Vảy Trút Chữa Mề Đay Có Thực Sự Hiệu Quả Hay Không?
Lâu nay vảy trút (hay còn gọi là vảy tê tê) được đồn thổi là có tác dụng chữa được nhiều bệnh. Đặc biệt, dùng vảy trút chữa mề đay là thông tin được nhiều người truyền miệng. Vậy thực hư chuyện này như thế nào? Cách sử dụng vảy tê tê trị mề đay ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết cách thực hiện và những lưu ý qua bài viết dưới đây.
Vảy trút là gì?
Con Trút hay còn gọi là con Tê Tê, con Prên pui – là loài động vật sống hoang dã có đặc điểm dễ nhận là toàn thân và đuôi (trừ bụng) phủ một lớp sừng xếp thành nhiều hàng như ngói lợp, có thể cuộn tròn lại khi gặp nguy hiểm.
Trong tự nhiên có 2 loại trút (tê tê). Một loại là tê tê vàng, có tên khoa học là Manis pentadactyla, sinh sống chủ yếu ở miền Bắc. Một một loài tê tê Java, có tên khoa học là Manis javanica, sinh sống ở miền Nam trở ra đến vùng Quảng Nam. Người ta thường lùng bắt trút để lấy thịt ăn và vảy làm thuốc. Vảy tê tê chính là bộ phận quý giá nhất của con vật này.
Chúng là những mảnh dẹp phẳng, to nhỏ không đều, có hình tam giác hoặc hình thuẫn giống vỏ con trai, góc tròn và dày lên ở giữa, quanh mép thì mỏng hơn. Phần mặt trên có màu nâu xám hoặc hơi xanh, nhẵn bóng, có những đường vân dọc rất sít nhau và những đường vân ngang thưa hơn theo rìa mép. Phần mặt dưới có màu nhạt hơn, không bóng, có đường ngang hình cung hằn lên ở chính giữa.
Vảy trút cấu tạo bằng chất keratin giống như móng vuốt, sừng, và lông các động vật có vú khác nên rất cứng và khó bẻ gãy. Vảy ở phần đuôi trút được đánh giá là có công dụng tốt nhất nên thường được tách riêng phục vụ cho việc trị bệnh. Để rút tách vảy trút, người ta thường ngâm con vật trong nước vôi trong cho da thịt sẽ mềm ra rồi rút vảy, hoặc lột lấy cả tấm da còn nguyên vảy, phơi khô, khi dùng mới rút từng chiếc vảy và chế biến.
Vảy trút chữa mề đay có hiệu quả hay không? Cách thực hiện
Trong y học cổ, vảy trút được gọi là xuyên sơn giáp, có vị mặn mùi hơi tanh, tính hơi lạnh, không độc, thuộc vào 2 kinh can và vị. Vảy trút có tác dụng thông kinh hoạt lạc, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau. Dân gian thường dùng vảy tê tê để thông tắc tia sữa và trị các bệnh ung nhọt, lở loét,… Đặc biệt, nhiều người còn cho rằng, vảy tê tê chữa mề đay rất tốt và có hiệu quả cao.
Cách sơ chế vảy trút chữa mề đay
Trước khi dùng để bào chế thành thuốc chữa mề đay, vảy trút thường được sơ chế, làm chín. Theo truyền miệng thì có một số cách sơ chế như sau:
- Sơ chế theo lưu truyền của người Trung Hoa: Vảy tê tê đốt cháy, tẩm mỡ, giấm rồi đem nướng hoặc sao cùng với bột hến đến khi phồng và vàng đều. Giã nhỏ hoặc tán thành bột để làm thuốc.
- Sơ chế theo lưu truyền của người Việt: Ngâm vảy tê trong nước vôi loãng một ngày rồi vớt ra rửa sạch, để khô nước. Lấy cát rang nóng rồi cho vảy tê tê vào sao cùng cho đến khi phồng lên và vàng đều. Đựng kín vào lọ, khi dùng thì tẩm giấm vào vảy tê tê. Giã nhỏ hoặc tán thành bột để làm thuốc.
Cách bào chế thuốc chữa mề đay từ vảy tê tê
Tương truyền, cách dùng tê tê chữa mề đay được thực hiện theo 2 cách như sau:
Cách 1:
- Chuẩn bị: Bạch chỉ 5g, hoàng kỳ 6g, xuyên sơn giáp 10g, đương quy 6g, gai bồ kết (tạo giác thích) 8g.
- Thực hiện: Đem sắc với 600ml nước còn lại 200ml, chia thành 3 lần và dùng hết trong ngày.
Cách 2:
- Chuẩn bị: Bồ công anh 16g, xuyên sơn giáp (sao cát) 1.5g, liên kiều 12g, sài đất 12g, thổ phục linh 16g, đinh lăng 16g, kim ngân hoa 10g, rễ bưởi bung 16g, bạch chỉ nam 16g và trúc diệp 14g.
- Thực hiện: Đem sắc với 600ml nước còn lại 200ml, chia thành 3 lần và dùng hết trong ngày.
Lưu ý khi dùng vảy trút chữa mề đay
Theo ghi chép của người xưa, bài thuốc chữa mề đay từ vảy tê tê có nhược điểm là hao khí thương huyết. Do đó những người bị hư nhược, mệt mỏi, có các vết thương lở loét cả trong lẫn ngoài cơ thể đều không nên sử dụng. Ngoài ra, dùng vảy trút chữa mề đay chỉ là bài thuốc theo truyền miệng của dân gian. Còn trên thực tế, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh tính hiệu quả của bài thuốc này.
Hiện tại, do bị săn bắt quá nhiều nên tê tê đang phải đối diện với nguy cơ tuyệt chủng. Cơ quan chức năng đã đưa loài động vào trong sách đỏ Việt Nam. Vì vậy, dù vảy tê tê có thực sự có công dụng tốt đến cỡ nào thì việc săn bắt và tiêu thụ tê tê đều là hành động bất hợp pháp. Người dân nên cẩn trọng với quyết định sử dụng vảy trút chữa nổi mề đay hay bất cứ bệnh lý nào khác.
Những cách chữa mề đay hiệu quả nhất hiện nay
Bệnh mề đay là bệnh lý xuất hiện do cơ địa phản ứng lại với các tác nhân gây dị ứng. Để điều trị bệnh tận gốc, không tái phát, người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó có hướng xử lý triệt để. Thay vì bỏ ra một số tiền lớn mua vảy trút chữa mề đay nhưng chưa chắc đã có hiệu quả như kỳ vọng. Đồng thời, việc này lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới loài động vật trong sách đỏ, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Người bệnh nên thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín để được các chuyên gia, bác sĩ chữa trị kịp thời.
Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo 3 cách chữa mề đay phổ biến dưới đây:
Chữa mề đay tại nhà bằng bài thuốc dân gian
Đối với những trường hợp bị mề đay cấp tính, tình trạng bệnh nhẹ nhàng, không nghiêm trọng, bạn có thể thử áp dụng cách trị nổi mề đay tại nhà. Một số bài thuốc dân gian phổ biến, được nhiều người đánh giá là có tác dụng giảm ngứa, xoa dịu vết mẩn đỏ gồm có:
- Dùng lá khế chua nấu nước tắm hàng ngày
- Sao nóng ngải cứu và muối để chườm lên vùng bị mề đay
- Dùng nha đam hoặc mướp đắng nghiền lấy nước cốt để thoa lên da
- …
Dễ thấy, đây đều là những nguyên liệu dễ tìm, chi phí thấp, bài thuốc dễ áp dụng. Đồng thời, phương pháp chữa này được đánh giá là an toàn, lành tính và ít gây tác dụng phụ cho người bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp áp dụng các mẹo dân gian mà bệnh vẫn không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn, người bệnh cần dừng ngay cách chữa trị này và đi khám bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Điều trị mề đay bằng thuốc Tây y
Thuốc Tây y có tác dụng điều trị nhanh chóng các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn gây khó chịu ngoài da. Nhưng cần lưu ý, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, táo bón, khô miệng…Vì vậy khi sử dụng phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc, tăng/giảm liều dùng để tránh gặp những ảnh hưởng nguy hại cho sức khỏe.
Một số loại thuốc trị mề đay gồm có:
- Thuốc kháng Histamin: Cetirizine, Fexofenadine, Hydroxyzine, Loratadine…
- Thuốc Corticoid: Triamcinolone, Betamethasone, Hydrocortisone, Fluocinolone…
- Thuốc bôi ngoài da, thuốc chống mẫn cảm.
Chữa nổi mề đay bằng thuốc Đông y
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường mề đay hay còn gọi là Phong ngứa, là chứng bệnh xảy ra do cơ thể bị phong, hàn, nhiệt xâm nhập, khiến can huyết ứ trễ, dẫn đến sự mất cân bằng bên trong và bên ngoài cơ thể, từ đó sinh ra bệnh. Để điều trị, Đông y tập trung loại bỏ căn nguyên từ gốc, khu phong, tán hàn, đồng thời phục hồi chức năng ngũ tạng, bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, phòng ngừa tái phát.
Các bài thuốc Đông y có thành phần từ thảo dược tự nhiên dược tính mạnh giúp trị viêm, thanh nhiệt, giải độc, chữa mề đay hiệu quả. Một số loại dược liệu thường có trong các bài thuốc gồm:
- Diệp hạ châu: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm
- Kim ngân cành: Có công dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, tán độc
- Sài đất: Mát gan, giảm ngứa, thanh nhiệt, trị nổi mề đay
- …
Thuốc Đông y có ưu điểm an toàn, không gây tác dụng phụ, hiệu quả lâu dài. Mặc dù phương pháp này có nhược điểm là phát huy tác dụng chậm nhưng vẫn được nhiều người ưa chuộng và chọn lựa là bởi vì sử dụng bài thuốc từ thảo dược vừa đảm bảo lành tính, vừa phù hợp với cơ địa người Việt.
Nếu bạn đang gặp tình trạng mẩn ngứa, mề đay, dị ứng do phong nhiệt, hãy tham khảo ngay bài thuốc nam gia truyền của dòng họ Đỗ Minh. Bạn đọc nên liên hệ trực tiếp đến nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường để được tư vấn.
Với sự phát triển của y học hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị mề đay hiệu quả để người bệnh lựa chọn. Vì vậy có thể nói rằng việc dùng vảy trút chữa mề đay là việc làm không cần thiết, vừa không chắc chắn bảo đảm về tác dụng, vừa làm tổn hại đến động vật quý hiếm của thiên nhiên.
Có thể bạn quan tâm
3 cách chữa mề đay bằng lá trầu đơn giản, hiệu quả, dễ làm
Chữa mề đay bằng lá kinh giới như thế nào để có hiệu quả tốt nhất?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!