Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Ngô Thị Hằng | Bệnh lý: Phụ khoa | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Tiền mãn kinh là vấn đề mọi nữ giới đều sẽ trải qua theo quy luật lão hóa tự nhiên, gây tác động tới cả sức khỏe, sinh lý và nhan sắc. Việc nắm rõ các cách chăm sóc sẽ giúp các chị em có thể hạn chế những ảnh hưởng khó chịu tới cơ thể. Dưới đây là chi tiết các thông tin về tình trạng này.

    Định nghĩa tiền mãn kinh

    Tiền mãn kinh là tình trạng xảy ra trước khi nữ giới chính thức mãn kinh hoàn toàn. Đây là giai đoạn chuyển tiếp có rất nhiều sự thay đổi lớn, tác động tới cơ thể của người phụ nữ.

    Tiền mãn kinh sẽ làm chức năng hoạt động ở buồng trứng suy giảm một cách rõ rệt. chu kỳ kinh nguyệt mất dần và không còn đều. Ngoài ra, khả năng sinh sản cũng bị giảm cho tới khi chấm dứt hẳn. Bên cạnh đó các chị em cũng sẽ có những triệu chứng biểu hiện khác nhau và mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào cơ thể mỗi người.

    Cho đến cuối giai đoạn tiền mãn kinh, lượng hormone estrogen được sản sinh ra sẽ rất ít.

    Tiền mãn kinh là tình trạng mọi nữ giới đều sẽ trải qua

    Nguyên nhân tiền mãn kinh sớm

    Tiền mãn kinh là quá trình tất yếu xảy ra ở mọi phụ nữ khi tuổi tác càng cao. Tuy nhiên cũng có những người xuất hiện tình trạng này sớm khi vẫn còn khá trẻ, nguyên do bởi:

    • Cholesterol xấu tăng cao: Nội tiết tố mất cân bằng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến gia tăng lượng cholesterol xấu. Trong khi đó lượng cholesterol tốt bị hụt giảm đáng kể. Từ đó sẽ xuất hiện các triệu chứng suy giảm sức khỏe và tiền mãn kinh sớm.
    • Di truyền: Tiền mãn kinh sớm có thể xuất hiện ở những người trong gia đình có mẹ hoặc bà cũng bị tiền mãn kinh sớm.
    • Thói quen sống: Những người ít khi vận động, ở trong nhà quá nhiều, cơ thể không được thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng từ mặt trời cũng là nguyên nhân thường gặp ở những người bị tiền mãn kinh sớm.
    • Mắc bệnh tự miễn: Bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh tuyến giáp có những ảnh hưởng tiêu cực lớn tới hệ thống miễn dịch của cơ thể. Từ đó xảy ra các nhầm lẫn trong miễn dịch, gây ra các phản ứng sai lầm lên những cơ quan của cơ thể, trực tiếp gây cản trở hoạt động ở buồng trứng.
    • Sử dụng thuốc lá: Những nữ giới có thói quen hút thuốc lá đều dễ mắc phải rất nhiều bệnh lý khác nhau đặc biệt là tình trạng tiền mãn kinh sớm. Các chất có hại trong thuốc lá làm giảm lượng estrogen tự nhiên của cơ thể, tác động tới chức năng hoạt động ở buồng trứng một cách rõ rệt.
    • Hóa trị, xạ trị: Những bệnh nhân bị ung thư cần thực hiện hóa trị và xạ trị sẽ khó tránh khỏi vấn đề tiền mãn kinh sớm. Bởi khi này chức năng hoạt động của buồng trứng đã bị suy giảm do hóa chất gây nên.

    Đối tượng tiền mãn kinh

    Thông thường, nữ giới trong khoảng độ tuổi từ ngoài 40 trở ra sẽ bắt đầu các dấu hiệu đầu tiên của thời kỳ tiền mãn kinh. Tuy nhiên cũng không ngoại lệ các trường hợp phụ nữ chỉ ngoài 30 tuổi gặp phải vấn đề này. Đặc biệt những đối tượng có sự thay đổi lớn về nội tiết tố estrogen và progesteron.

    Theo đó, tiền mãn kinh có thể kéo dài trong khoảng 2 đến 3 năm hoặc thậm chí có người bị chục năm. Nếu như chu kỳ kinh nguyệt biến mất hoàn toàn trong 12 tháng liên tục, điều này chứng tỏ tiền mãn kinh đã kết thúc.

    Triệu chứng tiền mãn kinh

    Phụ nữ khi đến giai đoạn tiền mãn kinh sẽ có những biểu hiện rất rõ ràng như sau:

    • Kinh nguyệt rối loạn: Chu kỳ kinh nguyệt có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn so với bình thường, thậm chí 2 - 3 tháng có kinh nguyệt một lần. Điều này xảy ra với quá trình phóng thích Trứng đã bị rối loạn.
    • Giảm khả năng thụ thai: Suy giảm chức năng hoạt động vào buồng trứng sẽ gây ra cản trở cho quá trình mang thai tự nhiên của nữ giới ở giai đoạn tiền mãn kinh. Khi này, các cặp vợ chồng muốn có con thường sẽ phải áp dụng các biện pháp hỗ trợ từ y học.
    • Bốc hỏa: Cơ thể thường có những đợt nóng bừng rất khó chịu diễn ra trong khoảng 2 đến 3 phút hoặc lâu hơn, cơn nóng lan khắp vùng ngực, vai, cổ và mặt, đặc biệt dễ xảy ra trong khi đang ngủ.
    • Tính cách thay đổi: Triệu chứng này cũng rất phổ biến ở những người tiền mãn kinh. Người phụ nữ sẽ dễ dàng bực tức, nóng giận, dễ lo âu, nhạy cảm quá mức.
    • Tăng cân nhanh chóng: Quá trình trao đổi chất sẽ bị chậm lại khi tiền mãn kinh. Đặc biệt triệu chứng lo lắng, căng thẳng quá mức kèm theo tình trạng mất ngủ sẽ là yếu tố tác động khiến hình thành thêm nhiều tế bào mỡ trắng. Từ đây cân nặng sẽ tăng khá nhanh, làm thân hình của chị em không còn sự thon gọn.
    • Đau nhức: Xương khớp sẽ xuất hiện các cảm giác đau nhức rất khó chịu, bởi sự thay đổi rõ rệt của lượng hormone trong cơ thể nữ giới tiền mãn kinh.
    • Âm đạo khô hạn: Khu vực âm đạo sẽ hạn chế tiết ra dịch nhầy và giảm sự đàn hồi. Do đó dẫn tới tình trạng đau rát, khó chịu khi nữ giới quan hệ tình dục, làm giảm ham muốn và hưng phấn.
    • Giảm mật độ xương: Sự hao hụt estrogen sẽ dẫn tới tình trạng giảm canxi ở xương, khiến xương ngày càng giòn, yếu, xốp, dễ bị gãy khi xảy ra các va đập, chấn thương mạnh.
    • Mất ngủ: Tình trạng mất ngủ sẽ diễn ra khá thường xuyên ở người tiền mãn kinh. Đặc biệt khi các cơn bốc hỏa xuất hiện, tinh thần chịu nhiều căng thẳng, khó chịu càng gây giảm chất lượng của giấc ngủ.
    • Giảm khả năng ghi nhớ: Tiền mãn kinh cũng gây ra tình trạng suy giảm khả năng ghi nhớ của người phụ nữ.

    Cơ thể thường xuyên bốc hỏa, nóng giận vô cớ

    Biến chứng tiền mãn kinh

    Tiền mãn kinh thực tế sẽ không gây ra quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người phụ nữ khi có cách chăm sóc tốt. Tuy nhiên, với những người sức khỏe kém, có thể gặp phải những tác động sau:

    • Viêm nhiễm phụ khoa: Nội tiết tố suy giảm, âm đạo bị khô hạn và gây mất cân bằng độ pH sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm tấn công âm đạo, dẫn tới viêm nhiễm. Đặc biệt Nếu không chữa trị được sớm hoàn toàn có thể gây ra u hoặc ung thư tử cung.
    • Loãng xương: Rất nhiều người gặp phải tình trạng loãng xương khi đến giai đoạn tiền mãn kinh. Từ đó làm tăng nguy cơ bị đau nhức xương khớp, đau mỏi lưng, khô khớp và gãy xương.
    • Mắc bệnh tim mạch: Chức năng bảo vệ ở hệ thống tim mạch sẽ bị giảm đi đáng kể khi nội tiết tố estrogen không còn được duy trì ở mức cân bằng. Nữ giới sẽ mắc các bệnh lý liên quan tới xơ vữa động mạch, cao huyết áp, bệnh về mạch vành,...

    Chẩn đoán tiền mãn kinh

    Khi tới các bệnh viện để thăm khám, các bác sĩ sẽ áp dụng những biện pháp để đánh giá về tình trạng tiền mãn kinh của chị em như sau:

    • Kiểm tra nồng độ estrogen để xác định mức độ suy giảm.
    • Đo chỉ số nồng độ hormone kích thích nang trứng.
    • Đánh giá hormone kích thích tuyến giáp.
    • Siêu âm tử cung.
    • Sinh thiết niêm mạc tử cung.

    Bệnh nhân được yêu cầu làm xét nghiệm

    Điều trị tiền mãn kinh

    Thực tế sẽ không có biện pháp nào để có thể điều trị khỏi hoàn toàn tình trạng tiền mãn kinh. Tất cả những phương pháp được áp dụng đều nhằm mục đích làm giảm tác động của các triệu chứng tới sức khỏe nữ giới. Qua đó giúp các chị em vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng hơn.

    Tây y

    Tây y sẽ áp dụng các phương pháp bổ sung estrogen để nữ giới cân bằng nội tiết tố, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do quá trình tiến mãn kinh gây ra. Cụ thể như sau:

    • Liệu pháp hormone: Đây là kỹ thuật được sử dụng rất phổ biến hiện nay khi nữ giới bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Ứng dụng các dẫn chất estrogen để nạp vào cơ thể sẽ giúp đẩy lùi tình trạng đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cũng như sinh lý của nữ giới. Phương pháp này có thể sử dụng theo dạng dùng kem bôi, cao dán hoặc thuốc uống. Tuy nhiên liều lượng cần phải đảm bảo thích hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người. Đặc biệt cần chú ý tới vấn đề bệnh sử. Đối với nữ giới vẫn còn cơ quan tử cung, sẽ cần phải có sự kết hợp progesteron để ngăn chặn xảy ra nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
    • Vaginal estrogen: Là một liệu pháp đưa estrogen vào âm đạo một cách trực tiếp. Qua đó sẽ hấp thụ dần thông qua các mô ở cơ quan này. Nhờ vậy tình trạng khô rát ở âm đạo sẽ chịu đi đáng kể.
    • Thuốc chống trầm cảm: Một số nữ giới sẽ cần sử dụng thuốc chống trầm cảm để làm giảm tình trạng căng thẳng, lo lắng, tức giận vô cớ cũng như dịu các cơn bốc hỏa.

    Nhìn chung, các dòng thuốc Tây y đều cho tác dụng rất nhanh đối với nữ giới tiền mãn kinh. Nhưng chị em cần lưu ý, luôn phải sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn từ các bác sĩ. Tuyệt đối không tự kê đơn về dùng tại nhà sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

    Thuốc Tây giúp làm dịu các triệu chứng

    Thuốc Đông y

    Theo quan điểm của Đông y, tiền mãn kinh xảy ra khi khí huyết suy giảm, mất cân bằng âm dương. Đặc biệt những người bị tiền mãn kinh sớm được xác định có sự liên quan mật thiết đối với các chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng cũng như tinh thần.

    Một số bài thuốc cho phụ nữ tiền mãn kinh là:

    Bài thuốc số 1:

    • Dược liệu: Cúc hoa, hạ khô thảo, sinh địa, sơn thù, kỷ tử, hoài sơn, bạch thược, bạch linh, trạch tả, câu đằng.
    • Cách sử dụng: Đem thuốc sắc với 1 lít nước để thu về 1 bát con và uống hết trong ngày cho tới khi kết thúc liệu trình.

    Bài thuốc số 2:

    • Dược liệu: Phục thần, viễn chí, thục địa, đại táo, bạch  thược, bạch linh, thạch xương bồ, cam thảo, mạch môn, ngũ vị tử, hoàng liên.
    • Cách sử dụng: Cho thuốc vào ấm cùng năm bát con nước để sắp tới khi cạn bớt ½. Chia thuốc thành 2 bữa uống hết trong ngày và nên hâm lại khi thuốc đã nguội.

    Ăn uống và sinh hoạt

    Chế độ ăn uống và sinh hoạt của phụ nữ tiền mãn kinh cũng cần được thay đổi sao cho khoa học hợp lý, để hạn chế các triệu chứng khó chịu.

    Chế độ ăn uống

    Phụ nữ tiền mãn kinh nên chú ý kết hợp những thành phần dưỡng chất sau đây trong các bữa ăn hàng ngày:

    Nhóm chất đạm:

    Các chị em cần tăng cường lượng protein trong các bữa ăn hàng ngày, để duy trì khối cơ, giúp cơ thể có lượng đạm ở mức cân bằng. Đồng thời nạp đủ nhóm chất này còn hỗ trợ hạn chế cảm giác thèm ăn, giúp duy trì lượng đường trong máu và hỗ trợ điều chỉnh hormone. Do vậy nên thường xuyên sử dụng các thực phẩm như: Trứng, cá, thịt gia cầm, thịt lợn, đậu các loại,...

    Nhóm omega -3:

    Omega-3 Là nhóm axit béo rất cần thiết cho nữ giới khi đến giai đoạn tiền mãn kinh. Thành phần này có khả năng ngăn chặn xảy ra tình trạng trầm cảm, giúp tâm trạng của người phụ nữ thoải mái dễ chịu hơn, ngăn ngừa các phản ứng viêm ở trong cơ thể. Theo đó bữa ăn hàng tuần nên có sự xuất hiện của các loại cá béo như: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi. Ngoài ra có thể sử dụng thêm các viên uống bổ sung omega-3 theo sự chỉ dẫn tới chuyên gia.

    Nhóm chất xơ:

    Chất xơ giúp chị em thấy no lâu hơn, làm dịu cảm giác thèm ăn liên tục từ đó có thể đảm bảo cân nặng ở mức phù hợp. Phụ nữ khi đến tuổi tiền mãn kinh nên bổ sung các loại rau củ, các thực phẩm có nhiều chất xơ trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Đây còn là giải pháp giúp ngăn chặn nhiều bệnh lý ung thư, bệnh liên quan tới tim hoặc đột quỵ.

    Nhóm canxi:

    Để hạn chế nguy cơ loãng xương và đau nhức xương khớp nên bổ sung thêm canxi trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến lượng vitamin D để cơ thể đạt khả năng hấp thụ canxi một cách tốt nhất. Nữ giới nên thường xuyên sử dụng các loại sữa không đường tách béo, trứng, các động vật có vỏ và đậu.

    Ngoài những nhóm dưỡng chất cần bổ sung cho cơ thể để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do tiền mãn kinh gây ra, nên tránh các thực phẩm sau:

    • Nhóm thực phẩm carbohydrate tinh chế cao như bánh ngọt, bánh mì trắng, kem, các loại kẹo hoặc mì.
    • Những thực phẩm có chất béo bão hòa cao, Chủ yếu là phô mai, bơ hoặc mỡ động vật.
    • Chất kích thích, đồ uống có cồn.

    Cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất

    Chế độ sinh hoạt

    Trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, nữ giới tiềm ăn kinh nên chú ý những vấn đề sau để có thể bảo vệ cơ thể một cách tốt nhất:

    • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
    • Duy trì giấc ngủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, ngủ trước 11 giờ đêm và nên dành ít nhất 30 phút để nghỉ trưa.
    • Tập các thói quen nghe nhạc nhẹ, đọc sách sẽ giúp tinh thần trở nên thư thái hơn.

    Phòng tránh tiền mãn kinh

    Tiền mãn kinh thực tế không thể ngăn chặn xảy ra, tuy nhiên vẫn có những biện pháp giúp hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực tới cơ thể người phụ nữ.

    • Duy trì chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi sao cho hợp lý, đảm bảo các hoạt động sinh hoạt diễn ra điều độ và khoa học.
    • Nên tập luyện thể dục thể thao với các bộ môn như: Yoga, ngồi thiền, bơi lội, đều rất có lợi cho cơ thể nói chung cũng như sức khỏe xương khớp.
    • Nên thăm khám phụ khoa định kỳ mỗi năm để kịp thời nhận biết các nguy cơ gây ra bệnh lý ở âm đạo cũng như nội tiết.
    • Có thể sử dụng các thực phẩm chức năng để hỗ trợ cân bằng nội tiết tố.

    Tiền mãn kinh là gì, có các triệu chứng như thế nào và làm sao để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đều đã được chia sẻ chi tiết ở trên. Nữ giới nên chủ động tới bệnh viện thăm khám, lắng nghe sự tư vấn từ chuyên gia, qua đó xây dựng được các biện pháp chăm sóc cơ thể phù hợp nhất.

    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *