Nguyên nhân gây ngứa đầu ngón tay, ngón chân và cách điều trị hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Ngứa đầu ngón tay, ngón chân tưởng chừng vô hại nhưng chúng là lời cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe. Tình trạng ngứa, sưng đau ở vùng đầu ngón tay, ngón chân đem lại rắc rối cho người bệnh. Vậy ngứa da đầu ngón tay, ngón chân là bệnh gì? Cách điều trị nào hiệu quả? Mời bạn theo dõi thông tin chi tiết bài viết dưới đây.

Ngứa đầu ngón chân, ngứa đầu ngón tay là bệnh gì?

Các chuyên gia cho biết, đầu ngón chân, ngón tay tập trung mạng lưới dây thần kinh thụ cảm dày đặc nên cực kì nhạy cảm với những tác động, kích thích bên ngoài môi trường như thời tiết, hóa chất, ô nhiễm môi trường, nọc côn trùng… Từ đó, gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở ngón tay, ngón chân.

Ngứa đầu ngón tay, ngón chân là dấu hiệu của các bệnh lý như chàm, <a class=

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho đầu ngón tay, ngón chân bị ngứa. Khi thường xuyên gặp phải tình trạng này, nhiều người sẽ cảm thấy lo lắng vì không biết đây là biểu hiện của bệnh lý gì. Dưới đây là danh sách những bệnh lý phổ biến gây ngứa đầu ngón chân, ngón tay

  • Bệnh vảy nến: Là tình trạng các tế bào dưới da tăng sinh quá mức và tích tụ thành các vảy, chồng lên nhau. Vảy nến dễ nhận thấy ở các vị trí đầu ngón tay, ngon chân, đầu gối, da đầu… Khi đổ mồ hôi nhiều da sẽ bị khô và ngứa.
  • Viêm da tiếp xúc: Xảy ra khi các ngón tay tiếp xúc với các chất tẩy rửa, xà phòng, hóa chất hay một số kim loại, đồ trang sức, nước hoa… và bị kích ứng, gây ngứa, nổi mẩn đỏ.
  • Bệnh ghẻ: Thường xuất hiện ở đầu ngón tay, kẽ tay, kẽ chân gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh do vệ sinh thân thể kém hoặc sinh sống ở môi trường ô nhiễm, bị kí sinh trùng xâm nhập vào da để đẻ trứng. Khi bị ghẻ, trên da sẽ xuất hiện mụn nước và gây ngứa.
  • Bệnh chàm: Là hiện tượng da bị đỏ, bong tróc, về sau da khô lại và có vảy, đồng thời bị nứt da. Tại vị trí nứt có xuất hiện thêm mụn nước và gây ngứa. Các chuyên gia Da liễu cho biết chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh chàm.
  • Bệnh đái tháo đường: Bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp I, II… dễ bị tổn thương thần kinh do lượng đường trong máu tăng cao gây ngứa tay, chân. Người bệnh sẽ thấy đầu ngón chân, ngón tay bị ngứa, tê, đau nhức tay và sức lực ở tay bị suy giảm nhanh.
  • Hội chứng ống cổ tay: Do hệ thần kinh ống cổ tay bị chèn ép gây nên tình trạng ngứa, tê, các đầu ngón tay. Thậm chí bệnh nhân bị tê, ngứa, liệt cả vùng cánh tay, chân. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy bị châm chích vùng đầu ngón tay. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng liệt cánh tay hoặc chân do tổn thương dây thần kinh và mạch máu.

Triệu chứng ngứa đầu ngón tay, ngón chân

Các chuyên gia Da liễu khuyến cáo, bệnh nhân không nên chủ quan và khi gặp các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý ở đầu ngón tay như sau:

  • Xuất hiện các cơn ngứa râm ran ở đầu ngón tay.
  • Bị tê, châm chích đầu ngón tay, ngón chân.
  • Da vùng đầu ngón tay bị nổi mẩn đỏ, khô lại và bong tróc. Có trường hợp bệnh nhân bị nứt nẻ, sưng gây đau đớn
  • Nguy cơ bị nhiễm trùng, bội nhiễm ở đầu ngón tay gây chảy mủ, viêm, thậm chí có mùi khó chịu.

Trong trường hợp, nhận thấy các dấu hiệu bị ngứa đầu ngón tay, ngón chân như trên người bệnh cần bình tĩnh tìm ra nguyên nhân. Nếu có tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng cần loại bỏ chúng. Đồng thời sử dụng gel hoặc kem dưỡng thoa lên vùng da giúp làm dịu cơn ngứa.

Ngứa đầu ngón tay, chân nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

Phần lớn bệnh nhân bị ngứa vùng da đầu ngón tay có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn khi được chăm sóc đúng cách và dùng thuốc bôi thích hợp. Nhưng khi các triệu chứng bệnh kéo dài, không thuyên giảm, thì người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, tâm lý. Cụ thể như:

  • Các cơn ngứa kéo dài gây mất ngủ, mệt mỏi.
  • Khó khăn trong tập trung trong công việc.
  • Sức khỏe sa sút, tinh thần bị ảnh hưởng.
  • Một số trường hợp đầu ngón tay, ngón chân bị sưng đau, nứt nẻ, dẫn tới viêm, bội nhiễm gây đau đớn. Đồng thời các vết nứt hình thành sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Khi tình trạng ngứa đầu ngón chân, ngón tay kéo dài, kèm thêm các dấu hiệu sưng, đau, mụn nước… bệnh nhân cần đến cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Các phương pháp chữa trị ngứa đầu ngón chân, ngón tay

Dựa vào mức độ, tình trạng nặng nhẹ khi bị ngứa da đầu ngón tay, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu chỉ bị ngứa nhẹ bạn có thể điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian, hoặc thăm khám bác sĩ để khắc phục tình trạng sớm.

Cách chữa bằng mẹo dân gian

Chữa ngứa vùng đầu ngón tay, ngón chân bằng mẹo dân gian có cách làm khá đơn giản. Nguyên liệu thường có sẵn xung quanh nhà. Dưới đây là một số mẹo phổ biến, giúp bạn cải thiện nhanh các triệu chứng ngứa, sưng đầu ngón tay, ngón chân:

  • Ngâm tay với nước chè xanh: Lá chè xanh có chứa hợp chất EGCG, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và bổ sung vitamin giúp da săn chắc, mềm mịn hơn. Bạn có thể dùng lá chè xanh để trị ngứa bằng cách đun nước lá chè cùng với một chút muối. Sau đó, đợi nước nguội bớt rồi ngâm tay trong khoảng 10 -15 phút để làm dịu các cơn ngứa.
  • Giảm ngứa bằng gel nha đam: Nha đam có chứa nhiều vitamin E, C, A, B6 có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, làm mềm mịn da, loại bỏ tình trạng da khô và ngăn ngừa tình trạng kích ứng, ngứa da. Cách cải thiện ngứa da bằng nha đam cực đơn giản. Chỉ cần tách vỏ bên ngoài và chà trực tiếp thịt nha đam lên vùng đầu da bị ngứa.
Gel nha đam có thể giúp giảm ngứa, và phục hồi các tổn thương ngoài da
Gel nha đam có thể giúp giảm ngứa, và phục hồi các tổn thương ngoài da
  • Tận dụng lá khế: Khi gặp tình trạng ngứa ngón tay, ngón chân bạn có thể dùng lá khế để giải quyết vấn đề này. Lá khế rửa sạch, để ráo nước, cho lên chảo để sao khô lá. Đợi lá nguột bớt khế đựn trong túi vải mỏng và chà lên đầu ngón tay bị ngứa.
  • Giảm ngứa với mật ong: Với 22 loại axit amin, cùng nhiều khoáng chất mật ong giúp sát khuẩn, trị ngứa và làm mềm da hiệu quả. Đồng thời phục hồi làn da bị nứt nẻ, tổn thương. Dùng trực tiếp mật ong thoa lên đầu ngón tay. Hoặc trộn đều cùng sữa chua không đường, gel nha đam để giảm ngứa. Giữ mật ong khoảng 15 phút trên tay rồi rửa sạch với nước.
  • Chườm đá lạnh: Khi bị ngứa vùng đầu ngón tay, ngón chân bạn có thể dùng đá lạnh để ngăn chặn cơn ngứa tức thời. Bỏ đá vào túi vải hoặc khăn mỏng rồi chườm lên đầu các ngón tay, các vùng da bị ngứa. Giữ túi đá khoảng vài phút hoặc lâu hơn để làm dịu cơn ngứa. Ngoài ra, rửa tay bằng nước lạnh cũng đem lại hiệu quả giảm cho bạn.

Trị ngứa bằng thuốc Tây Y

Bệnh nhân chú ý, nếu các cơn ngứa ở đầu ngón chân, ngón tay kéo dài hơn một tuần không dứt. Cần đến bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và điều trị. Bác sĩ có thể yêu cầu làm các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây bệnh. Trên cơ sở các kết quả nhận được, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho mỗi bệnh nhân.

Một số nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị ngứa da đầu ngón tay:

  • Thuốc bôi ngoài da: Betamethason, Calamine Lotion, Hydrocortisone Cream, Chloram H,… giúp xoa dịu các cơn ngứa nhanh chóng.
  • Thuốc uống: Calamine, Loratadin, Cetririzin, Crotamiton, Prednisolon, Mehylprednisolon.

Hai loại thuốc này có thể được kết hợp sử dụng cùng nhau để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.

Chữa ngứa bằng thuốc Đông y

Dùng thuốc Đông y chữa ngứa da, đặc biệt là ngứa da mãn tính là phương pháp được rất nhiều người bệnh lựa chọn. Trong Đông y, một số bệnh lý ở gan, thận tác động đến da có thể được khắc phục. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị phụ thuộc vào tính chất gây bệnh và thể trạng bệnh nhân.

Bài thuốc đông y chữa ngứa bằng cách giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc từ sâu bên trong
Bài thuốc đông y chữa ngứa bằng cách giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc từ sâu bên trong

Dưới đây là gợi ý một số bài thuốc giảm ngứa da đầu ngón tay.

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị bách chi, hoa tiêu, ngải diệp, hùng hoàng. Đem rửa sạch các vị thuốc, chờ ráo nước, sau đó đun với khoảng 3 lít nước. Khi thuốc đã sôi, đợi cho hơi nước nguội bớt rồi xông tay ở các vị trí bị ngứa khoảng 10 phút. Nên xông cẩn thận để tránh bị bỏng. Đợi nước nguội hẳn rồi dùng nước đó để ngâm và rửa tay hoặc chân bị ngứa.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị bạc hà, băng phiến, hoàng tinh, bạc h tiên, hoa tiêu, tần quy, cây cù, thấu cốt tử thảo, địa phu tử. Rửa sạch các vị thuốc và đem nấu với 5 lít nước. Đun sôi nước và lọc lấy phần nước thuốc. Đợi cho nước nguội bớt rồi ngâm cả bàn tay vào sẽ giúp giảm ngứa hiệu quả. Ngâm tay trong vòng 15 phút và rửa lại với nước sạch.

Biện pháp phòng tránh ngứa đầu ngón chân, ngón tay

Tình trạng bị ngứa ở vùng đầu ngón tay có thể tránh bằng các biện pháp bảo vệ đôi tay như sau:

  • Sử dụng găng tay khi rửa chén, lau nhà, tẩy rửa bồn cầu, giặt đồ…
  • Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ sau khi nấu ăn, vệ sinh, khi ở ngoài đường về.
  • Uống nhiều nước, chọn thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất cho da.
  • Tăng cường uống nước ép hoa quả giúp giải độc, thanh lọc cơ thể.
  • Tránh đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức uống có cồn…
  • Chọn kem dưỡng da tay dịu nhẹ giúp cấp ẩm, ngừa tình trạng da khô, tránh nguy cơ kích ứng da.

Để phòng ngứa đầu ngón tay bị ngứa không hề khó. Ngay từ bây giờ bạn nên chú trọng bảo vệ sức khỏe từ bên trong cũng như chăm sóc đôi bàn tay. Với các thông tin trên, hi vọng bạn sẽ nắm rõ thông tin nguyên nhân, điều trị và phòng tránh đúng cách.

Bài viết cùng chủ đề:

5/5 - (1 bình chọn)

Cứ 10 trẻ thì có 2 – 3 bé mắc bệnh mề đay, không chỉ gây ra những cơn ngứa khó chịu và mệt mỏi, nếu không điều trị kịp thời, đúng cách bệnh còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, sốc phản vệ,… Những năm qua tỷ lệ cha mẹ đưa trẻ tìm đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường để khám, sử dụng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh ngày càng gia tăng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo