Ngứa Mu Bàn Chân Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý An Toàn, Hiệu Quả

Ngứa mu bàn chân là bệnh phổ biến ở mọi đối tượng, thường có thể tự khỏi mà không cần can thiệp Y tế. Tuy nhiên nhiều trường hợp cơn ngứa ngáy kéo dài dai dẳng, tái phát liên tục, cảnh báo những bệnh lý da liễu đáng lo ngại. Để biết nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả, bạn đọc đừng bỏ qua thông tin ở bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ngứa mu bàn chân thường gặp nhất

Ngứa mu bàn chân là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn nhưng thực tế không nhiều người quan tâm đến nguyên nhân, cách xử lý. Ban đầu tình trạng này chỉ gây ra những cơn ngứa ngáy nhẹ, tuy nhiên nếu bệnh nặng sẽ kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác.

Ngứa mu bàn tay, bàn chân dai dẳng ảnh hưởng đến cuộc sống
Ngứa mu bàn tay, bàn chân dai dẳng ảnh hưởng đến cuộc sống

Hiện tượng ngứa mu bàn chân có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh da liễu. Dưới đây là những nguyên nhân gây ngứa bàn chân thường gặp nhất:

Vảy nến

Vảy nến là bệnh da liễu xảy ra nhiều ở người trưởng thành do tốc sinh trưởng của tế bào da nhanh quá mức bình thường. Khi tế bào da liên tục tích tụ sẽ tạo thành lớp vảy trắng bong tróc, đặc biệt khi vi khuẩn tấn công sẽ gây viêm, sưng, đỏ rát và ngứa dữ dội.

Để nhận biết ngứa mu bàn chân có phải dấu hiệu của vảy nến hay không, bạn nên dựa vào hình dáng, màu sắc của vùng da bị tổn thương: Trên da có những tổn thương dạng hình tròn như đồng xu với ranh giới rõ ràng với vùng da lành xung quanh, da ửng đỏ hoặc ửng hồng, ngứa rát, da nứt nẻ, bong vảy, có thể rỉ máu, tiết dịch trong khiến người bệnh đau đớn.

Mề đay gây ngứa mu bàn chân

Hiện tượng ngứa mu bàn chân có thể do nguyên nhân nổi mề đay. Biểu hiện rõ nhất của bệnh mề đay là mẩn đỏ, ngứa ngáy khắp cơ thể, nhất là mu bàn tay, bàn chân. Đây là bệnh da liễu không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát, dễ để lại sẹo ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

TÌM HIỂU NGAY: Chữa mẩn ngứa, mề đay AN TOÀN, “một đi không trở lại”: Chuyên gia [TIẾT LỘ] cách hay

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa còn được biết đến là bệnh chàm, eczema, thường bắt gặp nhiều ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn có cơ địa nhạy cảm. Nhiều trường hợp trẻ bị viêm da cơ địa thể nhẹ có thể tự khỏi nhưng cũng không ít người bệnh không thể điều trị dứt điểm, các triệu chứng của bệnh tái phát liên tục. Người bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện các triệu chứng như: Da khô ráp, nứt nẻ, nhạy cảm, dễ kích ứng, có cảm giác rát da, ngứa châm chích, trên da nổi mẩn đỏ li ti, nếu gãi nhiều sẽ gây trầy xước, tiết dịch đau xót, đặc biệt vào thời điểm thời tiết lạnh, hanh khô, làn da nứt nẻ, bong tróc vảy trắng.

ngứa mu bàn chân do viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Ngứa mu bàn chân do viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nấm da chân

Một trong những nguyên nhân gây ngứa mu bàn chân đó là bệnh nấm da chân. Nấm gây ra bởi vi nấm Trichophyton Rubrum và nhiều trường hợp bị bệnh do nhiễm nấm candida. Khi bị nấm da chân, người bệnh sẽ nhận thấy rõ những biểu hiện sau:

  • Da chân, bao gồm mu bàn chân đóng vảy trắng, bong tróc thành từng mảng.
  • Những tổn thương trên da lan rộng nhanh chóng, từ phần kẽ ngón chân ra lòng bàn chân, gót và mu bàn chân.
  • Xuất hiện những cơn ngứa ngáy dữ dội, khi càng gãi càng khiến da dễ nứt nẻ, lở loét.
  • Trường hợp bị nhiễm nấm nặng sẽ mọc mụn nước li ti, dễ vỡ và tiết dịch trong đau rát.
  • Người có hệ thống miễn dịch kém hoặc bị bệnh tiểu đường dễ khiến da chân bị lở loét, khó lành và dễ tái phát.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng làn da bị kích ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên như hóa chất, thực phẩm, phấn hoa, lông động vật,…. Bệnh lý này thường đặc trưng bởi cơn ngứa ngáy từ mức độ nhẹ đến nặng, xuất hiện phổ biến ở mu bàn tay, bàn chân. Ban đầu những tổn thương trên da chỉ là màu hồng đỏ, sau đó chuyển sang nóng rát, ngứa dữ dội.

Ngứa Mu Bàn Chân Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý An Toàn, Hiệu Quả

Ngứa mu bàn chân do ghẻ

Ghẻ được xem là nỗi ám ảnh của nhiều người vì bệnh gây ra cảm giác ngứa dai dẳng không dứt, khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát. Ghẻ hình thành do tiếp xúc với nguồn nước có  chứa ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes Scabiei Hominis hoặc nhiều trường hợp lây trực tiếp từ người bị ghẻ. Bạn có thể dễ dàng phát hiện bệnh bởi các dấu hiệu như: Ngứa dữ dội ở vùng da mỏng như kẽ ngón tay, ngón chân, mu bàn chân, kẽ mông. Cảm giác ngứa ngáy vô cùng dữ dội và xuất hiện nhiều về ban đêm.

Trong trường hợp gãi nốt ghẻ sẽ làm chúng vỡ ra, lan rộng ra nhiều bộ phận khác trên cơ thể, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Nhiều người có thể bị ngứa mu bàn chân do ghẻ
Nhiều người có thể bị ngứa mu bàn chân do ghẻ

Nguyên nhân khác

Hiện tượng ngứa mu bàn chân còn được gây ra bởi các nguyên nhân sau:

  • Da khô, thiếu ẩm vào mùa đông, khi thời tiết hanh khô khiến bề mặt da dễ kích ứng, người bệnh bị ngứa râm ran.
  • Nội tiết tố thay đổi đột ngột cũng là lý do khiến mu bàn chân bị ngứa, thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, sau sinh hoặc trẻ ở giai đoạn tuổi dậy thì.
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống ảnh hưởng đến mọi cơ quan của cơ thể với tình trạng nổi mẩn ngứa ở mu bàn tay, bàn chân.
  • Bệnh xơ gan ứ mật có triệu chứng điển hình là mu bàn tay, bàn chân bị ngứa, bên cạnh đó người bệnh còn bị khô miệng, khô mắt, nước tiểu màu đậm, mệt mỏi thường xuyên.

THAM KHẢO: Nữ trưởng phòng U30 KHỎI HẲN dị ứng, mề đay nhờ kiên trì theo sát liệu trình Mề Đay Đỗ Minh

phụ nữ có thai bị ngứa phù chân
Phụ nữ có thai rất dễ bị phù chân, ngứa mu bàn chân vào 3 tháng cuối thai kỳ

Ngứa mu bàn chân có nguy hiểm hay không?

Tình trạng ngứa mu bàn chân xuất hiện do nhiều nguyên nhân và rất dễ khởi phát ở tất cả các đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ và người lớn. Trên thực tế bệnh lý này không đe dọa tính mạng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý, đời sống sinh hoạt, công việc của người bệnh.

Những cơn ngứa ngáy dữ dội liên tục gây ra cảm giác khó chịu, bực bội, bồn chồn khiến tinh thần của người bệnh sa sút, rơi vào trạng thái căng thẳng, stress, mệt mỏi, ăn ngủ không ngon. Nhiều trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng còn gây viêm nhiễm, chàm hóa, để lại sẹo vĩnh viễn không trị được.

Ngứa Mu Bàn Chân Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý An Toàn, Hiệu Quả

Thông thường ngứa mu bàn chân tự thuyên giảm sau 3 – 5 ngày phát bệnh, tuy nhiên nếu các triệu chứng không hết, đặc biệt còn có những biểu hiện sau, bạn nên sớm thăm khám:

  • Bị ngứa từ 5 ngày trở lên và không thể cải thiện dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc da tại nhà.
  • Ngứa ngáy kèm theo mụn nước, mụn mủ, mẩn đỏ dày đặc, lan ra nhiều bộ phận trên cơ thể.
  • Vùng da chân bị sưng viêm, lở loét gây đau rát, khó chịu.
  • Bị sốt nhẹ về chiều tối và đêm.
  • Ngứa dữ dội gây stress, mất ngủ.

Cách chữa ngứa mu bàn chân tùy theo từng tình trạng

Ngay khi nhận thấy hiện tượng ngứa mu bàn chân, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian để giảm kích ứng da, giảm ngứa ngáy nhanh chóng. Trường hợp ngứa do bệnh da liễu thì bạn sẽ cần dùng thuốc tây hoặc thuốc đông y trị bệnh tùy theo loại bệnh lý và mức độ ngứa bạn đang gặp phải.

Áp dụng mẹo dân gian chữa ngứa mu bàn chân tại nhà

Để cải thiện tình trạng ngứa mu bàn chân, giảm kích ứng da, làm dịu da, bạn có thể áp dụng một số mẹo đơn giản sau đây:

  • Chườm lạnh: Lấy 1, 2 viên đá lạnh cho vào khăn sạch, bọc lại rồi chườm nhẹ lên bề mặt da. Nhiệt độ thấp sẽ giúp giảm kích ứng, ngứa ngáy trên da. Cách này áp dụng cho các trường hợp ngứa mu bàn chân thông thường, không do bệnh da liễu hay bệnh lý tiềm ẩn nào khác. Lưu ý không được chườm trực tiếp đá lạnh lên da vì có thể gây ra hiện tượng bỏng lạnh.

THAM KHẢO: “Mổ xẻ” Top 5 mẹo dân gian điều trị mề đay “trôi nổi” trên mạng – Cách cuối cùng khiến bạn “ngã ngửa” vì quá hiệu quả

chườm lạnh giảm ngứa
Chườm đá lạnh giảm ngứa mu bàn chân
  • Ngâm chân bằng nước lá trầu không: Trong lá trầu không có thành phần saponin được đánh giá là chất kháng sinh, kháng viêm tự nhiên hoạt tính mạnh. Tinh chất lá trầu không sẽ tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây ngứa da. Để kiểm soát tốt cảm giác ngứa mu bàn chân, bạn đun nước lá trầu không rồi dùng ngâm rửa chân hàng ngày, tốt nhất nên ngâm trước khi đi ngủ.
  • Đắp lá bạc hà: Trong lá bạc hà có thành phần kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt nên có thể dùng để giảm ngứa da, kiểm soát cơn ngứa hiệu quả. Lá bạc hà thích hợp dùng cho trường hợp bị ngứa ở mu bàn chân do bệnh mề đay mẩn ngứa gây ra. Cách thực hiện đơn giản, bạn giã nát 1 nắm lá bạc hà tươi, đắp lên mu bàn chân khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Chữa ngứa mu bàn chân bằng thuốc Tây y

Nếu đã xác định được tình trạng ngứa mu bàn chân là do bệnh da liễu nào gây ra, bạn có thể lựa chọn chính xác được loại thuốc tây điều trị hiệu quả. Nhưng không phải ai cũng có thể tự nhận biết được tình trạng sức khỏe của mình. Khi bị ngứa, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc tây không cần kê đơn sau đây để cải thiện cảm giác ngứa da:

  • Thuốc bôi ngoài da corticoid: hoạt chất kháng viêm thẩm thấu sâu vào da sẽ cho hiệu quả giảm ngứa nhanh chóng. Các loại thuốc bôi phổ biến là: Triamcinoclone, Phenergan, Flucinar, Enote, Eumovate Cream…
  • Thuốc uống kháng histamine: loại thuốc này thường dùng cho các trường hợp bị ngứa da nói chung, ngứa mu bàn chân nói riêng do dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, thụ thể histamine tăng cao đột ngột. Các loại thuốc kháng histamine trị ngứa phổ biến là: Hydroxyzine, Diphenhydramine, Chlopheniramin, Loratadine, Cetirizin,…
  • Thuốc kháng sinh đường uống: Nếu có hiện tượng ngứa mu bàn chân kèm sưng đỏ, viêm, lở loét thì các loại thuốc kháng sinh sẽ giúp bạn. Tuy nhiên kháng sinh cần được dùng đúng lúc, đúng chỗ và quan trọng nhất là đúng bệnh. Do đó bạn không nên tự ý mua kháng sinh khi chưa thăm khám và chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị.
Thuốc bôi ngoài da có chứa hoạt chất kháng viêm, giúp giảm ngứa nhanh chóng
Thuốc bôi ngoài da có chứa hoạt chất kháng viêm, giúp giảm ngứa nhanh chóng

Thuốc Tây y giúp cải thiện nhanh chóng cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở mu bàn chân. Bạn sẽ thấy bớt ngứa rõ rệt chỉ sau một thời gian ngắn dùng thuốc. Nhưng hiệu quả nhanh thường đi kèm tác dụng phụ không mong muốn. Hãy liên lạc ngay với bác sĩ khi có biểu hiện buồn nôn, nôn ói, hoa mắt chóng mặt hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào khi dùng thuốc.

Ngứa Mu Bàn Chân Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý An Toàn, Hiệu Quả

Chữa ngứa mu bàn chân bằng thuốc Đông y

Từ dược liệu tự nhiên, các bài thuốc Đông y chữa ngứa da, ngứa mu bàn chân phần lớn không gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền dân tộc, triệu chứng ngứa, nổi mẩn, nổi mụn phần lớn là do cơ thể tích tụ nhiều độc tố, chưa được đào thải ra bên ngoài. Vì vậy, cần phải điều trị tận gốc, thanh nhiệt giải độc chứ không phải chỉ cải thiện triệu chứng ngoài da.

Các vị thuốc sau thường được sử dụng kết hợp thành bài thuốc Đông y chữa ngứa da, ngứa mu bàn chân hiệu quả:

  • Bồ công anh
  • Ngải diệp
  • Xuyên khung
  • Bạch chỉ
  • Kinh giới
  • Rau má
  • Kim ngân hoa
  • Sinh địa
  • Cỏ mần trầu

Tùy vào từng loại bệnh mà các thầy thuốc Đông y sẽ định lượng vị thuốc tạo nên những thang thuốc phù hợp với người bệnh. Thuốc Đông y không có tác dụng phụ cần thời gian điều trị lâu dài nên người bệnh phải kiên trì mới thấy được hiệu quả rõ rệt.

Thuốc Đông y chữa ngứa bằng cách tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, chữa trị từ bên trong
Thuốc Đông y chữa ngứa bằng cách tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, chữa trị từ bên trong

Là một nhà thuốc nam gia truyền lâu năm, với tuổi đời hiện tại hơn 150 năm tuổi, chúng tôi hiện đang sở hữu bài thuốc bí truyền giúp đặc trị tình trạng mề đay gây mẩn ngứa mu bàn chân. Bài thuốc có tên gọi là MỀ ĐAY ĐỖ MINH.

Mề đay cấp tính, mãn tính nặng đến mấy cũng khỏi nhờ bài thuốc THẢO DƯỢC SẠCH của Đỗ Minh Đường

Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh của chúng tôi ra đời vào những năm 1860 bởi cố lương y Đỗ Minh Tư (người đầu tiên gây dựng nên sự nghiệp chữa bệnh cứu người của dòng họ Đỗ Minh). Kế tiếp sau đó, các đời lương y tiếp tục kế thừa và phát triển. Đến giai đoạn hiện tại. Lương y Đỗ Minh Tuấn chính là người tiếp bước tối ưu, nâng tầm bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh để trở thành một trong những bí quyết đặc trị bệnh hiệu quả cho mọi người.

Khác với những bài thuốc nam chữa bệnh mề đay hiện có trên thị trường, bài thuốc của chúng tôi ngoài dạng sắc bốc theo thang còn có thuốc dạng cao. Khi bệnh nhân lấy thuốc và có nhu cầu, chúng tôi sẽ hỗ trợ bào chế thuốc thành dạng cao bằng hệ thống NỒI CHƯNG CẤT THUỐC HIỆN ĐẠI. Thuốc dạng cao sẽ giúp người bệnh dễ hấp thu, tiết kiệm thời gian đun sắc. Với những bệnh nhân đang sống và làm việc tại nước ngoài, chúng tôi hoàn toàn có thể hỗ trợ gửi thuốc qua nước ngoài cho mọi người.

Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh gồm có thuốc đặc trị bệnh, thuốc bổ thận giải độc và thuốc bổ gan dưỡng huyết. Mỗi loại thuốc sẽ có tác dụng khác nhau vì thế khi tư vấn, chúng tôi khuyến khích mọi người sử dụng đầy đủ cả 3 loại thuốc này để tăng hiệu quả điều trị.

KHÁM PHÁ: Bài thuốc gia truyền 150 năm Mề đay Đỗ Minh dứt điểm nổi mẩn đỏ, ngứa, dị ứng, mề đay

Tác dụng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Bài thuốc này tác động tới bệnh theo cơ chế SONG TIÊU – ĐỒNG DƯỠNG, tiêu sưng viêm, tiêu độc, đào thải độc tố và dưỡng huyết, dưỡng tâm, bồi bổ nâng cao thể trạng cơ thể. 3 giai đoạn tác động của bài thuốc này là:

  • GIAI ĐOẠN 1: Loại bỏ căn nguyên, thanh nhiệt, giải độc
  • GIAI ĐOẠN 2: Điều trị triệu chứng bệnh
  • GIAI ĐOẠN 3: Phục hồi, cải thiện tổng thể tình trạng sức khỏe của người bệnh

Thông thường với những người thể trạng tốt, bệnh mề đay mẩn ngứa ở mức độ nhẹ, sau khi sử dụng 1-2 tháng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh của chúng tôi là khỏi bệnh. Nhưng có không ít trường hợp cần sử dụng đến 3-4 tháng thuốc vì cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng kém, bệnh giai đoạn mãn tính. Trong quá trình dùng thuốc, chúng tôi khuyên mọi người nên kiên trì, không bỏ giữa chừng và cũng không dùng chung đơn thuốc với người khác. Tại Đỗ Minh Đường, sau khi thăm khám, chúng tôi sẽ tư vấn cho mọi người LIỆU TRÌNH CÁ NHÂN HÓA phù hợp với từng thể trạng.

ĐỌC NGAY: Góc nhìn từ chuyên gia, báo chí về bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Số liệu bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Dù thời gian sử dụng thuốc trong bao lâu, người bệnh yên tâm KHÔNG GẶP TÁC DỤNG PHỤ. Bởi bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh:

  • Được bào chế từ 100% THẢO DƯỢC SẠCH, ươm trồng tại các vườn dược liệu sạch hữu cơ của nhà thuốc ở Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội). Mỗi dược liệu trước khi sử dụng, chúng tôi đều tiến hành kiểm định cẩn thận về chất lượng và thành phần dược tính.
  • KHÔNG sử dụng dược liệu tạp nham, trôi nổi ngoài thị trường
  • KHÔNG trộn lẫn tân dược và chất bảo quản
  • Chứa các dược liệu có thành phần kháng sinh tự nhiên, KHÔNG gây kích ứng da hay bất kỳ tác động nào khác.

Gần 50 loại dược liệu (bao gồm xích đồng, tơ hồng xanh, diệp hạ châu, cà gai leo,…) được sơ chế và hòa trộn với nhau theo TỶ LỆ VÀNG bí truyền 5 đời dòng họ Đỗ Minh, từ đó mang đến hiệu quả điều trị cao.

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện YHCT Trung Ương) cho biết: “Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh được bào chế theo nguyên lý trị bệnh của YHCT, kết hợp thêm yếu tố lành tính, dễ sử dụng nên tôi đánh giá đây là sẽ một sự lựa chọn phù hợp cho những ai thường xuyên bị mề đay, mẩn ngứa mu bàn chân. Tôi cũng có dịp đến tham quan nơi bào chế thuốc của Đỗ Minh Đường và thấy đó là một không gian rộng, sạch sẽ, mọi trang thiết bị đảm bảo chất lượng. Lương y Tuấn luôn giám sát mọi quá trình bào chế thuốc nên mọi người yên tâm”.

Video: Hàng ngàn bệnh nhân đã đánh bay mề đay mẩn ngứa nhờ bài thuốc gia truyền của Đỗ Minh Đường

Trong các bài đăng chủ đề mề đay trên fanpage Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, nhiều bệnh nhân cũng trực tiếp bình luận chia sẻ về hiệu quả điều trị của mình. Độc giả có thể theo dõi thêm ở dưới đây:

THAM KHẢO: [GÓC PHẢN HỒI] Hiệu quả bài thuốc Mề đay Đỗ Minh qua khảo sát và chia sẻ của người bệnh

Phản hồi người bệnh về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Tổng hợp một số phản hồi của người bệnh về hiệu quả bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Hiện bài thuốc này chỉ được kê đơn tại Nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường chúng tôi. Nếu người bệnh quan tâm và có nhu cầu sử dụng bài thuốc này, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. Nhà thuốc làm việc tất cả các ngày trong tuần, từ 8h00-17h30. Chúng tôi có dịch vụ thăm khám và tư vấn MIỄN PHÍ. Với những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi sẽ hỗ trợ giảm chi phí điều trị.

Ngứa Mu Bàn Chân Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý An Toàn, Hiệu Quả

Lưu ý cần nhớ để điều trị ngứa mu bàn chân

Dưới đây là những lưu ý cần nhớ khi điều trị bệnh ngứa mu bàn chân cùng các phương pháp phòng ngừa:

  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là tay, chân sau mỗi lần tiếp xúc với bùn đất, nước bẩn, hóa chất độc hại.
  • Nếu cần thiết phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, bạn nên mang ủng, giày để bảo vệ chân tốt hơn.
  • Không dùng những sản phẩm tẩy rửa, mỹ phẩm chứa hóa chất, ưu tiên thành phần tự nhiên lành tính, an toàn với cơ thể.
  • Dọn vệ sinh môi trường sống, giặt chăn màn thường xuyên để loại bỏ hoàn toàn những tác nhân có thể gây bệnh da liễu khiến chân tay bị ngứa.
  • Bổ sung thực phẩm có lợi trong mỗi bữa ăn hàng ngày, cung cấp đầy đủ lượng vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch.
  • Không nên ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, tránh xa chất kích thích gây hại như thuốc lá, rượu bia.
  • Bạn cần uống khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để tăng khả năng đào thải độc tố, thanh lọc, giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
  • Dưỡng ẩm cho da chân hàng ngày bằng các loại kem dưỡng phù hợp, giữ ấm chân vào mùa đông có nhiệt độ thấp hoặc không khí hanh khô.
  • Nếu dùng thuốc bôi trị ngứa phải hỏi ý kiến bác sĩ trước, tuân thủ đúng cách dùng, liều lượng và đảm bảo rửa sạch tay trước, sau khi bôi thuốc.
  • Khám bác sĩ khi cơn ngứa dai dẳng không thể thuyên giảm hoặc đi kèm những dấu hiệu bất thường để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Ngứa mu bàn chân có thể cảnh báo nhiều bệnh da liễu hoặc được hình thành do tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh. Tình trạng này dù không đe dọa tính mạng nhưng lại có khả năng gây biến chứng, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, chất lượng cuộc sống, do đó người bệnh không nên chủ quan. Hãy tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, không được tự ý mua thuốc dùng khi chưa được bác sĩ cho phép.

Ngứa Mu Bàn Chân Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý An Toàn, Hiệu Quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo