Top 5 Loại Thuốc Bôi Dị Ứng Mẩn Ngứa Được Sử Dụng Nhiều Nhất [2020]

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lô Thị Lâm Anh | Bệnh lý: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Các loại thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa là giải pháp thông dụng nhất giúp làm dịu tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ trên da. Nhưng khi sử dụng người bệnh cũng cần lưu ý về cách dùng để tránh làm phản tác dụng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn đọc 5 loại thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa được sử dụng nhiều nhất hiện nay và những lưu ý khi dùng. 

Các loại thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa

Dị ứng mẩn ngứa ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi hoặc dễ dàng chữa trị bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng dị ứng mẩn ngứa kéo dài dai dẳng, gây ngứa dữ dội, bạn có thể sử dụng một số loại kem bôi để làm giảm tổn thương và sự khó chịu. Dưới đây là 5 loại thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa hiệu quả, được sử dụng nhiều nhất hiện nay:

Cơn ngứa ngáy do dị ứng mẩn ngứa gây ra ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe
Cơn ngứa ngáy do dị ứng mẩn ngứa gây ra ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe

Kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm có khả năng cấp ẩm, cân bằng lượng dầu tự nhiên cho da, giúp cải thiện nhanh chóng các dấu hiệu ngứa ngáy, sưng đỏ của dị ứng mẩn ngứa. Bạn có thể dùng một số loại kem phổ biến sau:

  • Kem Vaseline: Kem Vaseline được chiết xuất từ dầu khoáng tự nhiên, có tác dụng làm dịu da, giảm khô nứt bong tróc, tẩy tế bào chết, làm mềm lớp sừng, từ đó giúp cải thiện tình trạng dị ứng mẩn ngứa nhanh chóng.
  • Kem dưỡng ẩm Cetaphil: Cetaphil là loại kem dưỡng không có hóa chất tạo mùi, tạo màu, có thể dùng cho trẻ em và người lớn. Kem có khả năng làm hồi phục nhanh các vùng da khô, bị tổn thương và vùng da dị ứng do chàm, nám da…

Lưu ý: Để cải thiện nhanh chóng các dấu hiệu dị ứng, bạn nên lựa chọn loại kem dưỡng phù hợp với da mình, không chứa nhiều cồn, hương liệu hay các chất hóa học gây kích ứng. Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có chứa Vitamin E, Glycerin, Minerals oil và Hyaluronic acid,… để đảm bảo an toàn cho da. Bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia để tìm loại kem dưỡng ẩm thích hợp nhất.

Thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa chứa corticoid

Corticoid là nhóm chất kháng viêm được sử dụng khá phổ biến trong điều trị dị ứng mẩn ngứa. Loại thuốc này thường được sử dụng trong những trường hợp nặng khi bệnh nhân có các dấu hiệu nghiêm trọng như viêm sưng nặng hay phù thanh quản,… Những loại kem bôi chứa corticoid thường được bác sĩ chỉ định dùng là:

  • Thuốc Fluocinolone acetonide: Loại thuốc này có chứa hoạt chất chính là Fluocinolone Acetonide, hoạt động trên nguyên tắc ức chế hoạt động của các vi khuẩn và chất gây viêm trong cơ thể. Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy, châm chích do một số bệnh da liễu gây ra như chàm, vảy nến…
  • Kem bôi Hydrocortisone: Hydrocortison là corticoid tiết từ vỏ thượng thận, thuộc nhóm glucocorticoid có khả năng kháng viêm, ức chế miễn dịch và cải thiện tình trạng dị ứng mẩn ngứa hiệu quả.
  • Hidem Cream: Kem chứa các thành phần chính gồm hoạt chất chống nấm Clotrimazol, corticosteroid chống viêm Betamethason dipropiona và Gentamicin, có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa nhanh chóng.
Người bệnh cần sử dụng thuốc bôi trị dị ứng da corticoid theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn
Người bệnh cần sử dụng thuốc bôi trị dị ứng da corticoid theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn

Lưu ý: Kem bôi Corticoid có thể gây mỏng và teo da, tăng nguy cơ tổn thương, nhiễm trùng, làm mất sắc tố da. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng thuốc dưới 10 ngày và có sự tư vấn hoặc chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Bên cạnh đó, kem chứa Corticoid có khả năng làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời, do đó cần đặc biệt thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ da khi sử dụng thuốc.

Thuốc ức chế calcineurin

Loại thuốc này có khả năng tác động lên hệ miễn dịch và ức chế chất gây viêm da – Calcineurin, từ đó làm giảm tình trạng tổn thương, sưng ngứa và viêm nhiễm. Thuốc thường được dùng cho những người có mức độ dị ứng nhẹ đến trung bình và cơ thể không đáp ứng được với corticosteroid. Thuốc ức chế calcineurin gồm 2 loại sau:

  • Kem pimecrolimus: Thuốc có khả năng thay đổi lớp màng bảo vệ da đang bị tổn thương giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng mẩn ngứa như nóng da, nổi mẩn đỏ, phát ban, châm chích khó chịu… Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ thường gặp như nổi mụn trứng cá, khó chịu dạ dày, nóng da…
  • Thuốc mỡ tacrolimus: Tacrolimus là một loại thuốc mỡ hoạt động trên cơ chế ức chế miễn dịch, thường dùng cho các bệnh viêm da như bệnh vẩy nến, eczema, chàm… Tacrolimus được bào chế thành 2 dạng gồm Tacrolimus 0,03% dùng cho trẻ em và Tacrolimus 0,1% được chỉ định cho người trưởng thành.

Lưu ý: Khi sử dụng loại thuốc bôi này, bạn nên tránh các vùng tổn thương bị nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý, sử dụng thuốc ức chế calcineurin trong thời gian dài có thể làm xuất hiện một số tác dụng phụ như ban đỏ, nóng rát, nổi mụn trứng cá…

Các bác sĩ hay chỉ định thuốc Pimecrolimus để điều trị dị ứng mẩn ngứa

Thuốc kháng histamin

Khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, cơ thể sẽ kích thích tiết ra một hoạt chất gọi là histamine. Hoạt chất trung gian này khi bị giải phóng vào các mô sẽ làm da phát sinh các triệu chứng dị ứng mẩn ngứa như sưng đỏ, ngứa ngáy, nóng bừng…

Thuốc kháng histamin H1 là một loại dược phẩm có tác dụng ức chế hoạt động của các thụ thể histamin trong cơ thể, được dùng khá phổ biến trong điều trị dị ứng mẩn ngứa, cải thiện nhanh các tổn thương trên da. Có 2 loại thuốc kháng histamin dạng bôi sau:

  • Benadryl cream: Là một loại thuốc kháng histamin được bào chế dưới dạng kem bôi với thành phần chính là hoạt chất Diphenhydramine, có khả năng giúp giảm nhanh các phản ứng dị ứng, làm dịu và giảm ngứa da.
  • Thuốc Phenergan: Thuốc có khả năng đẩy nhanh các nốt sần đỏ, kháng viêm, giảm ngứa do dị ứng hoặc côn trùng đốt… Tuy nhiên, Phenergan cream chưa được chứng minh tính an toàn cho trẻ em, vì vậy cần thận trọng khi dùng chúng cho nhóm đối tượng này.

Lưu ý: Có thể kết hợp kem Benadryl hoặc Phenergan với thuốc an thần để giảm ngứa về đêm. Thuốc ít gây tác dụng phụ lên cơ thể nhưng bạn cần lưu ý và hạn chế sử dụng khi đang điều trị sởi hoặc thủy đậu.

 Thuốc Phenergan là một trong những loại kem giúp điều trị chứng dị ứng mẩn ngứa nhanh chóng

Thuốc Phenergan là một trong những loại kem giúp điều trị chứng dị ứng mẩn ngứa nhanh chóng

Thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa có tác dụng gây tê tại chỗ

Thuốc gây tê tại chỗ có thể được sử dụng nhằm làm giảm triệu các triệu chứng dị ứng mẩn ngứa và thường có 2 loại phổ biến là Benzocain và Pramoxine. Thuốc có thể dùng cho các vết thương hở và các vết côn trùng cắn. Khi sử dụng thuốc, bạn cần lưu ý liều lượng, tần suất, tránh lạm dụng có thể gây nên các triệu chứng nguy hiểm như ức chế hô hấp, hôn mê, co giật hay rối loạn nhịp tim…

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trị dị ứng mẩn ngứa

Dùng thuốc bôi trị dị ứng là phương pháp khá tiện dụng và mang lại kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên nếu sử dụng sai cách có thể khiến da bạn gặp phải các vấn đề nghiêm trọng và chịu nhiều tác dụng phụ của thuốc. Do vậy, khi dùng kem bô, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Nên vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi thuốc lên vùng da bị dị ứng mẩn ngứa, đồng thời lưu ý khi thoa lên những vùng da mỏng và nhạy cảm như vết thương hở, nách, bẹn, da mặt hay vùng da xung quanh mắt…
  • Sử dụng thuốc cần có sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ và phải tuân theo liều lượng, tần suất và thời gian sử dụng được chỉ định.
  • Không tự ý thay đổi các loại thuốc mà nên chủ động thăm khám nếu thấy các triệu chứng dị ứng mẩn ngứa không thuyên giảm.
  • Không băng kín vùng da bị tổn thương đang bôi thuốc, đặc biệt là nhóm thuốc chứa corticosteroid để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn.
  • Không dùng nhiều loại thuốc bôi cùng một lúc bởi có thể xảy ra tình trạng các thành phần trong thuốc kháng nhau.
  • Người lớn có thể sử dụng thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa có nồng độ 0.1% nhưng chỉ nên dùng loại 0.03% đối với trẻ em.
  • Khi có dấu hiệu bội nhiễm, cần ngừng sử dụng thuốc càng sớm càng tốt và trao đổi với bác sĩ để tiến hành điều trị nhiễm khuẩn trước.

Trên đây là thông tin về một số loại thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế các chỉ định của bác sĩ. Người bệnh khi sử dụng nên có sự tham vấn có bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo