3 Cách Trị Viêm Họng Phổ Biến Người Bệnh Nên Áp Dụng

Viêm họng là một căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khá phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do các loại virus hoặc vi khuẩn gây ra. Người bệnh bị viêm họng sẽ có triệu chứng như đau rát họng, ngứa cổ, khó nuốt, ho khan, ho có đờm,... Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Dưới đây là những cách trị viêm họng phổ biến, hiệu quả, được nhiều người áp dụng.

Cách trị viêm họng bằng nguyên liệu tự nhiên

Để làm giảm cảm giác khó chịu tại vùng hầu họng, bạn có thể áp dụng một số cách trị viêm họng từ nguyên liệu tự nhiên như mật ong, chanh, gừng,…. Những phương pháp này rất an toàn, dễ thực hiện, không gây tác dụng phụ và có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau.

Mật ong

Mật ong là một nguyên liệu dân gian được sử dụng phổ biến trong điều trị các vấn đề về đường hô hấp. Các nghiên cứu cho thấy, mật ong có đặc tính kháng viêm diệt khuẩn, giúp giảm ngứa ngáy và đau rát ở vùng cổ họng. Ngoài ra, nguyên liệu này còn giúp tăng cường sức đề kháng, giúp phòng ngừa các bệnh lý thông thường do vi khuẩn và virus gây ra.

Cách trị viêm họng bằng mật ong
Cách trị viêm họng bằng mật ong

Cách thực hiện: 

  • Pha 2 thìa mật ong vào 200ml nước ấm 40 độ.
  • Khuấy đều cho tan hết mật ong và uống.
  • Nhâm nhi từng ngụm nhỏ để làm dịu cổ họng.
  • Mỗi ngày uống từ 1-2 ly sẽ giúp tình trạng ho khan được cải thiện.

Tía tô

Cách trị viêm họng bằng lá tía tô cũng được rất nhiều người áp dụng. Đông y cho biết, lá tía tô có vị cay, tính ấm, giúp giải độc, trị cảm, chữa viêm họng cực kỳ hiệu quả. Còn theo Y học hiện đại, trong thành phần của loại lá này có chứa hàm lượng lớn tinh dầu, vitamin A, B1, B6, C, K và nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe. Sử dụng lá tía tô sẽ có tác dụng tiêu viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và tăng cường miễn dịch hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 10 lá tía tô, 5 hoa đu đủ đực và 3 chùm hoa khế.
  • Các nguyên liệu trên đem rửa sạch để loại bỏ tạp chất, sau đó vớt ra để ráo.
  • Cho các nguyên liệu này vào bát và hấp cách thủy trong vòng 20 phút.
  • Gạn lấy phần nước cốt để uống, bỏ bã.
  • Mỗi lần chỉ cần dùng từ 2-3 thìa cà phê.
  • Kiên trì áp dụng mỗi ngày cho đến khi bệnh viêm họng khỏi hẳn.

Gừng

Theo quan điểm của Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng giữ ấm cơ thể, đào thải độc tố, cải thiện tình trạng đau đầu, sốt, đau rát họng và ho khan. Còn theo Y học hiện đại, gừng có chứa các hợp chất như zingiberol, capsaicin, zingiberene, methyheptenone, borneol… giúp cải thiện miễn dịch, kháng viêm, diệt khuẩn và đẩy lùi bệnh tật nguy hiểm.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, gọt sạch vỏ và rửa với nước.
  • Cắt lát mỏng hoặc đem đập dập.
  • Cho gừng vào hãm với nước sôi trong vòng 10 phút.
  • Nhâm nhi ly trà gừng để làm giảm ho và đau rát họng.

Chanh

Nước chanh có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tiêu diệt vi khuẩn gây ho và đau họng. Ngoài ra, trong thành phần của chanh còn có axit citric, giúp làm ho khan, đau rát, vướng víu ở cổ họng. Vì vậy sử dụng chanh tươi sẽ có tác dụng cải thiện bệnh và phòng ngừa cơn ho và ngứa rát họng tái phát.

Giảm đau họng bằng chanh tươi
Giảm đau họng bằng chanh tươi

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một quả chanh tươi, rửa sạch với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn.
  • Thái chanh thành những lát mỏng và tẩm với một chút muối hạt.
  • Ngậm trực tiếp lát chanh trong cổ họng khoảng 10 phút.
  • Sau đó nhai và nuốt như bình thường.
  • Mỗi ngày bạn ngậm 1-2 lát chanh sẽ giúp cải thiện triệu chứng ho khan hiệu quả.

Quả lê

Theo Đông y, quả lê vị ngọt, hơi chua, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ ho, tiêu đờm. Vì vậy người bệnh có thể dùng quả lê để cải thiện tình trạng ho khan, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi. Y học hiện đại cũng cho biết trong thành phần của quả lê có chứa hàm lượng lớn vitamin C, PP, beta-carotene, protein, axit folic, canxi, sắt, phốt pho,… giúp cải thiện các bệnh về đường hô hấp, đồng thời tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 quả lê, rửa sạch, cắt phần đầu, bỏ lõi và hạt.
  • Cho một ít đường phèn vào bên trong quả lê.
  • Đem lê đi hấp cách thủy trong vòng 15 phút.
  • Khi đường phèn tan hết thì bắc ra và gạn lấy nước để uống.
  • Mỗi ngày dùng từ 1-2 quả sẽ giúp tình trạng ho khan dần thuyên giảm.

Trà hoa cúc

Cách trị viêm họng bằng trà hoa cúc được rất nhiều người áp dụng bởi nó mang lại hiệu quả rất tốt. Trà hoa cúc có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, giúp kháng viêm, chống oxy hóa, chữa lành tổn thương niêm mạc và làm dịu cơn đau rát họng khó chịu. Không những vậy trà hoa cúc còn giúp giảm ho, chữa mất ngủ và cải thiện tâm trạng. Người bệnh có thể sử dụng loại trà này mỗi ngày mà không lo sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách sử dụng:

  • Cho 5 – 7 bông cúc khô vào ấm.
  • Đổ 200ml nước sôi vào, lắc nhẹ sau đó đổ phần nước này đi.
  • Tiếp tục đổ thêm 400ml sôi vào đậy nắp và hãm trong vòng 10 phút.
  • Sau đó thêm một vài viên đường phèn vào để tạo độ ngọt.
  • Người bệnh rót nước trà ra chén và từ từ thưởng thức.
  • Mỗi ngày uống từ 3-4 tách trà hoa cúc sẽ giúp tình trạng viêm họng được cải thiện.

Điều trị viêm họng bằng thuốc Tây y

Để kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của bệnh viêm họng, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc sau:

Nhóm thuốc Beta-lactam trị viêm họng

Đây là nhóm thuốc kháng sinh được bác sĩ sử dụng chủ yếu trong điều trị bệnh viêm họng do vi khuẩn gây ra. Nhóm thuốc chữa viêm họng Beta-lactam bao gồm các loại thuốc phổ biến như: 

  • Penicillin: Thuốc có tác dụng kháng virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây bệnh. Loại thuốc này được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm họng, viêm amidan, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn khoang miệng. Penicillin có thể gây ra tác dụng phụ như nổi mề đay, thiếu máu, giảm tiểu cầu, sốc phản vệ, sốt.
  • Ceftriaxone: Thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng đau rát họng, giảm ho, giảm ngứa và viêm nhiễm vùng họng. Thuốc không được dùng cho người bị dị ứng với Penicillin, phụ nữ mang thai, người cho con bú, trẻ sinh non, người bị suy gan thận.
  • Cephalexin: Thuốc có tác dụng ức chế phản ứng viêm do vi khuẩn gây ra, giúp giảm ho và giảm đau họng hiệu quả. Tuy nhiên trong thời gian điều trị, Cephalexin có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nổi mề đay, giảm bạch cầu trung tính.
  • Amoxicillin: Thuốc được chỉ định cho trường hợp bị viêm họng, viêm amidan. Trong quá trình sử dụng cần lưu ý một số tác dụng phụ như viêm gan, vàng da ứ mật, tiêu chảy, viêm kết mạc hay nổi mề đay,…
Nhóm thuốc Beta-lactam trị viêm họng
Nhóm thuốc Beta-lactam trị viêm họng

Nhóm thuốc Macrolid

Nhóm thuốc này bao gồm các loại thuốc như sau:

  • Clarithromycin: Thuốc có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn do viêm họng, viêm xoang, viêm phổi. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, Clarithromycin có thể gây rối loạn chức năng gan, viêm lưỡi, nhức đầu, nhiệt miệng, rối loạn vị giác.
  • Erythromycin: Thuốc được dùng để điều trị viêm họng và các loại viêm khuẩn khác. Tuy nhiên Erythromycin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như ngứa da, phát ban, tiêu chảy, đau bụng, vàng da, buồn nôn, vàng gan, rối loạn nhịp tim,… nên không được chỉ định cho người bị viêm gan, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Azithromycin: Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và vi nấm trong khoang miệng cũng như khu vực hầu họng. Một số tác dụng phụ cần lưu ý khi dùng thuốc bao gồm tiêu chảy, chướng bụng, buồn nôn, đau bụng.

Nhóm thuốc NSAID

NSAID là nhóm thuốc kháng viêm, giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm họng. Nhóm thuốc này bao gồm:

  • Ibuprofen: Thuốc có tác dụng điều trị bệnh viêm họng kèm theo tình trạng đau nhức và sốt nhẹ. Ibuprofen không dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc bao gồm ngứa da, ù tai, phát ban, nhìn mờ, nhức đầu, chóng mặt, căng thẳng.
  • Diclofenac: Loại thuốc này có tác dụng cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức do bệnh viêm họng gây ra. Thuốc gây ra một số tác dụng phụ như ù tai, ngứa ngoài da, mờ mắt, ợ chua, đầy hơi, đau đầu, phát ban, tiêu chảy, táo bón.

Thuốc giảm đau hạ sốt

Nhóm thuốc này được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm họng với các loại thuốc như:

  • Paracetamol: Thuốc có tác dụng làm giảm các cơn đau họng, đau đầu, đau toàn thân, đau răng, cảm sốt,… Thuốc ít tác dụng phụ nếu được sử dụng đúng liều lượng.
  • Aspirin: Thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, được chỉ định dùng cho những trường hợp bị viêm họng với các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, sốt, viêm họng. Nếu dùng liều lượng lớn trong thời gian dài, Aspirin có thể gây khó thở, phát ban, đau dạ dày, buồn ngủ, sưng mặt, môi, họng, lưỡi,….

Thuốc long đờm

Trường hợp người bệnh bị viêm họng xuất hiện tình trạng ho có đờm, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc có tác dụng long đờm, súc họng như:

  • Thuốc long đờm: Bao gồm các loại thuốc như Bromhexin, Ambroxol, Acetylcystein, Carbocystein,… giúp làm loãng dịch nhầy ở trong cổ họng. giảm độ đặc của đờm. Từ đó hỗ trợ loại bỏ chúng ra khỏi đường thở.
  • Thuốc súc họng: Là loại thuốc có chứa NaCl, acid boric, menthol, xylitol, giúp làm thông thoáng đường thở, loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Người bệnh hãy súc họng sau khi đánh răng và thực hiện mỗi ngày từ 1-3 lần. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như phát ban, phồng rộp môi, ngứa họng, toát mồ hôi…
Cách trị viêm họng bằng thuốc long đờm
Cách trị viêm họng bằng thuốc long đờm

Nhóm thuốc Corticosteroid giúp kháng viêm trị viêm họng

Nhóm thuốc này được chỉ định dùng cho những trường hợp bị viêm họng nặng, bao gồm:

  • Dexamethasone: Thuốc có tác dụng cải thiện phản ứng dị ứng, sưng tấy ở vùng hầu họng. Thuốc được dùng cho người mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm họng, viêm amidan,… Dexamethasone có thể gây ra các tác dụng phụ như khó thở, nổi mụn, sưng phù, khó ngủ, đau đầu, buồn nôn, tăng cân nhanh.
  • Betamethason: Thuốc giúp kháng viêm, điều trị viêm họng nặng, viêm họng mãn tính. Nếu dùng quá liều có thể gây chướng bụng, mất ngủ, suy yếu cơ, viêm loét thực quản, thay đổi tâm sinh lý.
  • Prednisolone: Thuốc được chỉ định cho những trường hợp bị viêm họng và gặp các vấn đề về hô hấp. Lạm dùng thuốc Prednisolone ở liều cao có thể gây buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, khó ngủ, ợ nóng, đau ngực, dễ chảy máu, tăng đường huyết,…

Cách trị viêm họng bằng thuốc Đông y

Thuốc Đông y cũng được dùng khá phổ biến trong điều trị bệnh viêm họng, đặc biệt là viêm họng mãn tính, viêm họng hạt, viêm họng có mủ,… Đông y cho biết, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Các thầy thuốc sẽ sử dụng các phép trị sơ phong, thanh nhiệt, sinh tân, hóa đàm, dưỡng âm, giúp bệnh được cải thiện và hạn chế tái phát trở lại.

Dưới đây là một số bài thuốc chữa viêm họng bằng Đông y, người bệnh có thể tham khảo:

Bài thuốc chữa viêm họng ngoại cảm phong hàn

Người bệnh bị ngoại cảm phong hàn có các triệu chứng như ngạt mũi, nặng tiếng, người ớn lạnh, cổ họng sưng đau, nuốt vướng, không ra mồ hôi, đau đầu, sốt, sợ gió, cơ thể nhức mỏi, chán ăn, mạch phù hoãn.

  • Nguyên liệu: Kinh giới 12g, chỉ xác 12g, độc hoạt 12g, sài hồ 12g, tiền hồ 12g, xuyên khung 12g, cát cánh 12g, phòng phong 12g, phục linh 12g, cam thảo 12g, khương hoạt 12g, 7 lát gừng, 10 lá bạc hà.
  • Cách sắc: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi sắc với 1,2 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn 120ml rồi tắt bếp. Chia thuốc thành 5 phần bằng nhau và uống hết trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang cho đến khi khỏi bệnh viêm họng.

Bài thuốc viêm họng ngoại cảm phải dịch độc thời khí

Thuốc dùng cho người bệnh với các triệu chứng như ngứa họng, sưng đau họng, cổ họng khô, sưng đỏ, nuốt khó, ăn hay nghẹn, sốt cao, khát, thích uống nước lạnh, mạch sác.

  • Nguyên liệu: Hoàng liên 8g, bạch linh 12g, hoàng cầm 12g, bạch thược 12g, ngưu bàng tử 12g, nhân sâm 10g, phòng phong 12g, cam thảo 10g, thăng ma 12g, cát cánh 12g, 7 lát gừng tươi.
  • Cách sắc: Các nguyên liệu trên đem sắc cùng với 1,2 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn 120ml thì tắt bếp. Chia thuốc thành 5 phần bằng nhau và uống hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang để bệnh nhanh được cải thiện.
Cách trị viêm họng bằng thuốc Đông y
Cách trị viêm họng bằng thuốc Đông y

Bài thuốc trị bệnh viêm họng kinh dương minh tích nhiệt

Người bệnh có triệu chứng sốt, sợ nóng, sưng đau họng, có cảm giác nóng rát trong cổ họng, người mệt mỏi, khát nước, bồn chồn, nước tiểu vàng, táo bón, mạch hồng đại.

  • Nguyên liệu: Hoàng cầm 10g, chi tử 10g, bạc hà diệp 10g, liên kiều 10g, đại hoàng 20g, mang tiêu 20g, cam thảo 20g.
  • Cách sắc: Các vị thuốc trên trừ bạc hà diệp và mang tiêu, còn lại tất cả mang đi sao vàng tán nhỏ, sau đó trộn với mang tiêu. Mỗi lần dùng 10g đem nấu với nước bạc hà diệp. Uống mỗi ngày 4 lần, sử dụng liên tục trong nhiều ngày cho đến khi tình trạng viêm họng khỏi hẳn.

Bài thuốc trị viêm họng do đàm hỏa

Bài thuốc được dùng để điều trị các triệu chứng như yết hầu sưng, nuốt nước bọt đau, người ậm ạch khó chịu, lợm giọng, buồn nôn, nuốt vướng, nói năng ngại, khò khè, khó thở, tâm phiền, mạch hoạt sác.

  • Nguyên liệu: Nhân sâm 8g, cam thảo 10g, chỉ thực 10g, quất hồng bì 16g, đởm tinh 10g, trúc nhự 8g, thạch xương bồ 10g, phục linh 16g, bán hạ 20g, 5 lát gừng tươi.
  • Cách sức: Các vị thuốc trên đem sắc cùng với 1,2 lít nước. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun đến khi cạn còn 120ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 5 phần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang cho đến khi tình trạng viêm họng thuyên giảm.

Bài thuốc chữa bệnh viêm họng do tỳ hư can uất

Bài thuốc được dùng để điều trị các triệu chứng như cổ họng sưng đau, khô rát, nuốt nước bọt bị đau, khó nuốt, đau hai mạng sườn, nóng trong cổ họng, buồn nôn, lợm giọng, ăn uống khó tiêu, người mệt mỏi, rêu lưỡi vàng, mạch huyền, đại tiện thất thường.

  • Nguyên liệu: Mộc hương 4g, bạc hà 8g, sài hồ 10g, bạch thược 10g, đương quy 10g, nhân sâm 8g, viễn chí 8g, phục thần 12g, hoàng kỳ 12g, long nhãn nhục 12g, bạch truật 12g, cam thảo 8g, toan táo nhân 12g.
  • Cách sắc: Bỏ phần lõi gỗ của phục phần, hoàng kỳ bỏ gốc cuống mật chích, toan táo nhân sao vàng, viễn chí bỏ lõi tẩm nước gừng sao vàng, cam thảo chích. Sau khi sơ chế xong đem các nguyên liệu trên sắc cùng với 1,5 lít nước. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 250ml thì tắt bếp. Chia thuốc thành 5 lần và uống mỗi ngày 1 thang.

Lưu ý khi áp dụng các cách trị viêm họng

Điều trị viêm họng không khó, tuy nhiên nếu không cẩn thận sẽ khiến bệnh kéo dài dai dẳng và dễ tái phát. Dưới đây là những lưu ý khi thực hiện các cách trị viêm họng người bệnh cần nắm rõ:

  • Trước khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào cũng cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và mức độ bị bệnh. Từ đó có thể áp dụng hình thức chữa trị cho phù hợp.
  • Nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được thay đổi thời gian, liều lượng hay bỏ dở thuốc giữa chừng sẽ dễ gây nhờn thuốc, kháng thuốc.
  • Nếu trong quá trình điều trị người bệnh thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì cần ngưng dùng thuốc và báo ngay cho bác sĩ. Bởi có thể bạn đang gặp phải tác dụng phụ của thuốc hoặc loại thuốc đó không phù hợp với cơ địa của bạn.
  • Chú ý khi dùng thuốc Tây y để điều trị viêm họng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và người đang cho con bú. Nhóm đối tượng này tốt nhất nên áp dụng các mẹo dân gian trước. Nếu không có hiệu quả mới cân nhắc dùng thuốc Tây.
  • Người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, ăn thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt, uống nước ấm. Tránh sử dụng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích hay nước đá lạnh.
  • Chú ý vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng ngủ, không gian sống sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và các tác nhân gây bệnh khác.

Trên đây là những cách trị viêm họng phổ biến, được nhiều người áp dụng và các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe mà bạn có thể lựa chọn cho mình một cách chữa sao cho phù hợp. Trường hợp bệnh viêm họng kéo dài nhiều ngày không khỏi, kèm theo các triệu chứng nặng hơn thì bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo