3 Cách Điều Trị Viêm Xoang Trán Giảm Triệu Chứng Nhanh Chóng

Có rất nhiều cách điều trị viêm xoang trán mang, nhưng để phát huy hiệu quả tốt tốt nhất cần áp dụng đúng hướng dẫn và phù hợp với từng giai bệnh. Bài viết dưới đây, chuyên gia Đỗ Minh Đường sẽ chia sẻ cụ thể về 3 cách điều trị tốt nhất hiện nay, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng trong quá trình cải thiện sức khỏe.

Điều trị viêm xoang trán tại nhà

Các biện pháp điều trị viêm xoang trán tại nhà luôn được người bệnh ưu tiên lựa chọn bởi ưu điểm đơn giản, an toàn, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo mang lại hiệu quả rất tốt.

Chườm khăn ấm

Chườm khăn ấm là phương pháp điều trị viêm xoang trán đơn giản nhưng rất hiệu quả, tận dụng nhiệt độ cao giúp làm loãng chất dịch nhầy trong hốc xoang, nhờ đó chúng dễ dàng được đào thải ra ngoài, giảm nhẹ triệu chứng ngạt mũi, tắc mũi do viêm xoang trán gây ra. Ngoài ra, phương pháp này giúp tăng tuần hoàn máu cho vùng mặt, giảm nhẹ tình trạng đau đầu, chóng mặt.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 chậu nước ấm (khoảng 50 – 60 độ C) và 1 chiếc khăn bông sạch.
  • Ngâm ngăn bông vào chậu nước, đợi đến khi khăn thấm nước và đạt đủ độ ấm thì vắt bớt nước.
  • Đặt khăn lên vùng trán đang bị  viêm xoang, để đến khi khăn nguội hẳn, tiếp tục lặp lại khoảng 2 – 3 lần để làm loãng dịch ứ trong hốc xoang.
  • Người bệnh xì mũi nhẹ loại bỏ dịch ứ trong hốc xoang hoàn toàn.
  • Mỗi ngày thực hiện từ 1 – 2 lần đến khi bệnh thuyên giảm.
Chườm khăn ấm là phương pháp điều trị viêm xoang trán đơn giản nhưng rất hiệu quả
Chườm khăn ấm là phương pháp điều trị viêm xoang trán đơn giản nhưng rất hiệu quả

Sử dụng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý được bác sĩ Tai – Mũi – Họng khuyến khích sử dụng nhằm hỗ trợ điều trị viêm xoang trán. Muối có tác dụng diệt sạch vi khuẩn và ức chế quá trình phát triển của chúng trong các hốc xoang, từ đó ngăn ngừa bệnh tái phát dai dẳng khó chịu. Lưu ý, người bệnh nên mua loại nước muối sinh lý bán tại các nhà thuốc để đảm bảo nồng độ đạt chuẩn, không gây hại cho niêm mạc.

Cách thực hiện:

  • Bơm đầy nước muối sinh lý vào ống nhỏ hoặc bơm kim tiêm.
  • Nghiêng đầu sang một bên, sau đó phịt nước muối vào bên mũi ở vị trí cao hơn.
  • Nước muối sinh lý sẽ chảy từ bên mũi cao sang bên mũi thấp hơn và cuốn trôi dịch viêm.

Xông tinh dầu bạch đàn

Tinh dầu trong bạch đàn có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng viêm xoang trán hiệu quả. Các chuyên gia đã nghiên cứu và phân tích trong lá có chứa các hoạt chất như cineol, pinen, các aldehyd valeric, camphen, butyric,… đây đều là hoạt chất kháng viêm, mang tác dụng diệt khuẩn và nấm, đồng thời khai thông đường hô hấp cho người bệnh. Nhưng cần lưu ý, phương pháp này không áp dụng cho phụ nữ đang mai thai, trẻ dưới 6 tuổi.

Cách thực hiện:

  • Đun sôi 1 lít nước, sau đó cho ra một chiếc chậu nhỏ.
  • Nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu bạch đàn vào nồi nước sôi.
  • Trùm khăn kín đầu, sau đó xông trong khoảng 15 – 20 phút để cải thiện bệnh.
Tinh dầu trong bạch đàn có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng viêm xoang trán hiệu quả
Tinh dầu trong bạch đàn có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng viêm xoang trán hiệu quả

Xông hơi lá bạc hà

Trong tinh dầu của lá bạc hà có chứa hoạt chất chống viêm, ức chế vi khuẩn và virus gây hại. Đặc biệt, hoạt chất menthol trong lá bạc hà có khả năng gây tê, giảm đau tại chỗ. Với những đặc điểm này, sử dụng lá bạc hà mang đến hiệu quả tốt trong quá trình điều trị viêm xoang trán, viêm xoang mũi,…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 nắm lá bạc hà tươi, đem rửa sạch rồi vớt cho ráo nước.
  • Vò nhẹ lá bạc hà rồi cho vào nồi nước đang đun sôi, đợi thêm khoảng 2 phút thì tắt bếp.
  • Trùm kín khăn để xông hơi lá bạc hà, khoảng 20 phút sau nước nguội thì kết thúc xông.
  • Mỗi ngày nên thực hiện xông hơi lá bạc hà khoảng 2 lần, liên tục thực hiện sau khoảng 1 tuần sẽ thấy triệu chứng bệnh cải thiện rõ rệt.

Dùng tỏi

Trong tỏi có chứa lượng lớn Allicin – chất kháng sinh tự nhiên mang tác dụng diệt khuẩn, diệt virus và tăng khả năng vận động. Sử dụng tỏi đúng cách sẽ giúp cải thiện triệu chứng của viêm xoang trán và ngăn ngừa bệnh tái phát lại.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ tỏi, đem bóc vỏ và rửa sạch.
  • Giã hoặc cho tỏi vào máy để xay nhuyễn.
  • Lấy một miếng vải sạch để lọc lấy nước cốt tỏi.
  • Dùng tăm bông thấm nước cốt tỏi, sau đó bôi vào niêm mạc mũi.
Sử dụng tỏi đúng cách sẽ giúp cải thiện triệu chứng của viêm xoang trán
Sử dụng tỏi đúng cách sẽ giúp cải thiện triệu chứng của viêm xoang trán

Dùng hoa ngũ sắc

Trong Y học cổ truyền ghi chép cây hoa ngũ sắc có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm phù nề. Vậy nên, loại cây này được dùng trong điều trị viêm xoang trán nhằm loại bỏ dịch nhầy ứ đọng trong hốc xoang gây viêm tắc mũi và đau đầu.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm hoa ngũ sắc tươi, đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn.
  • Sau khi nguyên liệu đã ráo nước, đem giã nhuyễn và vắt lấy nước cốt.
  • Dùng tăm bông thấm nước cốt hoa ngũ sắc, sau đó bôi vào lỗ mũi.
  • Sau khoảng 20 phút thì rút tăm bông, xì mũi nhẹ để dịch được đẩy từ bên trong hốc xoang trán và mũi ra ngoài.

Dùng lá trầu không

Tinh dầu trong lá trầu chứa eugenol – hoạt chất có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, làm mát và thông thoáng đường thở. Khi sử dụng nước lá trầu không để xông hơi, tinh đầu sẽ bốc hơi, đi vào sâu trong khu vực xoang trán đang bị viêm để tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng viêm và tiêu dịch đờm.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá trầu không, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất,
  • Bắc nồi nước khoảng 1 lít, đợi đến khi nước sôi thì cho lá trầu vào (vò nát lá trầu trước khi cho vào nước).
  • Sau khoảng 3 phút thì tắt bếp và rót nước đun lá trầu ra chậu.
  • Chùm khăn kín đầu, xông nước lá trầu trong 20 phút.
Tinh dầu trong lá trầu chứa eugenol - hoạt chất có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn
Tinh dầu trong lá trầu chứa eugenol – hoạt chất có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn

Tây Y điều trị viêm xoang trán

Để đẩy nhanh tốc độ khỏi bệnh, Tây y phát triển và nghiên cứu ra nhiều phương pháp điều trị viêm xoang trán bao gồm sử dụng thuốc và phẫu thuật ngoại khoa.

Sử dụng thuốc Tây y

Để điều trị bệnh viêm xoang trán, một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như sau:

  • Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này chỉ được áp dụng trong điều trị viêm xoang trán do vi khuẩn hoặc có biểu hiện nhiễm trùng. Thuốc sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm triệu chứng và ngăn biến chứng. Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến gồm: Ampicillin, Amoxicillin, Cefpodoxime, Cefoxitin, Cefuroxim, Clarithromycin, Azithromycin, Sulfamethoxazole, Trimethoprim,…
  • Thuốc chứa corticoid: Có tác dụng giảm tình trạng ngứa mũi, hắt xì, chảy nước mũi. Tuy hiệu quả tốt nhưng nhóm thuốc này có một số tác dụng phụ như gây khô mũi, chảy máu cam. Nhóm thuốc chứa corticoid bao gồm: Fluticasone furoate, Betamethasone, Fluticasone, Budesonide,…
  • Thuốc kháng Histamin: Giúp giảm triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi,… Thuốc được bào chế ở 2 dạng là thuốc uống (Clemastine, Desloratadine, Loratadine, Cetirizine, Diphenhydramine) và thuốc dạng xịt (Azelastine và Olopatadine).
  • Thuốc thông mũi: Tác dụng co mạch máu và mô, giảm triệu chứng sưng tấy tại vùng bị viêm xoang. Các loại thuốc thông mũi được sử dụng phổ biến gồm Phenylephrine hydrochloride, Xylometazoline, Oxymetazoline hydrochloride.
  • Thuốc ức chế tế bào Mast: Loại thuốc này cũng có tác dụng giảm triệu chứng của bệnh viêm xoang trán như sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi,… Thuốc cho hiệu quả sau khoảng 30 phút sử dụng, tuy nhiên, có thể gây ra tác dụng phụ là nóng rát, khó chịu ở mũi.
  • Thuốc xịt kháng Cholinergic: Có tác dụng giảm triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, nhức trán,… Thành phần chính của thuốc là Ipratropium bromide nên chống chỉ định cho đối tượng bị tăng nhãn áp và thời gian điều trị được khuyến cáo là không quá 3 tuần.

Thuốc Tây y do hàm lượng dược tính khá cao nên sẽ có thể gây một số tác dụng phụ như: Rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng chức năng gan, thận,… nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng trong thời gian dài.

Phẫu thuật ngoại khoa

Nếu điều trị bằng thuốc không mang đến hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật ngoại khoa với những phương pháp như: Phẫu thuật mở xoang hàm, phẫu thuật nội soi chức năng,… tùy từng trường hợp cụ.

Sau phẫu thuật 24 tiếng, người bệnh được rút merocel mũi và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ổn định sức khỏe và chống nhiễm trùng.

Để đảm bảo hiệu quả và an toàn đối với phương pháp phẫu thuật ngoại khoa, người bệnh cần tìm các bệnh viện, phòng khám đáp ứng các yếu tố như: Bác sĩ có trình độ cao, phòng phẫu thuật đảm bảo vô khuẩn, hệ thống máy móc hỗ trợ tân tiến.

Phẫu thuật ngoại khoa điều trị cho trường hợp viêm xoang trán nặng
Phẫu thuật ngoại khoa điều trị cho trường hợp viêm xoang trán nặng

Chữa viêm xoang trán với Đông Y

Ngoài phương pháp điều trị viêm xoang trán bằng mẹo tại nhà hoặc thuốc Tây y, phương pháp chữa bằng Đông y cũng được nhiều người bệnh áp dụng. Một số bài thuốc Đông y chữa viêm xoang trán như sau:

Bài thuốc 1

Bài thuốc kết hợp các dược liệu gồm cang khương, hoàng kỳ, nhân sâm, bạch truật. Các vị thuốc này có tính ôn, tiếp dương xen kẽ bổ âm tạo sự cân bằng âm dương cho cơ thể. Nhờ đó, không chỉ cải thiện bệnh viêm xoang trán mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể.

  • Chuẩn bị dược liệu: 12 gram can khương, 120 gram thục địa, 60 gram bổ chính sâm, 20 gram bạch thược, 40 gram bạch truật.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch dược liệu với nước,sau đó cho vào nồi sắc với 1 lít nước. Khi nước thuốc sôi, cạn chỉ còn 500ml thì tắt bếp, rót nước thuốc ra cốc để uống trong ngày.

Bài thuốc 2

Bài thuốc này có tác động bồi bổ thận âm, nạp khí về thận giúp khắc phục các triệu chứng của viêm xoang trán như đau nhức trán, đau mũi, nghẹt mũi, chảy dịch mũi.

  • Chuẩn bị các dược liệu: 16 gram thục địa, 8 gram cao ban long, 8 gram mạch môn, 8 gram sơn thù, 8 gram hoài sơn, 6 gram đơn bì, 6 gram ngũ vị, 8 gram ngưu tất, 4 gram bạch phục linh, 4 gram trạch tả.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các dược liệu trên, cho vào ấm sắc với 3 bát nước, đến khi cạn còn 1 bát thì chắt ra bát. Tiếp tục sắc tương tự lần thứ 2, sau đó hòa chung hai bát thuốc với nhau, chia thành 3 bát nhỏ để uống trong ngày.

Bài thuốc 3

Đây là bài thuốc có tác dụng làm dịu tình trạng đau nhức do viêm xoang trán gây ra như: Đau nhức vùng trán, vùng má, đau giữa 2 mắt và giữa 2 lông mày.

  • Chuẩn bị dược liệu: 12 gram ma hoàng, 8 gram tân di hoa, 12 gram thương nhĩ tử, 12 gram khương hoạt, 6 gram kinh giới, 4 gram cam thảo, 12 gram phòng phong.
  • Cách thực hiện: Cho toàn bộ dược liệu trên vào ấm, thêm 3 bát nước và đun đến khi nước cạn chỉ còn 1 bát. Chắt nước thuốc ra, chia thành 2 bát nhỏ để uống sáng và tối trong ngày.
Các bài thuốc có tác dụng làm dịu tình trạng đau nhức do viêm xoang trán
Các bài thuốc có tác dụng làm dịu tình trạng đau nhức do viêm xoang trán

Bài thuốc 4

Để điều trị viêm xoang trán giai đoạn cấp tính, Đông y nghiên cứu bài thuốc kết hợp giữa kim ngân hoa, ké đầu ngựa, chi tử cùng một số dược liệu khác. Bài thuốc giúp thanh phế nhiệt, kháng viêm, đào thải độc tố khỏi hốc xoang trán.

  • Chuẩn bị dược liệu: 16 gram kim ngân hoa, 16 gram ké đầu ngựa, 8 gram chi tử, 12 gram mạch môn, 16 gram ngư tinh thảo, 16 gram thiêm tinh thảo.
  • Cách thực hiện: Mang lượng dược liệu trên rửa sạch với nước, sau đó cho vào nồi, thêm 750ml nước và sắc với lửa nhỏ. Canh đến khi lượng thuốc trong nồi chỉ còn khoảng 250ml thì tắt bếp, chắt ra 3 bát nhỏ để uống trong ngày. Nên uống lúc ấm nóng để phát huy tác dụng tốt.

Bài thuốc 5

Đối với trường hợp viêm xoang trán mãn tính, xuất hiện dịch nhầy mủ từ hốc xoang xuống mũi và họng, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị với bài thuốc dưới đây:

  • Chuẩn bị dược liệu: 4 gram xuyên khung, 12 gram khương hoạt, 12 gram phòng phong, 4 gram bạc hà, 8 gram hoàng cầm, 4 gram hoàng liên, 6 gram cam thảo.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lượng dược liệu đã chuẩn bị, cho vào nồi và thêm 3 chén nước. Sắc với lửa nhỏ đến khi nước thuốc cạn còn 1 chén. Rót lượng nước này ra cốc và uống trong ngày.

Bài thuốc 6

Bài thuốc này có tác dụng chính là dưỡng âm, bồi bổ khí huyết, giúp giảm triệu chứng viêm xoang trán, đồng thời tăng cường sức khỏe.

  • Chuẩn bị dược liệu: 16 gram kim ngân hoa, 16 gram sinh địa, 12 gram đan bì, 12 gram huyền sâm, 12 gram mạch môn, 16 gram ké đầu ngựa, ,12 gram hoàng cầm, 8 gram trần bì.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các dược liệu trên, cho vào nồi sắc với 750ml nước. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa và đợi đến khi cạn còn 250ml thì tắt bếp và rót ra cốc để uống trong ngày. Nên chia làm 3 lần đề uống vào thời điểm sáng, trưa và tối.

Trên đây là thông tin chi tiết về những cách điều trị viêm xoang trán được chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả. Tuy nhiên, tùy từng tình trạng bệnh hiện tại sẽ phù hợp với phương pháp chữa nhất định. Do đó, người bệnh cần thăm khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo