gây ra hiện tượng nổi mẩn đỏ ở mông không ngứa ở trẻ nhỏ

Viêm da cơ địa

Mông được xem là bộ phận nhạy cảm của cơ thể, là nơi tiếp xúc trực tiếp với cơ quan bài tiết nên có khả năng cao bị nhiễm khuẩn hoặc mắc các bệnh da liễu. Những trường hợp bị viêm da cơ địa ở mông có thể xuất hiện mẩn đỏ, nổi ban, nứt nẻ nhưng không ngứa. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này thường là di truyền, sự suy giảm hệ miễn dịch, tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất độc hại, sản phẩm tẩy rửa. Viêm da cơ địa ở mông dù không gây nguy hiểm nhưng sẽ khiến người bệnh khó chịu, mất ngủ, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc được biết đến là một trong những bệnh lý thường gặp, có các biểu hiện là nổi mẩn đỏ ở mông hoặc toàn thân, được hiểu là tình trạng da dị ứng với các tác nhân gây kích ứng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể như kim loại, hóa mỹ phẩm, quần áo, xà phòng,… Đây là hiện tượng có thể khiến người bệnh bị nổi mẩn đỏ sần sùi ở mông, khô da hoặc tiết dịch nhưng không ngứa.

Nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa do phát ban nhiệt

Hiện tượng phát ban nhiệt gây nổi mẩn đỏ ở mông thường xuất hiện khi thời tiết nóng bức, tuyến mồ hôi hoạt động liên tục khiến da đổ nhiều mồ hôi hơn, từ đó làm tắc nghẽn nang lông, hình thành nốt mẩn đỏ.

Trong trường hợp phát ban nhiệt, người bệnh có thể bị sốt cao đến 39 độ, sau đó các nốt mẩn đỏ dạng tròn sẽ xuất hiện trên bề mặt da. Nốt mẩn thường mọc ở các vùng da dễ cọ xát như mông.

Nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa do phát ban nhiệt
Nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa do phát ban nhiệt

Vảy nến

Không ít trường hợp nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa là do vảy nến. Hiện tượng này có thể gây ra những nốt mẩn đỏ có mảng trắng ở một hoặc hai bên mông, thậm chí toàn thân. Nguyên nhân gây bệnh là hệ miễn dịch phản ứng quá mức, tấn công trực tiếp vào lớp biểu bì của da, từ đó các tế bào này phát triển quá mức và hình thành nốt sưng lên, ửng đỏ hơn.

U xơ da

U xơ da là hiện tượng rối loạn da phổ biến, rất dễ gây nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa. Trong trường hợp mô da hoạt động quá mức sẽ dẫn đến hiện tượng khối u hình thành dưới da, các nốt sưng do u da thường có màu đỏ hoặc nâu, tập trung thành mảng, có kích thước trung bình từ 3 – 7cm.

U xơ da xuất hiện do độc tố từ môi trường tự nhiên khiến vùng da mông bị viêm, nhiễm trùng, ngoài ra còn một số yếu tố gây bệnh như stress kéo dài, chế độ sinh hoạt không khoa học gây rối loạn chức năng của tế bào da ở vùng mông.

Nguyên nhân gây bệnh

Như đã nói, tìm hiểu nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa vô cùng quan trọng vì người bệnh có thể dễ dàng có biện pháp xử lý và phòng ngừa.

Bệnh có thể xuất hiện do di truyền, cơ địa
Bệnh có thể xuất hiện do di truyền, cơ địa
  • Di truyền: Trong trường hợp gia đình có người đã từng bị các bệnh về da thì khả năng cao bạn cũng bị nổi mẩn đỏ, dị ứng với tỷ lệ lên đến 80% so với người bình thường.
  • Cơ địa: Những đối tượng có cơ địa ốm yếu, thể trạng kém, hay nhạy cảm và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại từ bên ngoài sẽ mẫn cảm với các dị nguyên như lông động vật, khói bụi, phấn hoa. Lý do là bởi trong máu của họ chứa kháng thể lympho T vô cùng mẫn cảm. Đây là nguyên nhân khiến họ dễ bị nổi mẩn đỏ khắp cơ thể, đặc biệt là vùng mông.
  • Yếu tố môi trường: Môi trường sống, làm việc nếu quá độc hại, có nhiều hóa chất, bụi bẩn sẽ tăng khả năng bị dị ứng, kích ứng, nổi mẩn đỏ ở mông hơn những người sống trong môi trường sạch sẽ. Thông thường, các tác nhân gây ô nhiễm sẽ thông qua đường hô hấp để đi vào máu hoặc tiếp xúc trực tiếp với da và gây ra các triệu chứng khó chịu.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Suy giảm hệ miễn dịch cũng được xem là nguyên nhân nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa. Với những ai có hệ miễn dịch kém, nhất là trường hợp mắc bệnh về gan, hô hấp, cơ thể dễ bị vi khuẩn tấn công và khó có thể chống lại chúng. Lúc này chất độc từ môi trường bị tích tụ gây nổi mẩn đỏ.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Phần lớn triệu chứng nổi mẩn đỏ ở mông không ngứa là dấu hiệu của bệnh da liễu thông thường. Triệu chứng này thường tự khỏi sau vài ngày.

Tuy nhiên đối với những trường hợp mẩn đỏ nổi ở mông kéo dài dai dẳng kèm theo một vài triệu chứng sau, bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu để sớm khám chữa:

  • Nổi mẩn đỏ kèm theo sốt cao từ 38- 41 độ.
  • Mẩn đỏ tập trung thành các mảng rộng, lan nhanh đột ngột sang các vùng da khác như lưng, bụng.
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng ở vùng da nổi mẩn, xuất hiện các bọng nước màu xanh, vàng đỏ. Bọng nước vỡ kèm theo máu.
  • Mẩn đỏ sưng to, đau đớn khi chạm vào.
  • Vùng mông hoặc chân tay bị sưng tấy lên.
  • Khó thở, vùng cổ họng có cảm giác như bị nghẹt.
Dị ứng khiến da bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy kéo dài nên khám bác sĩ
Dị ứng khiến da bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy kéo dài nên khám bác sĩ

Sau khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ phác đồ liệu trình chữa bệnh phù hợp dành cho bạn.

Cách chữa trị nổi mẩn đỏ ở mông hiệu quả, nhanh chóng

Nổi mẩn đỏ ở mông không ngứa thường khiến người bệnh cảm thấy bất tiện, khó chịu. Khi có những dấu hiệu của bệnh, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được xác định tình trạng bệnh và chỉ định thuốc chữa. Trong trường hợp bác sĩ đưa ra lời khuyên chữa trị tại nhà mà không điều trị nội trú, bạn có thể áp dụng các phương pháp chữa trị nổi mẩn đỏ ở mông hiệu quả, nhanh chóng.

Cách chữa trị nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa tại nhà

Nếu tình trạng nổi mẩn đỏ ở mông của bạn không quá nghiêm trọng, các biểu hiện hiện ở mức độ nhẹ, không gây ngứa ngáy hay đau rát thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp chữa đơn giản tại nhà như:

Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể

Chế độ ăn uống có tác dụng loại trừ tình trạng bệnh từ bên trong. Khi bị nổi mẩn đỏ ở mông, người bệnh nên tránh xa các loại hải sản như: cá, tôm, cua, mực. Các thực phẩm này có tác động trực tiếp đến sự phát triển và lây lan của vi nấm.

Trong giai đoạn này, cơ thể cần nạp thêm các chất xơ trong rau củ, các loại trái cây giàu vitamin C, A, E như cam, bưởi. Đồng thời bạn cũng cần chú ý tránh xa các sản phẩm có hại cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá, cafe, …

Chăm sóc da đúng cách

Vùng da mông nổi mẩn đỏ nếu không được chăm sóc đúng cách cũng có thể sẽ lây lan sang các vùng da lân cận. Chính vì vậy, người bệnh cần áp dụng các phương pháp chăm sóc da đúng cách để hạn chế tình trạng này như:

Nổi Mẩn Đỏ Ở Mông Nhưng Không Ngứa Do Đâu? Cách Điều Trị
Chăm sóc da đúng cách sẽ góp phần giảm mẩn đỏ trên da
  • Sử dụng các sản phẩm tắm gội lành tính, chứa ít hóa chất.
  • Mặc quần áo thoáng mát, sạch sẽ, chất liệu thấm hút mồ hôi để tránh da bị bức bí gây viêm nhiễm nặng hơn.
  • Tuyệt đối không xịt nước hoa lên các vùng da trên cơ thể.
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật nuôi, hóa chất tẩy rửa,…
  • Không đưa tay lên gãi, xoa vùng da ở mông làm lây lan sang các vùng da khác.

Áp dụng các bài thuốc dân gian

Khi bị nổi mẩn và ngứa da mức độ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc tắm, ngâm rửa từ dân gian để giảm nhẹ tình trạng ngứa, khó chịu. Một số cách giảm ngứa dân gian mà bạn có thể áp dụng gồm:

  • Chữa nổi mẩn ngứa ở mông bằng lá kinh giới: Lấy 1 nắm lá kinh giới rửa sạch, đun sôi với nước và dùng nước đó để tắm rửa vùng da bị nổi mẩn đỏ, ngứa.
  • Uống nước rau má chữa nổi mẩn ngứa: Rau má có tính mát, giải nhiệt độc. Vì vậy, nhiều người sử dụng rau má, rửa sạch, xay nhuyễn và lọc lấy nước để uống hàng ngày để hạn chế tình trạng nổi mẩn.
  • Dùng lá khế giảm nổi mẩn ngứa: Hái nắm lá khế, rửa sạch và đun sôi với nước trong 5 – 10 phút. Gạn lấy nước, để đến khi còn ấm thì cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để tắm, rửa vùng da bị ngứa.
Nổi Mẩn Đỏ Ở Mông Nhưng Không Ngứa Do Đâu? Cách Điều Trị
Kinh giới là một vị thuốc quý trong dân gian

Dùng thuốc Tây y chữa nổi mẩn đỏ

Khi bị mẩn đỏ ở mông, người bệnh cần sử dụng kết hợp giữa thuốc uống và thuốc bôi để đem lại hiệu quả chữa trị tốt nhất. Tốt nhất, người bệnh nên đến cơ sở y tế, gặp bác sĩ để được kê đơn và kiểm tra tình trạng bệnh. Một số loại thuốc Tây có thể sử dụng như:

  • Thuốc uống: thuốc uống chứa steroid, thuốc kháng sinh, thuốc uống kháng histamin để giảm tình trạng viêm nhiễm và lan rộng các nốt mẩn đỏ.
  • Thuốc bôi ngoài da: thuốc bôi có chứa steroid để giảm sưng, kem bôi retinold để giảm viêm và các loại kem dưỡng chứa nhiều vitamin E cho làn da dịu nhẹ.

Sử dụng thuốc Đông y

Trong Đông y, nổi mẩn đỏ ở mông do phong thấp xâm nhập vào bì phu, tà khí uất tại cơ bì, trường vị thấp nhiệt lại cảm phong tà. Các bài thuốc Đông y tập trung điều trị bệnh từ căn nguyên, tuy tác dụng chậm nhưng hiệu quả lâu dài, hạn chế tái phát.

Các vị thuốc nam quý như: kim ngân cành, bồ công anh, đơn đỏ, ké đầu ngựa, diệp hạ châu, cúc tần… có công dụng thanh nhiệt, giải độc điều trị hiệu quả các chứng nổi mẩn đỏ không ngứa ở mông.

Tuy nhiên, khi sử dụng riêng lẻ, các dược liệu trên có dược tính không cao, chỉ có thể làm giảm nhẹ triệu chứng nổi mẩn đỏ. Nếu muốn xử lý dứt điểm tình trạng nổi mẩn đỏ, bạn có thể sử dụng các bài thuốc kết hợp nhiều dược liệu cùng nhau để nâng cao hiệu quả.

Một số lưu ý cần nhớ

Nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa dù không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống. Do vậy ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh còn cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây để tăng hiệu quả cải thiện và phòng ngừa:

  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da, thuốc bôi ngoài da dịu nhẹ, chứa thành phần tự nhiên, không gây kích ứng.
  • Bạn nên vệ sinh cơ thể thật sạch, đảm bảo khô thoáng để tránh lỗ chân lông bị bít tắc, ngăn vi khuẩn hình thành, sinh sôi.
  • Nên mặc quần áo thoáng mát, chất liệu cotton dễ thấm hút mồ hôi và tránh ma sát với da.
  • Bạn không nên ngồi quá lâu một chỗ, sau mỗi 2 tiếng hãy đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng sẽ hạn chế được những nốt mẩn đỏ xuất hiện ở mông.
  • Tuyệt đối không cào gãi, chà xát lên mông vì việc làm này sẽ tăng nguy cơ lở loét, viêm nhiễm.
  • Thường xuyên vệ sinh khu vực sinh sống, làm việc, mở cửa sổ giúp thoáng khí, hạn chế sự xuất hiện của côn trùng, ẩm mốc.
  • Bạn nên tránh xa các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất tẩy rửa, xà phòng.
  • Chú ý xây dựng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin, khoáng chất, protein có trong rau xanh, trái cây, sữa chua, hải sản, thịt, cá,….

Nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa không phải là tình trạng hiếm gặp. Các chuyên gia cho biết dù không nguy hiểm nhưng đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý ngoài da. Người bệnh không được chủ quan, cần sớm thăm khám để bác sĩ tư vấn và nhận phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh đó bạn cũng nên chú ý đến thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp nâng cao thể trạng, phòng bệnh tốt hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo