Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Array

Sỏi thận chủ yếu xảy ra ở đối tượng nam giới, bệnh dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách. Để có thể điều trị bệnh thật hiệu quả, cần biết các nguyên nhân, triệu chứng cũng như những cách chăm sóc phù hợp. Trong bài viết này, những thông tin chi tiết nhất về bệnh sẽ được chia sẻ tới người bệnh.

Định nghĩa sỏi thận

Sỏi thận là một khối thể cứng, rắn và được cấu tạo từ các muối axit, khoáng chất từ trong nước tiểu. Sỏi thận vừa nằm trong thận, vừa có khả năng chạy xuống niệu quản. Ở kích thước nhỏ, sỏi hoàn toàn có khả năng đào thải ra ngoài thông qua việc đi tiểu. Nhưng khi kích thước lớn hơn, sỏi sẽ dắt lại trong cơ thể và gây ra các ảnh hưởng tới sức khỏe.

Sỏi sẽ dẫn tới tình trạng ứ đọng nước tiểu, cản trở quá trình bài tiết nước tiểu, phình bàng quang, làm nhiễm trùng nhiều cơ quan lân cận và còn ảnh hưởng tới cấu trúc của thận.

Sỏi thận có thể có thể phân chia thành các loại như sau:

  • Sỏi phosphat: Magnesium Ammonium Phosphate là loại sỏi phosphate rất phổ biến, còn được biết đến với tên gọi sỏi nhiễm trùng. Sỏi có thể lắng đọng với số lượng lớn làm kín hết phần đài bể thận. Bên cạnh đó, loại sỏi này có tính hơi bỏ và màu vàng.
  • Sỏi calcium: Gồm có sỏi calci phosphat và sỏi calci oxalat. Sỏi thường có màu nâu hoặc vàng, không trơn tròn như nhiều loại sỏi khác. Ngoài ra, sỏi calci cũng có khả năng cản quang và tính chất sỏi tương đối cứng.
  • Sỏi thận cystine: Là loại sỏi có bề mặt khá trơn mịn, hình thành bởi quá trình tái hấp thu cystine trong ống thận. Tuy nhiên loại sỏi này tương đối hiếm gặp.
  • Sỏi acid uric: Khi lượng purine trong cơ thể tăng cao và không thể chuyển hóa hết, thận sẽ có thể gặp phải sỏi purine. Ngoài ra, đây cũng là chất dẫn tới bệnh gout rất phổ biến hiện nay.

Sỏi thận là các khối tinh thể rắn trong thận do lắng đọng tạp chất, khoáng chất

Nguyên nhân bị sỏi thận

Sỏi thận có thể đa số xảy ra từ việc lắng đọng canxi trong cơ thể, gây ra những rối loạn trong hoạt động tiết niệu. Dưới đây là những nguyên nhân gây sỏi cụ thể:

  • Ăn quá nhiều muối: Chế độ ăn có chứa nhiều muối là nguyên do khiến cơ thể tích tụ thêm nhiều Ca+ ở ống thận. Về lâu dài sẽ nhanh chóng lắng đọng thành các khối tinh thể rắn. Khi này bệnh nhân sẽ bị sỏi calci.
  • Nạp quá nhiều đạm: Trong bữa ăn hàng ngày, nếu chúng ta sử dụng các thực phẩm có chứa lượng đạm quá cao sẽ làm tăng độ pH trong nước tiểu. Đây chính là yếu tố làm kích thích bài tiết calci cũng như gây cản trở quá trình hấp thu citrate.
  • Uống quá ít nước: Nước là yếu tố rất cần thiết cho các hoạt động chức năng của cơ thể, đặc biệt là việc bài tiết. Nếu cơ thể bị thiếu nước, lượng nước tiểu sẽ quá đặc. Lúc này các khoáng chất và muối axit bị lắng đọng sẽ nhanh chóng tích tụ thành các tinh thể và hình thành nên sỏi thận.
  • Di truyền: Bệnh sỏi thận cũng có thể bị di truyền từ các thành viên cùng huyết thống trong gia đình. Nếu ông bà hoặc cha mẹ bị bệnh lý này, thế hệ con cháu sau khi chào đời sẽ có nguy cơ mắc cao hơn so với những đứa trẻ bình thường khác.
  • Nạp vitamin C và canxi quá nhiều: Việc lạm dụng Vitamin C và canxi thông qua các thực phẩm chức năng có thể gây hại cho cơ thể. Vitamin C sẽ chuyển hóa thành các gốc oxalat, trong khi đó ion Ca++ sẽ gây cản trở cho quá trình hấp thụ các ion Fe++ và Ze++.  Khi bị dư thừa các chất này, thận sẽ nhanh chóng hình thành nên các viên sỏi cứng.
  • Mắc bệnh hoặc dị tật bẩm sinh đường tiết niệu: Sỏi thận cũng có thể xảy ra ở những trường hợp bệnh nhân bị xuất hiện u xơ tuyến tiền liệt, túi thừa bàng quang hoặc phì đại tuyến tiền liệt. Các tổn thương khiến cho đường tiết niệu bị tắc nghẽn, ứ đọng khoáng chất và từ đó tạo ra sỏi.
  • Bệnh về đường tiêu hóa: Tiêu chảy, viêm loét dạ dày hay một số bệnh lý về đường tiêu hóa khác có thể khiến cơ thể mất nước nhiều. Làm hụt giảm các ion K+, Na+, nồng độ oxalat tăng cao nên rất dễ tạo ra sỏi.
  • Béo phì: Những người bị béo phì thường có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn do quá trình trao đổi chất gặp nhiều cản trở rối loạn.

Ăn quá nhiều muối là một trong các nguyên nhân gây bệnh

Đối tượng mắc sỏi thận

Bệnh sỏi thận được xác định chủ yếu xảy ra ở những đối tượng sau đây:

  • Trong gia đình có thành viên với tiền sử bị bệnh sỏi thận.
  • Người ăn quá nhiều đường, muối, protein.
  • Những trường hợp uống quá ít nước trong khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi.

Ngoài ra, bệnh sỏi thận cũng sẽ dễ xảy ra hơn khi gặp phải các yếu tố nguy cơ như: Béo phì, phẫu thuật dạ dày, người bệnh dùng các loại thuốc kháng acid, thuốc chống động kinh hoặc thuốc lợi tiểu triamterene.

Triệu chứng sỏi thận

Các dấu hiệu của bệnh sỏi thận sẽ có mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau tùy vào từng người. Trong đó những triệu chứng của sỏi gồm:

  • Đau buốt khi đi tiểu: Vùng bàng quang, niệu đạo sẽ có cảm giác đau buốt khi đi tiểu. Bởi sỏi thận sẽ di chuyển qua các khu vực này và rắt lại, gây ra những chèn ép rõ rệt lên các cơ quan xung quanh.
  • Đau lưng và mạn sườn: Sỏi thận gây ra cảm giác đau nhức ở vùng lưng và mạn sườn. Cũng có bệnh nhân bị đau lan tới cả phần bắp đùi. Nguyên do bởi sỏi khi chạy xuống niệu quản sẽ tạo ra các ma sát lớn, làm nước tiểu bị ứ đọng lại.
  • Tiểu són, tiểu rắt: Triệu chứng này xảy ra khá thường xuyên, dù bệnh nhân muốn đi tiểu nhưng lượng nước ra rất ít. Ngoài ra, nếu nước tiểu bị ứ đọng quá nhiều tại thận còn kéo theo nhiều cơn đau quặn rất khó chịu, mệt mỏi.
  • Tiểu ra máu: Sỏi trong quá trình di chuyển từ thận xuống các cơ quan bên dưới sẽ dễ gây ra nhiều cọ xát, làm tổn thương các bề mặt niêm mạc. Từ đó gây ra chảy máu và máu theo dòng nước tiểu thoát ra ngoài. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng thấy rõ màu máu đỏ lẫn vào nước tiểu.
  • Buồn nôn và nôn thường xuyên: Các dây thần kinh có sự kết nối chặt chẽ với thận và đường ruột. Vì vậy, khi thận xuất hiện sỏi, xảy ra các tổn thương sẽ kéo theo kích thích tới đường tiêu hóa, làm bệnh nhân nôn và buồn nôn liên tục.
  • Dễ sốt, cơ thể ớn lạnh: Sỏi thận có thể gây ra nhiễm trùng tiết niệu do sự cọ xát của sỏi. Cộng thêm nước tiểu ứ đọng ở trong sẽ chứa các chất thải tác động tới vết tổn thương trên niêm mạc và dẫn tới nhiễm trùng và gây sốt cao.

Bệnh nhân thường đau thắt lưng và mạn sườn

Biến chứng sỏi thận

Sỏi thận là bệnh lý dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm khi không được chữa trị đúng cách hoặc chữa quá chậm trễ. Bệnh nhân có nguy cơ gặp các tổn thương sau:

Suy thận

Bệnh nhân bị suy thận do đường tiểu tắc nghẽn bởi các viên sỏi. Càng để lâu càng gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí dẫn tới tử vong. Theo đó, khi nước tiểu bị ứ đọng lại ở thận, các vi khuẩn và tạp chất sẽ gây nhiễm trùng, tổn thương tới mô thận.

Lúc này, nếu mất đi khoảng 50% đơn vị thận, người bệnh vẫn có khả năng chống đỡ. Tuy nhiên, nếu mất tới 75% đơn vị thận sẽ dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động. Bệnh nhân bắt buộc phải chạy thận, ghép thận để duy trì hoạt động sống. Nhưng chi phí điều trị cũng vô cùng tốn kém và không thể trị khỏi hoàn toàn.

Vỡ thận

Khi lượng nước ứ đọng lại ở sỏi quá nhiều sẽ làm vách căng đài thận. Bởi vách thận tương đối mỏng, chịu áp lực lớn từ lượng nước dư thừa sẽ gây tổn thương tới vỏ thận cũng như các dây thần kinh. Khi này, bệnh nhân bị nhiễm trùng nghiêm trọng, hoạt tử đường tiểu, đau quặn thắt và có thể vỡ thận dẫn tới tử vong.

Viêm bể thận cấp

Bệnh sỏi thận nếu chủ quan không chữa từ sớm sẽ dễ kéo theo các viêm nhiễm cấp tính ở nhiều khu vực. Trong đó, bể thận, niệu quản và đài thận rất dễ chịu tổn thương. Có không ít bệnh nhân bị biến chứng viêm bể thận cấp với các dấu hiệu: Sốt cao không dứt, đau hông, đau thắt lưng nghiêm trọng, đi tiểu ra mủ,...

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi nước tiểu và các tạp chất không thể thoát hết ra ngoài, tích tụ lâu trong thận sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi bùng phát. Đường tiết niệu bị nhiễm trùng gây ra các triệu chứng như: Tiểu rắt, tiểu ra mủ, tiểu ra máu, đau lưng, sốt cao,.... Điều này gây ra nhiều cản trở trong việc điều trị bệnh  sỏi thận, đồng thời sức khỏe của bệnh nhân cũng giảm sút rất nhiều.

Tắc đường tiểu

Sỏi thận có thể dễ dàng chạy xuống niệu đạo, niệu quản, làm hẹp diện tích của cơ quan này và dẫn tới tắc đường tiểu. Khi đó, niệu đạo sẽ có cơ chế co bóp thật mạnh để đẩy toàn bộ dị vật ra bên ngoài, giải phóng đường tiểu. Vì vậy, bệnh nhân sẽ chịu các cơn đau từ mức độ nhẹ tới nặng, gây ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Chẩn đoán sỏi thận

Quá trình chẩn đoán sỏi thận sẽ được tiến hành bằng việc thăm khám lâm sàng trước. Sau khi đã hỏi xong các thông tin về triệu chứng bệnh lý, tiền sử bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm một số xét nghiệm, chiếu chụp sau đây:

  • Siêu âm: Nhằm phát hiện ra sỏi cũng như đánh giá lượng nước ứ đọng ở thận, niệu quản.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Đưa ra đánh giá tổng quan về bệnh lý, những biến chứng gặp phải ở đường tiết niệu.
  • Kiểm tra pH nước tiểu: Khi pH >6.5 tức là lượng vi trùng phân hủy trong nước tiểu đang rất cao, gây ra bệnh nhiễm trùng tiết niệu.
  • Sỏi lắng cặn: Dựa vào các thành phần lắng cặn trong thận để xác định sỏi thuộc loại gì.
  • Protein niệu: Chỉ số cao hơn mức tiêu chuẩn có thể là dấu hiệu cảnh báo bị nhiễm trùng niệu.
  • Chụp X-quang bụng: Thực hiện chiếu chụp X-quang để tìm ra vị trí của sỏi, số lượng cũng như hình dáng sỏi thuộc loại nào chi tiết.
  • X-quang niệu quản: Đánh giá sỏi không cản quang.
  • Chụp UIV: Kỹ thuật chụp tiết niệu thông qua đường tĩnh mạch để nhận biết được vị trí chính xác của sỏi, độ giãn nở niệu quản và đài bể thận.
  • Nội soi bàng quang: Thường áp dụng cho những đối tượng bệnh nhân cần phẫu thuật nội soi lấy sỏi.

Điều trị sỏi thận

Sỏi thận được điều trị bằng thuốc hoặc các biện pháp tán sỏi, phẫu thuật tùy theo từng tình trạng khác nhau.

Thuốc Tây chữa sỏi thận

Có thể chữa trị sỏi thận bằng các loại thuốc khi sỏi nhỏ, số lượng ít. Thuốc được kê đơn tùy vào loại sỏi, mức độ tổn thương cũng như tình hình sức khỏe của từng bệnh nhân. Thuốc thường dùng gồm:

  • Thuốc giảm đau: Chủ yếu là thuốc kháng viêm không chứa steroid. Thông thường sẽ ưu tiên dùng thuốc tiêm Diclofenac. Nếu sau một thời gian dùng không đạt được tác dụng tốt sẽ chuyển sang Morphin.
  • Thuốc kháng sinh: Bệnh nhân cần dùng Aminosid, Quinolon, Cephalosporin khi bị nhiễm trùng niệu. Thuốc cần tính toán liều lượng tùy theo mức độ tổn thương, đặc biệt với bệnh nhân suy thận.
  • Thuốc giãn cơ trơn: Chủ yếu dùng thuốc tiêm Drotaverin hoặc Buscopan.

Trong trường hợp bệnh nhân bị sỏi acid uric, cần đảm bảo uống đủ 2 lít nước trong ngày, loại bỏ hoàn toàn bia, rượu, các chất kích thích và bữa ăn cũng cần giảm đạm. Bicarbonate de Sodium sử dụng tối đa 10g/ngày và có thể dùng thêm Allopurinol.

Các loại thuốc Tây giúp làm tan sỏi nhanh chóng

Kỹ thuật tán sỏi

Bệnh nhân sẽ được chỉ định tán sỏi khi kích thước đã lớn, không thể tan sỏi bằng việc dùng thuốc. Trong đó, những biện pháp được áp dụng phổ biến tại cơ sở y tế gồm:

Tán sỏi ngoài cơ thể: Làm vỡ sỏi thông qua nguồn tác động từ sóng xung kích. Sỏi sẽ nhanh chóng vỡ thành các mảnh nhỏ và đào thải ra bên ngoài theo đường bài tiết trong vài tuần.

  • Kỹ thuật này dùng cho sỏi nhỏ hơn 15mm, đường bài tiết không bị tắc nghẽn, chức năng hoạt động ở thận vẫn tốt.
  • Bệnh nhân áp dụng cách tán sỏi ngoài cơ thể có thể bị đau nhức chạy dọc vùng niệu quản và đi tiểu ra lượng máu nhỏ.
  • Đối với sỏi thuộc loại calci oxalat hoặc cystin, bệnh nhân cần tới một vài tháng để có thể đào thải hết. Vì đây là loại sỏi rất rắn nên sẽ tốn thời gian điều trị hơn.

Tán sỏi nội soi niệu quản: Cho hiệu quả tốt, bệnh nhân nhanh phục hồi, chỉ cần ở viện khoảng 1 ngày và các hoạt động sinh hoạt sau đó có thể diễn ra bình thường. Máy nội soi sẽ đi vào niệu quản để làm vỡ sỏi thông qua tác động laser và lấy ra bằng dụng cụ chuyên dụng.

  • Khi đã lấy hết sỏi, dòng nước tiểu sẽ được lưu thông bằng cách đặt sonde JJ.
  • Hạn chế các biến chứng hẹp niệu quản, dò nước tiểu khi áp dụng cách nội soi ngược dòng laser này.

Tán sỏi qua da: Bệnh nhân áp dụng tán sỏi qua da trong trường hợp sỏi có kích thước lớn. Thông qua 1 vết rạch nhỏ trên da sẽ đưa dụng cụ vào để làm vỡ sỏi và lấy ra bên ngoài. Thông thường sẽ tạo đường hầm ở vùng xương sườn 12 qua đài dưới, đài giữa.

  • Bệnh nhân cần đặt sonde JJ để lưu dòng nước tiểu.
  • Trung bình thời gian đặt sonde sẽ cần khoảng 2 tuần hoặc lâu hơn tùy từng bệnh nhân.

Phẫu thuật mở

Mổ mở là kỹ thuật truyền thống nhất để điều trị sỏi thận. Thông thường, những bệnh nhân xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng, sỏi quá lớn để tán sẽ cần thực hiện cách điều trị này.

  • Rạch bể thận để lấy sỏi sẽ giúp bệnh nhân hạn chế được tối đa các tác động tới phần nhu mô thận. Ngoài ra, kỹ thuật mở rộng bể thận cũng giúp lấy được các sỏi to một cách dễ dàng.
  • Một số trường hợp sẽ cần rạch mổ nhu mô thận, tuy nhiên bệnh nhân cũng dễ chảy máu nhiều hơn. Thông thường kỹ thuật này dùng khi số lượng sỏi lớn và là dạng sỏi san hô.
  • Với trường hợp bệnh nhân bị mất chức năng nhu mô thận, sỏi ở cực dưới sẽ cần cắt bỏ một phần thận.
  • Với bệnh nhân mất toàn bộ chức năng thận, thận ứ mủ sẽ phải cắt bỏ hoàn toàn.
  • Phẫu thuật tạo hình tiết niệu giúp mở thông đường dẫn lưu cho nước tiểu. Đa số bệnh nhân sẽ được chỉ định tạo hình nối niệu quản và bể thận, cắm niệu quản vào bàng quang hoặc thay thế niệu quản bằng một đoạn ruột,...

Các kỹ thuật mổ mỡ cho hiệu quả tốt, tuy nhiên cũng không thể đảm bảo chắc chắn không xảy ra các rủi ro, biến chứng sau mổ. Đồng thời chi phí cho mỗi ca mổ cũng tương đối cao. Do vậy bệnh nhân nên sớm thăm khám, điều trị khi có các dấu hiệu của bệnh để bảo vệ sức khỏe và tiết kiệm tài chính.

Thuốc Đông y

Đông y đã nghiên cứu ra nhiều bài thuốc điều trị sỏi thận khác nhau, thuốc tận dụng các dược liệu quý với những liệu trình được áp dụng nhiều như sau:

Bài thuốc số 1:

  • Dược liệu: Quả dành dành, cam thảo đất, kim tiền thảo, quế chi, lá mã đề, ý dĩ nhân, vỏ núc nác, xương bồ, tỳ giải, mộc thông.
  • Cách sử dụng: Thuốc đem rửa sạch, cho vào ấm và sắc với 5 bát nước. Khi phần nước thuốc đã cạn còn 2 bát nhỏ sẽ chắt ra, tiếp tục thêm nước và sắc thêm lần 2. Phần nước thu được hòa cùng với lần 1 và chia thành các bữa nhỏ uống hết trong ngày.

Bài thuốc số 2:

  • Dược liệu: Hải kim sa, hổ phách, kim tiền thảo, cam thảo, kê nội kim, xuyên ngưu tất, thạch vĩ, hổ phách.
  • Cách sử dụng: Các vị thuốc rửa sạch rồi sắc 1 thang mỗi ngày. Thuốc sắc cùng 1 lít nước, phần nước thuốc thu được uống liên tục 3 bữa trong ngày và nên uống thuốc ấm để hấp thụ tốt nhất.

Bài thuốc số 3:

  • Dược liệu: Mã đề, đại hoàng, sơn chi tử, đinh ông, biển súc, cam thảo, hoạt thạch.
  • Cách sử dụng: Thuốc sau khi rửa sạch sẽ đem đi sang vàng, tiếp đó sắc cùng 1 lít nước đến khi cạn bớt còn 2 bát con. Chia thuốc thành những bữa nhỏ uống trong ngày. Duy trì ít nhất 3 tháng.

Thuốc Đông y có hiệu quả và an toàn với bệnh nhân

Mẹo tại nhà

Ngoài các cách trị sỏi thận ở trên, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo đơn giản tại nhà để hỗ trợ làm tan sỏi. Những cách thường dùng như:

Nước ép húng quế: Hỗ trợ làm tan sỏi thông qua thành phần axit axetic. Chống viêm cũng như ngăn chặn quá trình oxy hóa, duy trì chức năng hoạt động cho thận. Bệnh nhân dùng lá húng quế tươi hoặc khô đều được.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá húng quế, rửa sạch hết bụi bẩn và để ráo nước.
  • Cho lá húng quế vào máy ép lấy nước uống hoặc có thể xay dùng các loại trái cây khác để làm sinh tố.
  • Uống đều đặn 1 cốc nước húng quế mỗi ngày và duy trì trong khoảng 1.5 tháng.

Râu ngô: Nguyên liệu này nổi tiếng với khả năng lợi tiểu, thanh nhiệt, kích thích đào thải các tạp chất lắng đọng trong đường tiết niệu, làm giảm kích thước sỏi thận. Có được hiệu quả nhờ vào lượng kali, canxi, vitamin A, B, C, vitamin K dồi dào. Ngoài ra râu ngô còn giúp cải thiện chức năng hoạt động cho thận, làm mát gan, cân bằng đường trong máu.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 50g râu ngô khô, rửa sạch và cho vào nồi nấu với 1 lít nước.
  • Sau khi nước sôi được khoảng 10 phút sẽ tắt bếp và lấy phần nước để uống.
  • Chia nước làm 3 lần uống mỗi ngày và nên dùng trước bữa ăn 1 tiếng.

Quả dứa: Trong dứa có chứa nhiều vitamin B1, vitamin C, axit citric có tác dụng ngăn chặn kết tinh axit uric, canxi hoặc oxalat. Nhờ vậy hạn chế hình thành sỏi mới cũng như giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm ở thận. Dứa còn hỗ trợ nâng cao sức đề kháng rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 quả dứa, gọt sạch vỏ và khoét một lỗ nhỏ giữa quả dứa.
  • Thêm vào 0.3g phèn chua, sau đó bọc kín dứa bằng giấy bạc rồi đem đi nướng trên bếp than. Có thể hấp cách thủy.
  • Sau khoảng 20 phút, lấy phần nước trong quả dứa để uống vào buổi sáng và tối đều đặn hàng ngày, duy trì trong khoảng 1 tuần.

Phòng tránh sỏi thận

Sỏi thận có thể xảy ra ở mọi đối tượng, do đó nên có các biện pháp phòng ngừa phù hợp để tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là gợi ý quan trọng cho bệnh nhân tham khảo:

  • Cần ăn nhiều hoa quả, rau xanh để cung cấp nước, chất xơ, dưỡng chất cũng như giảm nồng độ axit trong nước tiểu.
  • Uống 1.5 - 2 lít nước hàng ngày giúp gan và thận bài tiết hiệu quả.
  • Cung cấp protein vừa phải, không nên ăn quá nhiều các thực phẩm giàu protein trong mỗi bữa ăn để tránh làm lượng axit trong nước tiểu tăng cao.
  • Hạn chế ăn nhiều các thực phẩm giàu oxalat, ví dụ như: Đậu phộng, cà phê, socola, khoai lang,...
  • Chế độ ăn nên giảm muối, giảm đường để tránh canxi trong nước tiểu tăng cao và kết tinh thành sỏi. Ngoài ra, các thực phẩm nhiều natri từ đồ đóng hộp, đồ ăn nhanh cũng cần hạn chế.
  • Không tùy ý bổ sung thực phẩm chức năng tăng cường vitamin C khi chưa có chỉ dẫn cụ thể từ chuyên gia.

Sỏi thận là tình trạng kết tinh các khoáng chất dư thừa tại thận và tiết niệu, gây ra các triệu chứng đau nhức, rối loạn tiểu tiện cùng nhiều biến chứng nguy hiểm. Mọi người chú ý cần sớm đến bệnh viện thăm khám khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường. Điều trị triệt để đúng theo tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để đạt kết quả tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *