Ngứa Loét Da Là Bệnh Gì, Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý Tốt

Ngứa loét da thường do vi khuẩn, virus tấn công dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe. Đây có thể là cảnh báo của một số bệnh da liễu nghiêm trọng, cần được xử lý. Để biết rõ nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiện tượng này, bạn đọc đừng bỏ qua thông tin ở bài viết dưới đây. 

Ngứa loét da là bệnh gì?

Ngứa loét da là nỗi ám ảnh, lo sợ của nhiều người vì nó gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau đớn vô cùng khó chịu. Da của người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn, lở loét, sưng đỏ hoặc xuất hiện mủ. Nếu không có biện pháp xử lý từ sớm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, đời sống sinh hoạt.

Người bệnh ngứa da có thể bị nhiễm khuẩn, lở loét, sưng đỏ hoặc xuất hiện mủ
Người bệnh ngứa da có thể bị nhiễm khuẩn, lở loét, sưng đỏ hoặc xuất hiện mủ

Ngứa loét da thường bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác nên nhiều người áp dụng sai cách điều trị. Tùy thuộc vào bệnh lý đang gặp, người bệnh có thể thấy những triệu chứng như:

  • Ngứa râm ran và tăng mức độ về đêm.
  • Làn da mất đi độ ẩm và gây ra cảm giác căng cứng, nhất là sau khi dùng sữa tắm hay sữa rửa mặt.
  • Có mụn nước nhỏ ti ti nổi lên, chứa mủ viêm hoặc nước, đặc biệt xung quanh vùng mụn bị sưng nhẹ.
  • Da đỏ rát, nứt nẻ, bong tróc thành nhiều mảng trắng.
  • Hiện tượng ngứa loét da có thể khiến da trợt loét, xuất huyết, tổn thương trên diện tích lớn.

Nguyên nhân gây bệnh ngứa loét da

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa loét da, bao gồm cả yếu tố bên trong cơ thể và tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài:

Chốc lở

Chốc lở hình thành chủ yếu ở đối tượng trẻ em và thường do nhiễm khuẩn da. Khi bị chốc lở, người bệnh thấy triệu chứng đặc trưng là bọng nước rải rác khắp cơ thể, có chứa dịch mủ.

Ban đầu chốc lở chỉ là những vết chốc thông thường, tuy nhiên sau một thời gian dài nếu không được điều trị sẽ xuất hiện vết loét ăn sâu xuống trung bình với diện tích rộng từ 2 – 3 cm. Tình trạng này ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, sinh hoạt, đặc biệt nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng như nhiễm trùng máu, hoại tử.

Chốc lở ở trẻ em có thể gây loét da
Chốc lở ở trẻ em có thể gây loét da

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, từ trẻ em đến người lớn, được đặc trưng bởi các dấu hiệu như ngứa ngáy, da sần sùi, khô, bị bong tróc thành vảy, nứt nẻ và có thể gây đau rát.

Một số người chủ quan không tìm biện pháp chữa trị thì bệnh viêm da cơ địa ngày càng trở nên nghiêm trọng với những cơn ngứa ngáy dữ dội. Nếu người bệnh càng cào gãi sẽ gây ra hiện tượng ngứa loét da kèm theo các hệ lụy nguy hiểm.

Bệnh lao da gây ngứa loét da

Một trong những nguyên nhân thường gặp của bệnh ngứa loét da là lao da. Đây là hiện tượng da bị nhiễm khuẩn mãn tính, khá hiếm gặp nhưng thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ em. Thời gian đầu ủ bệnh lao, người bệnh sẽ thấy các vết loét không đau, màu đỏ nhạt, da tiết mủ, có mùi hôi, sau đó vết loét lan rộng đến các vùng da lành khác.

Lao da được đánh giá là khá nguy hiểm, dễ để lại biến chứng, do đó ngay khi phát hiện các triệu chứng, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám để được điều trị đúng cách.

Chàm đồng tiền

Chàm đồng tiền có tên gọi khác là eczema, rất phổ biến ở nam giới trong độ tuổi khoảng 55 – 65 tuổi nhưng ít gặp đối với thanh thiếu niên, phụ nữ. Bệnh lý này đặc trưng bởi các tổn thương hình oval hoặc hình tròn, trên bề mặt vết thương bị sưng đỏ, có mụn nước. Nếu vô tình tác động sẽ khiến mụn nước tự vỡ, chảy dịch, tạo ra vết lở loét.

Chàm đồng tiền dù khá lành tình nhưng lại dễ tái phát, kéo dài dai dẳng và tạo nhiều tổn thương trên da, do đó bạn không nên chủ quan, cần sớm thăm khám.

Chàm đồng tiền có thể gây ngứa loét da cùng nhiều triệu chứng khác
Chàm đồng tiền có thể gây ngứa loét da cùng nhiều triệu chứng khác

Tổ đỉa

Tổ đỉa có thể gây ngứa loét da. Bệnh lý này xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ với dấu hiệu là mụn nước sâu, cứng, khó vỡ, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân, kẽ tay, chân hoặc một số trường hợp bị mụn nước ở mu bàn tay, mu bàn chân.

Tổ đỉa không có khả năng lan rộng như các bệnh da liễu khác nhưng sẽ để lại tổn thương dai dẳng khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt hình thành vết loét trên da, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Ghẻ ngứa gây loét da

Ghẻ ngứa là một dạng phát ban hình thành do bọ ghẻ, vi khuẩn tấn công khi tiếp xúc với nguồn nước bẩn hoặc không vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Biểu hiện của ghẻ ngứa là da ửng đỏ, có mụn nước gây ra cảm giác ngứa ngáy, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Đặc biệt khi ghẻ xuất hiện ở trẻ nhỏ khiến các bé cào gãi nhiều do chưa ý thức được mức độ nghiêm trọng của bệnh dẫn đến vết thương hở, xước da, về lâu dài gây lở loét và khiến tổn thương lây lan sang các vùng da khác.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc cũng là nguyên nhân của hiện tượng ngứa loét da. Bệnh hình thành do tiếp xúc với hóa chất độc hại, chất gây kích ứng. Viêm da tiếp xúc gây khô da, bong tróc, đồng thời trên da sẽ xuất hiện các mụn nước li ti.

Nếu không cẩn thận, vô tình tác động hoặc cào gãi nhiều, người bệnh sẽ bị loét da, lúc này vết thương hở hình thành khiến vi khuẩn tấn công gây ra nhiều biến chứng.

Ngứa loét da do giang mai

Có thể bạn chưa biết, giang mai có biểu hiện đặc trưng là ngứa loét da. Đây là bệnh lý lây qua đường tình dục vô cùng nguy hiểm, xuất hiện do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Người bị giang mai thường thấy tổn thương ở niêm mạc cơ quan sinh dục và tác động đến nhiều cơ quan khác như hệ tim mạch, thần kinh, xương khớp.

Ban đầu, bệnh giang mai gây ra vết loét kèm theo biểu hiện đào ban, bỏng nước. Khi bệnh tiến triển nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm phá hủy hệ thống thần kinh trung ương khiến người bệnh bị bại liệt, tàn tật.

Giang mai gây ra tình trạng loét da và nhiều biến chứng nguy hiểm
Giang mai gây ra tình trạng loét da và nhiều biến chứng nguy hiểm

Mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục bị gây ra bởi virus Herpes Simplex (HSV), dù không đe dọa tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, công việc, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh lý này gây ra các vết loét trên da, gây ngứa ngáy, đau rát, khó chịu.

Mụn rộp sinh dục rất dễ tái phát và gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, đặc biệt khiến phụ nữ mang thai bị sinh non, sảy thai hoặc di truyền sang con.

Nguyên nhân khác

Bên cạnh nguyên nhân do bệnh lý, ngứa loét da có thể hình thành do các yếu tố khác như:

  • Môi trường sống ô nhiễm, nguồn nước bẩn tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, vi nấm, liên cầu khuẩn tấn công gây ngứa ngáy, lở loét.
  • Người bệnh sử dụng thuốc bôi ngoài da chứa chất gây mòn da hoặc lạm dụng, không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khiến da bị lở loét.
  • Khi bị ngứa ngáy, người bệnh thường xuyên cào gãi, chà xát, từ đó tăng nguy cơ bội nhiễm trên da, mụn nước bị vỡ, tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi, làm tổn thương cả vùng da xung quanh.
  • Những người có hệ miễn dịch kém dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây ngứa loét da.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển lạnh hoặc hanh khô khiến da bị dị ứng, buộc phải cào gãi và làm viêm loét da.

Hiện tượng ngứa loét da có nguy hiểm không?

Ngứa loét da không đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, sinh hoạt, công việc. Về lâu dài, tình trạng loét mãn tính gây ra những cơn đau nhức liên tục khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và khó lành.

Tình trạng loét mãn tính gây ra những cơn đau nhức, da tổn thương nặng, khó lành
Tình trạng loét mãn tính gây ra những cơn đau nhức, da tổn thương nặng, khó lành

Một số biến chứng đáng lo ngại của bệnh ngứa loét da đó là:

  • Cơn đau nhức kéo dài, tăng dần về mức độ, người bệnh thấy xuất hiện bọng nước có mùi hôi khó chịu.
  • Khi bệnh tiến triển xấu rất dễ gây viêm da bội nhiễm tĩnh mạch.
  • Nếu ngứa loét da xảy ra với người bệnh tiểu đường sẽ tăng nguy cơ mắc thần kinh tiểu đường.
  • Hiện tượng này không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây hoại tử da, nhiễm trùng máu.

Ngứa loét da nếu không điều trị kịp thời có thể gây NHIỄM TRÙNG DA

LIÊN HỆ NGAY chuyên gia để được thăm khám, tư vấn kịp thời

Ngứa Loét Da Là Bệnh Gì, Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý Tốt

Cách xử lý hiệu quả

Để tránh tình trạng ngứa loét da gây nhiễm trùng, bội nhiễm, hoại tử da cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác, người bệnh cần tìm biện pháp xử lý từ sớm. Tùy theo mức độ và các triệu chứng cụ thể mà phương pháp điều trị ở từng người có thể khác nhau:

Mẹo dân gian

Mẹo dân gian được áp dụng khi ngứa loét da ở mức độ nhẹ, các tổn thương chưa lan rộng và chưa có hiện tượng nhiễm trùng. Phương pháp này sử dụng chủ yếu là các nguyên liệu tự nhiên sẵn có với độ an toàn, lành tính cao, có thể đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương da:

  • Tắm lá: Dân gian truyền tai nhau nhiều loại lá có khả năng giảm ngứa ngáy, diệt khuẩn, sát trùng, ngăn ngừa viêm nhiễm và làm lành tổn thương nhanh. Người bệnh có thể dùng các loại lá như trà xanh, lá khế, lá trầu không, ngải cứu, đun sôi và sử dụng nước lá để tắm hàng ngày khi có các biểu hiện của bệnh loét da.
  • Dùng nghệ tươi: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghệ tươi có chứa hoạt chất curcumin dồi dào cùng một số thành phần có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, sát trùng, ngăn ngừa hình thành sẹo. Khi bị ngứa loét da, người bệnh có thể dùng nước cốt nghệ trộn cùng muối, phèn chua để hấp cách thủy trong 15 phút, chờ nguội rồi thoa lên vùng da bị tổn thương.
  • Sử dụng nha đam: Các hoạt chất trong gel nha đam có tính sát khuẩn, khử trùng, kháng viêm tốt, đồng thời còn thải độc, giảm sưng, cải thiện ngứa ngáy, cấp ẩm và giúp vết thương phục hồi nhanh. Người bệnh ngứa loét da có thể lấy 1 nhánh nha đam tươi rửa sạch, loại bỏ lớp vỏ xanh, dùng gel nha đam thoa trực tiếp lên da , giữ trong khoảng 20 phút để hoạt chất thẩm thấu thì rửa lại bằng nước sạch.
  • Tinh dầu bạc hà: Loại tinh dầu này có khả năng giảm ngứa ngáy, sát trùng, diệt khuẩn, giảm đau tốt, khá lành tính nên dùng được cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Khi bị ngứa loét da, bạn có thể lấy 1 lượng vừa đủ tinh dầu để thoa lên vùng da tổn thương, kiên trì sau 2 tuần sẽ thấy hiệu quả tích cực.
Dùng nha đam làm dịu da, lành thương nhanh
Dùng nha đam làm dịu da, lành thương nhanh

Dùng thuốc Tây y

Nếu hiện tượng ngứa loét da tiến triển ở mức độ nghiêm trọng kèm theo nhiều biểu hiện khác, người bệnh cần tìm gặp bác sĩ để được tư vấn về loại thuốc phù hợp. Thuốc Tây y có thể cho hiệu quả cao, đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng. Tuy nhiên thuốc tân dược có khả năng gây ra tác dụng phụ nên cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc kháng sinh: Thường dùng nhằm mục đích ngăn ngừa viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng, đẩy nhanh quá trình lành thương. Thuốc kháng sinh trị ngứa loét da được chia thành 2 loại là dùng tại chỗ và dùng toàn thân. Trong đó thuốc tác dụng tại chỗ thường ở dạng bôi, có chứa hoạt chất sulfa diazin, neomycin, polymyxin,… Thuốc dùng toàn thân sử dụng qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Thuốc giảm đau: Đối với trường hợp ngứa loét da mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau Paracetamol hoặc thuốc kháng viêm không chứa steroid như Ibuprofen, Diclophenac,… Với những người có các triệu chứng nghiêm trọng hơn, có thể dùng Codein, Tramadol,…
  • Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này có khả năng ức chế hoạt động của một số chất trung gian gây dị ứng, giảm nhanh cơn ngứa ngáy khó chịu, làm lành da.
  • Thuốc sát trùng da: Nhóm thuốc này thường là thuốc bôi ngoài da như oxy già, Chlorhexidine, Cetrimide,… Thuốc sát trùng da có thể diệt khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng, tránh tình trạng bội nhiễm hay hoại tử da.
Thuốc giảm đau được chỉ định với những trường hợp bệnh nhẹ
Thuốc giảm đau được chỉ định với những trường hợp bệnh nhẹ

Nếu tình trạng ngứa loét da do nguyên nhân là mề đay, mẩn ngứa, dị ứng, phát ban, bà con có thể tham khảo cách điều trị dứt điểm bằng BÀI THUỐC MỀ ĐAY ĐỖ MINH của Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường chúng tôi.

Bài thuốc được nghiên cứu và bào chế từ thế kỷ XIX theo nguyên tắc trị bệnh từ GỐC đến NGỌN của YHCT. Liệu trình bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh hoàn chỉnh gồm có thuốc đặc trị bệnh, thuốc bổ gan dưỡng huyết và thuốc bổ thận giải độc.

Lấy tiêu độc, trừ tà làm cốt lõi, kháng viêm, định thần làm bổ trợ, bài thuốc này tác động tới bệnh theo cơ chế SONG TIÊU – ĐỒNG DƯỠNG. Cụ thể là:

KHÁM PHÁ: Bài thuốc gia truyền 150 năm Mề đay Đỗ Minh dứt điểm nổi mẩn đỏ, ngứa, dị ứng, mề đay

Cơ chế điều trị SONG TIÊU ĐỒNG DƯỠNG của bài thuốc gia truyền Mề đay Đỗ Minh
Cơ chế điều trị SONG TIÊU ĐỒNG DƯỠNG của bài thuốc gia truyền Mề đay Đỗ Minh

Đa số bệnh nhân khi tìm hiểu về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh chúng tôi đều quan tâm vấn đề thời gian dùng thuốc. Trên thực tế, chỉ sau khi thăm khám trực tiếp cho người bệnh, chúng tôi mới có thể đánh giá chính xác tình trạng ngứa loét da ra sao, từ đó tư vấn LIỆU TRÌNH CÁ NHÂN HÓA phù hợp.

Hiệu quả bài thuốc tác động tới từng trường hợp bệnh nhân là nhanh, chậm khác nhau. Có người 1-2 tháng dùng thuốc là khỏi nhưng không ít người phải dùng tới 3-4 tháng thuốc. Tại sao lại như vậy?

“Cơ thể mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt nên cơ địa, thể trạng, hệ miễn dịch đương nhiên là khác nhau. Có người hợp thuốc, thích ứng tốt với thuốc thì hiệu quả nhanh nhưng cũng có người cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng kém nên thời gian dùng thuốc sẽ khác nhau. Hơn nữa nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa loét da ở từng người lại không giống nhau. 

Do đó, khi sử dụng bài thuốc nam của chúng tôi hay bất kể bài thuốc thuộc đơn vị nào khác, tôi khuyên mọi người nên kiên trì, không bỏ dở giữa chừng và quan trọng là không dùng chung đơn thuốc của người khác khi chưa có sự tư vấn từ chúng tôi”, lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường) chia sẻ.

Video: Dv Nguyệt Hằng và nhiều người bệnh chia sẻ về hiệu quả điều trị với bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Đó là khía cạnh về tác dụng, còn thành phần bài thuốc thì sao?

Trong bối cảnh dược liệu bẩn tràn vào thị trường Việt Nam qua đường tiểu ngạch, nhiều đơn vị YHCT còn loay trong tìm kiếm nguồn cung dược liệu đảm bảo chất lượng. Nhà thuốc Đỗ Minh Đường chúng tôi đã tìm được hướng đi khác biệt: Tiên phong đầu tư xây dựng các vườn chuyên canh dược liệu sạch đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.

Sau nhiều năm nỗ lực, tới nay đơn vị đã sở hữu 3 vườn dược liệu với tổng diện tích trên 20ha, tự chủ khoảng 90% dược liệu đầu vào, 10% còn lại, đơn vị thu mua trực tiếp từ người đi rừng lâu năm. Nhờ đó dược liệu sử dụng trong bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh và tất cả các bài thuốc nam của dòng họ đều đảm bảo:

  • Sạch
  • Lành tính
  • Không chứa độc dược
  • Có thành phần dược tính cao

Một số thành phần chính sử dụng trong bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh là:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường phát triển nguồn dược liệu sạch, mục tiêu chăm sóc sức khỏe người Việt

Thành phần bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Gần 50 vị thuốc khác nhau sau khi được sơ chế sạch sẽ, cẩn thận, lương y Tuấn sẽ chịu trách nhiệm hoà trộn theo TỶ LỆ VÀNG bí truyền 5 đời dòng họ Đỗ Minh.

Bước tiếp theo, chúng tôi sẽ cho toàn bộ dược liệu vào hệ thống nồi chưng cất thuốc hiện đại, đun nấu ở nhiệt độ 55-70 độ C trong vòng 48h đồng hồ để tạo thành cao thuốc sánh mịn. Cao thuốc chỉ cần hoà tan vào nước ấm rồi uống trực tiếp.

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng. Đây chính là lựa chọn tối ưu dành cho những đối tượng nhạy cảm, sức đề kháng yếu như phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính… 

Gần 3 thế kỷ ứng dụng trong điều trị, qua sự hài lòng của hơn 150.000 bệnh nhân, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh đã khẳng định được hiệu quả vượt trội của mình. 

THAM KHẢO: [GÓC PHẢN HỒI] Hiệu quả bài thuốc Mề đay Đỗ Minh qua khảo sát và chia sẻ của người bệnh

Phản hồi người bệnh về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Phản hồi người bệnh về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Bạn đọc quan tâm đến bài thuốc chữa ngứa loét da có thể liên hệ Nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường để được tư vấn cụ thể hơn:

Ngứa Loét Da Là Bệnh Gì, Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý Tốt

Lưu ý để ngăn ngừa và cải thiện ngứa loét da

Ngứa loét da có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi và tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng, do đó bạn cần đặc biệt chú ý đến những vấn đề sau đây để ngăn ngừa và hỗ trợ cải thiện bệnh:

  • Cần giữ môi trường sống, làm việc sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại như khói bụi, bụi bẩn, hóa chất độc hại.
  • Nên tắm rửa hàng ngày để tránh vi khuẩn, virus tấn công gây ngứa ngáy, bong tróc, lở loét da.
  • Khi đi ra ngoài nên thoa kem chống nắng, mặc đồ bảo hộ, che chắn cẩn thận.
  • Không dùng sản phẩm chăm sóc, dưỡng da có chứa thành phần gây bào mòn hoặc gây hại cho da, thay vào đó hãy ưu tiên dùng sản phẩm lành tính, được điều chế từ dược liệu tự nhiên.
  • Khi bị ngứa loét da nên đảm bảo da khô thoáng, sạch sẽ, dùng nước muối loãng để vệ sinh nhằm khử trùng, sát khuẩn.
  • Tránh cào gãi, tác động nhiều đến vùng da bị sưng viêm, tuyệt đối không tự chích nặn nốt mụn đang sưng, mưng mủ vì có khả năng gây nhiễm trùng nguy hiểm.
  • Chọn trang phục phù hợp, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Không được dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn, quần áo, chăn gối với người bệnh để tránh lây lan.
  • Người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
  • Không nên ăn đồ ăn cay nóng, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, tránh xa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Nếu có những biểu hiện bất thường hoặc cơn ngứa ngáy trở nên dữ dội, kéo dài, cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ xử lý.

Ngứa loét da có thể là cảnh báo của một số bệnh lý đáng lo ngại, do đó người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Việc điều trị chậm hoặc sai cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất bạn nên thăm khám với bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp xử lý phù hợp, không nên tự ý mua thuốc về dùng vì điều này có thể gây nhiễm trùng hoặc nhiều hệ lụy khác.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo