Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Tiêu hóa | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hồ Chí Minh

Xuất huyết dạ dày là một căn bệnh không được xem nhẹ. Nếu không có phương pháp can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vậy đối với tình trạng này cần xử lý như thế nào cho hiệu quả? Cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân triệu chứng của căn bệnh này qua bài viết sau.

    Định nghĩa bệnh xuất huyết dạ dày

    Xuất huyết dạ dày là một triệu chứng thường gặp của đường tiêu hóa. Triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này đó là nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Đây là một triệu chứng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và triệt để có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

    Xuất huyết dạ dày là một triệu chứng nguy hiểm của đường tiêu hóa
    Xuất huyết dạ dày là một triệu chứng nguy hiểm của đường tiêu hóa

    Bệnh xuất hiện dạ dày có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Trong đó nam giới ở độ tuổi từ 20-50 là đối tượng chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các chuyên gia có thể dễ dàng xác định nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày. Từ đó giúp đưa ra hướng chỉ định phù hợp cho người bệnh.

    Nguyên nhân xuất huyết dạ dày

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh xuất huyết dạ dày, bao gồm:

    • Do viêm loét dạ dày tá tràng: Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày. Các ổ viêm loét bên trong niêm mạc dạ dày nếu không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu.
    • Uống nhiều rượu bia: Lạm dụng rượu bia khiến cho lớp niêm mạc của dạ dày tăng thẩm thấu. Nếu không điều trị sớm sẽ gây ra tình trạng xuất huyết.
    • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thường xuyên sử dụng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ khiến cho các vết loét ở niêm mạc dạ dày bị kích thích dẫn đến chảy máu.
    • Lạm dụng thuốc kháng sinh: Tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh đó là gây ra tình trạng viêm loét dạ dày. Thường xuyên sử dụng loại thuốc này sẽ khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến xuất huyết nội.
    • Giãn mao mạch thực quản: Những người bị xơ gan hoặc có cục máu đông ở tĩnh mạch cửa thường gặp phải tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
    • Hội chứng Mallory Weiss: Mallory Weiss là thuật ngữ chỉ những người có vết rách ở dạ dày thực quản. Hội chứng này khiến niêm mạc bao tử bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến xuất huyết dạ dày kèm theo tình trạng nôn mửa.
    • Căng thẳng kéo dài: Ở những người bị trầm cảm, căng thẳng, stress kéo dài, dịch vị dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường. Đây là nguyên nhân khiến bạn bị viêm loét và xuất huyết bao tử.
    • Bệnh viêm ruột: Bao gồm các bệnh như viêm loét đại tràng, viêm loét trực tràng, bệnh Crohn. Trong đó, vùng niêm mạc dạ dày nếu bị viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu.
    • Bệnh lý túi thừa: Những túi thừa này thường phình ra ở đường tiêu hóa. Nếu chúng bị nhiễm trùng hoặc sưng viêm sẽ làm tăng nguy cơ gây xuất huyết dạ dày.
    • Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày khiến cho lớp niêm mạc bao tử bị suy yếu, dễ tổn thương và gây ra tình trạng xuất huyết.

    Đối tượng xuất huyết dạ dày

    Xuất huyết tiêu hóa là một bệnh lý phổ biến của đường tiêu hóa mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Dưới đây là nhóm đối tượng dễ bị bệnh:

    Sử dụng rượu bia thuốc lá làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày
    Sử dụng rượu bia thuốc lá làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày

    • Người thường xuyên sử dụng rượu bia, các chất kích thích, thuốc lá.
    • Người lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm Non-steroid hoặc Aspirin.
    • Người có thói quen ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chua.
    • Người có thói quen bỏ bữa hoặc ăn khuya.
    • Người thường xuyên thức khuya để làm việc, ngủ không đủ giấc.
    • Người làm các công việc bê vác nặng nhọc trong thời gian dài.
    • Người bị trầm cảm, căng thẳng, stress kéo dài.
    • Người bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, nhiễm khuẩn Hp hoặc bị các bệnh về đường tiêu hóa khác.

    Triệu chứng xuất huyết dạ dày

    Nếu có một trong các triệu chứng dưới đây, có thể bạn đã bị xuất huyết dạ dày:

    • Đau bụng thượng vị: Phần niêm mạc dạ dày bị tổn thương do xuất huyết dạ dày gây ra tình trạng đau bụng thượng vị, cơn đau có thể lan ra phía sau lưng.
    • Thay đổi sắc tố da: Người bệnh bị xuất huyết dạ dày, dẫn đến tình trạng mất máu, gây suy nhược, mệt mỏi, da dẻ tái nhợt và thiết sức sống.
    • Buồn nôn, nôn ra máu: Người bệnh cảm thấy chướng bụng, đầy bụng, buồn nôn, có thể nôn ra thức ăn hoặc có lẫn máu.
    • Đi ngoài ra máu: Trong phân của người bệnh có lẫn máu đen như bã cà phê, mùi hôi tanh khó chịu. Trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ đại tiện ra máu đỏ tươi.
    • Thiếu máu: Tình trạng xuất huyết bao tử kéo dài khiến người bệnh bị thiếu máu, dễ bị hoa mắt, chóng mắt, choáng váng, xây xẩm mặt mày, cơ thể xanh xao, đổ mồ hôi, tụt huyết áp hoặc ngất xỉu. 
    • Mệt mỏi, suy nhược: Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó thở, thở dốc, chán ăn, ăn không ngon. Từ đó dẫn đến suy dinh dưỡng và suy nhược.

    Biến chứng xuất huyết dạ dày

    Xuất huyết dạ dày có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: 

    • Làm tăng nguy cơ gây thủng dạ dày, tá tràng.
    • Người bệnh thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt, chân tay lạnh, tụt huyết áp, mạch đập yếu.
    • Nếu bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến thiếu máu mạn tính, khiến cơ thể suy nhược, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
    • Xuất huyết ồ ạt gây thiếu máu nghiêm trọng hoặc công thức máu thấp.
    • Lây lan tình trạng viêm cho các cơ quan nội tạng xung quanh, làm nặng thêm các bệnh như bệnh tim, phổi, thận, gan, não.
    • Biến chứng thành ung thư.

    Chảy máu bao tử làm tăng nguy cơ bị thủng dạ dày
    Chảy máu bao tử làm tăng nguy cơ bị thủng dạ dày

    Chẩn đoán xuất huyết dạ dày

    Để chẩn đoán chính xác bệnh xuất huyết dạ dày, bác sĩ có thể áp dụng một số thủ thuật y khoa như sau:

    • Xét nghiệm máu: Có tác dụng theo dõi công thức máu, tốc độ máu, số lượng tiểu cầu và chức năng gan.
    • Xét nghiệm phân: Để xác định nguyên nhân gây chảy máu dạ dày.
    • Nội soi dạ dày: Nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh, theo dõi được tình trạng xuất huyết bên trong. Nếu không phát hiện được nguyên bác sĩ có thể nội soi lại hoặc sử dụng các thủ thuật khác.
    • Nội soi ruột non: Giúp kiểm tra ruột non có gặp tình trạng bất thường nào không. Các thủ thuật được thực hiện bao gồm: Nội soi ruột non bằng ống đẩy, nội soi bằng bóng đôi và nội soi bằng viên nang. 
    • Tiêm thuốc: Người bệnh được tiêm chất ức chế bơm (PPI) để ngăn tình trạng xuất huyết dạ dày. Sau đó khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh sẽ quyết định có nên tiếp tục dùng PPI hay không.
    • Chụp X quang có baryt: Thủ thuật này cũng được sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa. Baryt là chất cản quang giúp nhìn thấy được đường tiêu hóa thông qua phim X-quang. Chất lỏng này an toàn cho sức khỏe nhưng ít được áp dụng hiện nay.
    • Máy quét có đồng vị phóng xạ: Bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ chất phóng xạ vào tĩnh mạch của người bệnh. Nếu chất phóng xạ thoát ra khỏi lòng mạch có nghĩa là có xuất huyết.
    • Chụp mạch máu: Bác sĩ tiêm chất cản quang vào tĩnh mạch người bệnh, sau đó chụp cắt lớp vi tính. Nếu niêm mạc có hiện tượng xuất huyết, chất cản quang này sẽ bị chảy ra ngoài.
    • Mở bụng thăm dò: Nếu những phương pháp trên không thể tìm được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật ngoại khoa để mở bụng thăm dò, kiểm tra đường tiêu hóa.

    Mục đích của việc thăm khám, chẩn đoán bệnh là để tìm ra  nguyên nhân gây chảy máu, vị trí và mức độ xuất huyết. Từ đó bác sĩ có thể đưa ra những tiên lượng về diễn biến của bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

    Điều trị xuất huyết dạ dày

    Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn những hướng điều trị như sau: 

    Điều trị nội khoa

    Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc điều trị như sau:

    • Thuốc tiêm giúp kiểm soát tình trạng chảy máu dạ dày bao gồm Ranitidine, Famotidine, Cimetidin,…
    • Thuốc kháng H2 và thuốc ức chế Proton bao gồm Nizatidine, Rabitidin, Cimetidin,…
    • Thuốc trung hòa axit và kháng axit trong dạ dày, phòng ngừa phản ứng viêm.
    • Thuốc tăng cường chất nhầy và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
    • Thuốc kháng sinh được chỉ định dùng trong trường hợp nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori.
    • Trường hợp người bệnh bị xuất huyết ồ ạt sẽ được cấp cứu nội soi cầm máu kết hợp với bơm thuốc cầm máu vào dạ dày.

    Điều trị nội khoa bằng thuốc tân dược
    Điều trị nội khoa bằng thuốc tân dược

    Điều trị chuyên khoa ung bướu

    Trường hợp người bệnh bị chảy máu dạ dày do ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u. Tùy vào giai đoạn bệnh và tình trạng xuất huyết, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp hóa trị và xạ trị.

    Điều trị ngoại khoa

    Trường hợp người bệnh bị xuất huyết do thủng hoặc chấn thương ở dạ dày, bắt buộc phải được điều trị bằng ngoại khoa. Cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để cầm máu và khâu lại vị trí bị tổn thương của dạ dày.

    Hướng điều trị khác

    Nếu người bệnh bị xuất huyết dạ dày do những nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ có các hướng điều trị bệnh cụ thể cho từng trường hợp như: Dùng thuốc ức chế miễn dịch, truyền tiểu cầu, truyền dịch NaCl 0,9% hoặc LR, truyền yếu tố đông máu,...

    Phòng tránh xuất huyết dạ dày

    Để hạn chế nguy cơ mắc phải hoặc tái phát bệnh xuất huyết dạ dày, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

    • Kiểm soát tốt tình trạng viêm dạ dày, đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.
    • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh lo âu, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
    • Hạn chế sử dụng rượu bia, nước ngọt có ga, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác.
    • Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chua, thức ăn có nhiều muối và đường tinh chế, thực phẩm chế biến sẵn, các loại dưa cà muối,...
    • Không nên vận động mạnh hoặc đi nằm ngay khi vừa ăn no.
    • Không được nhịn đói, bỏ bữa hoặc có thói quen ăn khuya.
    • Không lạm dụng các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh, thuốc giảm đau.
    • Thường xuyên tập luyện thể thao, nên tập luyện vừa sức để nâng cao sức khỏe.
    • Đến khám bệnh ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường của sức khỏe.

    Hy vọng thông qua bài viết trên đây bạn đọc đã hiểu rõ hơn về bệnh xuất huyết dạ dày. Từ đó, người bệnh cần chủ động xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *