Bệnh Nhân Bị Sốt Xuất Huyết Có Sổ Mũi Không? Giải Đáp
Sốt xuất huyết là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta và thường bùng phát thành dịch. Một trong những dấu hiệu nổi bật nhất của sốt xuất huyết là tình trạng sốt cao liên tục. Tuy nhiên, bệnh nhân bị sốt xuất huyết có sổ mũi không? Nếu bạn đọc đang quan tâm về vấn đề này có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết.
Sốt xuất huyết có sổ mũi không?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue thông qua vật trung gian là muỗi vằn. Căn bệnh này đã được ghi nhận vào thế kỷ XIII và hiện đã xuất hiện ở hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ với khoảng 50 – 100 triệu ca mỗi năm.
Các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết lâm sàng rất đa dạng và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Tùy theo mức độ khác nhau, biểu hiện nhận diện sốt xuất huyết sẽ có sự thay đổi ở từng đối tượng nhiễm bệnh. Vậy sốt xuất huyết có sổ mũi không?
Được biết, người bị sốt xuất huyết cấp độ nhẹ thường xuất hiện ở người lần đầu mắc bệnh với các triệu chứng điển hình và không gây biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường khởi phát với triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, đau đầu, đau phía sau mắt, đau khớp, đau cơ, buồn nôn, nôn, phát ban,… Những triệu chứng này thường kéo dài trong 4 – 7 ngày tính từ khi bị truyền bệnh bởi muỗi.
Ở mức độ nặng hơn, ngoài các dấu hiệu nêu trên, người bệnh còn bị chảy máu cam, tổn thương mạch máu, mạch bạch huyết, chảy máu ở nướu, dưới da gây nên các vết bầm tím. Những đối tượng bị sốt xuất huyết nặng sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần được điều trị khẩn cấp để tránh nguy cơ tử vong.
Ngoài ra, sốc sốt huyết là mức độ nặng nhất khi mắc bệnh. Chúng bao gồm tất cả các triệu chứng sốt xuất huyết nhẹ với hiện tượng chảy máu, huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong lẫn ngoài cơ thể và sốc.
Thông thường sốc sốt xuất huyết sẽ xảy ra ở những lần nhiễm trùng sau, khi người lớn – trẻ em có miễn dịch chủ động hoặc thụ động với một loại kháng nguyên virus. Bệnh sẽ đột ngột trở nặng sau 2 – 5 ngày và tỷ lệ trẻ bị sốc xuất huyết sẽ ít hơn ở người lớn. Sau khi chuyển nặng, bệnh sẽ làm suy đa cơ quan, thậm chí là tử vong nếu không được tiến hành điều trị cấp cứu.
Những triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết khá tương đồng với một số bệnh nhiễm siêu vi khác như cúm hay Covid-19. Vậy nên ngay khi nhận thấy các triệu chứng khởi phát của bệnh, hãy nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả
Bên cạnh việc quan tâm tới vấn đề sốt xuất huyết có sổ mũi không, bạn cũng nên tìm hiểu về những biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể như sau:
- Mọi người có thể dùng vắc xin phòng xuất sốt huyết Dengvaxia.
- Thay nước thường xuyên cho các lọ hoa, chậu cây cảnh có nước, che đậy lu nước, xô nước,…
- Nên thả cá vàng vào bể cá, hồ cá, hòn non bộ để chúng tiêu diệt hết bọ gậy, lăng quăng,…
- Phát quang bụi rậm, cây cối trong vườn, thu gom phế liệu, rác thải thường xuyên và phun thuốc diệt muỗi quanh nhà.
- Nên lật úp các dụng cụ chứa nước khi không sử dụng và nên xúc rửa các dụng chứa nước hàng tuần.
- Khi ngủ nên bỏ màn, kể cả ngày lẫn đêm.
- Mặc quần áo dài tay, dài chân, nhạt màu khi đi ra ngoài.
- Thoa dầu tràm hoặc kem chống muỗi nếu có đi chơi, cắm trại ở nơi nhiều muỗi.
- Hạn chế ra ngoài vào buổi chiều tối, tối khi trời mưa, đặc biệt là nơi ẩm thấp, um tùm, nhiều cây cối,…
- Đóng kín các cửa trong nhà để muỗi khỏi bay vào nhà.
Sốt xuất huyết có sổ mũi không là vấn đề đã được chúng tôi giải đáp. Hy vọng thông qua bài viết bạn đọc đã có thêm những kiến ích hữu ích trong việc phòng tránh bệnh. Bởi sốt xuất huyết là bệnh lý truyền nhiễm, có khả năng lây lan cao lại rất nguy hiểm cho cả trẻ nhỏ và người lớn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!