3 Cách Chữa Viêm Phế Quản Người Bệnh Nên Tham Khảo

Bệnh viêm phế quản gây ra những triệu chứng khó chịu, đặc biệt bệnh kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục nếu không tìm được phương pháp điều trị phù hợp. Vậy nên, Đỗ Minh Đường đã nghiên cứu và tổng hợp các cách chữa viêm phế quản được đánh giá hiệu quả tốt, giúp cải thiện tích cực tình trạng bệnh trong thời gian ngắn.

Chữa viêm phế quản tại nhà

Các bài thuốc chữa viêm phế quản tại nhà dưới đây được nhiều người bệnh áp dụng vì vừa giảm triệu chứng bệnh, vừa an toàn không gây tác dụng phụ, đồng thời cũng dễ thực hiện và không tốn nhiều chi phí.

Mật ong

Mật ong được viết đến với tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng của viêm phế quản như ho, đau họng, ngứa rát cổ. Các chuyên gia đã phân tích thành phần, phát hiện mật ong có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp kháng khuẩn mạnh mẽ. Bên cạnh đó, chất albumin và axit pantothenic trong mật ong có khả năng kích thích tái tạo các tế bào mới, thúc đẩy làm lành thương tổn tại niêm mạc phế quản.

Cách thực hiện:

  • Mỗi sáng pha 1 thìa mật ong với 350ml nước ấm, có thể vắt thêm ½ quả chanh vào hỗn hợp và khuấy đều.
  • Uống khi nước chanh mật ong còn ấm nóng để cải thiện triệu chứng của bệnh.
  • Bác sĩ khuyến nghị mỗi ngày nên uống 1 cốc nước mật ong ấm, sau khoảng 5 – 7 ngày người bệnh sẽ thấy được triệu chứng viêm phế quản cải thiện rõ rệt.
Mật ong được viết đến với tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng của viêm phế quản
Mật ong được viết đến với tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng của viêm phế quản

Củ gừng

Củ gừng có đặc tính chống viêm, chống nhiễm trùng và tăng cường miễn dịch. Dùng gừng đúng cách sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu do viêm phế quản gây ra như đau rát họng, ho, có đờm. Mỗi ngày nên uống 1 cốc trà gừng để hỗ trợ điều trị viêm phế quản hiệu quả nhất.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 củ gừng là 1 lát quế, đập dập các nguyên liệu và cho vào ấm.
  • Đổ thêm 500ml nước ấm, đậy nắp và hãm trong 20 phút.
  • Khi các hoạt chất trong gừng và quế đã tiết ra là có thể uống.

Dùng tỏi

Nghiên cứu từ các nhà khoa học đã chứng minh trong tỏi có một hợp chất chứa lưu huỳnh giúp giảm hoạt động của vi khuẩn tại phế quản. Bên cạnh đó, hàm lượng lớn chất kháng sinh tự nhiên Allicin mà tỏi sở hữu giúp kháng khuẩn, trị viêm, ức chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, tỏi chứa các vitamin A, vitamin B, vitamin C giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa viêm phế quản tái phát.

Có nhiều cách dùng tỏi chữa viêm phế quản như sau:

  • Cách 1: Mỗi ngày ăn 1 – 2 tép tỏi sống, ăn trực tiếp hoặc bổ sung vào chế biến các món ăn.
  • Cách 2: Dùng tỏi ngâm với giấm ăn và mật ong, sau khoảng 15 ngày có thể lấy ra để pha nước uống hằng ngày.
  • Cách 3: Nghiền nhuyễn 2 củ tỏi và lọc lấy nước cốt, giã nát 1 củ gừng để lấy nước cốt. Đem trộn nước cốt tỏi gừng với nhau, thêm 1 ít đường để uống hằng ngày.
Tỏi có một hợp chất chứa lưu huỳnh giúp giảm hoạt động của vi khuẩn tại phế quản
Tỏi có một hợp chất chứa lưu huỳnh giúp giảm hoạt động của vi khuẩn tại phế quản

Rau diếp cá

Rau diếp cá chữa các hợp chất gồm natri bisulfit và houttuynin giúp chống virus và vi khuẩn gây viêm phế quản. Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất trong loại rau này sẽ đẩy mạnh sản xuất kháng thể, sản sinh tế bào máu, tăng chất lysozyme và tăng tế bào lympho giúp tăng cường miễn dịch. Nhờ đó, cải thiện triệu chứng như ho, đờm, ngạt mũi, chảy nước mũi ở người bệnh viêm phế quản.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 150g rau diếp cá, đem rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 5 phút để diệt khuẩn.
  • Cho lá diếp cá vào máy xay để xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt.
  • Cho thêm 1 ít hạt muối vào nước cốt, pha loãng với 1 cốc nước ấm và chia thành 2 lần uống trong ngày.

Súc miệng bằng nước muối

Đây là phương pháp đơn giản nhưng có tác dụng điều trị viêm phế quản rất tốt. Nước muối sinh lý có khả năng sát khuẩn, làm sạch cổ họng, dịu các triệu chứng như ngứa rát cổ, đau họng, có dịch đờm.

Người bệnh có thể tự pha nước muối tại nhà để sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến nghị nên mua nước muối sinh lý tại nhà thuốc để đảm bảo nồng độ natri phù hợp nhất.

Mỗi ngày nên súc miệng với nước muối 2 – 3 lần, đặc biệt là buổi sáng mới thức giấc và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài súc miệng, người bệnh dùng nước muối sinh lý rửa mũi để làm thông thoáng đường thở, cải thiện tình trạng ngạt mũi.

Súc miệng bằng nước muối trị viêm phế quản rất tốt
Súc miệng bằng nước muối trị viêm phế quản rất tốt

Chữa bằng Tây Y

Chữa viêm phế quản bằng Tây Y được áp dụng phổ biến nhất nhờ ưu điểm cải thiện triệu chứng trong thời gian ngắn, đồng thời cũng điều trị được bệnh từ giai đoạn nhẹ đến nặng. Chữa Tây y cũng được chia rõ ràng thành 2 phương pháp dùng thuốc và phẫu thuật.

Sử dụng thuốc Tây

Có nhiều loại thuốc Tây y được dùng trong phác đồ chữa trị viêm phế quản. Các loại thuốc này tập trung để giảm triệu chứng và tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Trường hợp viêm phế quản gây triệu chứng như sốt, đau họng, đau đầu,… bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt như panadol, aspirin, anacin.
  • Thuốc giảm ho: Để cải thiện triệu chứng ho do bệnh viêm phế quản, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc giảm ho, long đờm, giảm kích thích gây ho. Thuốc giảm ho thường được sử dụng nhiều như Natri Acetylcystein, Carbocystein, Dextromethorphan, benzoat,…
  • Thuốc long đờm: Thuốc có tác dụng làm loãng đờm để chúng đào thải ra ngoài dễ dàng, giúp đường thở của người viêm phế quản được thông thoáng hơn. Một số loại thuốc long đờm được sử dụng phổ biến như terpinhdrat, natri benzoat, acetylstein,…
  • Thuốc chống viêm corticosteroid: Để điều trị viêm phế quản mãn tính, người bệnh được chỉ định dùng thuốc chống viêm corticosteroid. Thuốc có 2 dạng gồm dạng viên uống toàn thân và thuốc dạng hít.
  • Thuốc chống virus: Thuốc được sử dụng chữa viêm phế quản do virus, giúp ức chế sự phát triển của chúng và ngăn chặn chúng tấn công gây bệnh. Các thuốc chống virus phổ biến gồm zanamivir, rimantadine, oseltamivir,…
  • Thuốc kháng sinh: Một số kháng sinh được sử dụng trong quá trình chữa viêm phế quản gồm Levofloxacin, Macrolid quinolon, Clarithromycin, Doxycycline, Penicillin, Ampicillin, Amoxicilin,…. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp tế bào vi khuẩn, ngăn ngừa chúng sinh sôi và tấn công gây bệnh.
  • Thuốc giãn phế quản: Thuốc có tác dụng hỗ trợ giãn phế quản, giúp đường thở thông thoáng, người bệnh sẽ giảm triệu chứng khó thở, ho khan,… Một số thuốc giãn phế quản phổ biến như albuterol, theophylline, metaproterenol,…

Phẫu thuật ngoại khoa

Những trường hợp viêm phế quản nặng hoặc không đáp ứng với phương pháp sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật ngoại khoa để trị bệnh. Hiện có 2 phương pháp phẫu thuật chữa viêm phế quản bao gồm:

  • Cắt bỏ phổi: Bác sĩ tiến thành phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn những vị trí đang bị tổn thương trên phổi nhằm kiểm soát triệu chứng tối ưu nhất. Trước khi phẫu thuật, người bệnh cần được làm các xét nghiệm chuyên biệt để đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe phẫu thuật.
  • Ghép phổi: Gây là phương pháp cắt bỏ hoàn toàn lá phổi của người bệnh và thay thế bằng lá phổi khỏe mạnh của người hiến. Phẫu thuật ghép phổi có thể tiến hành ở một bên phổi hoặc ở cả 2 bên đối với trường hợp nặng.

Phương pháp phẫu thuật ngoại khoa chữa viêm phế quản cũng tiềm ẩn một số rủi ro như xuất huyết, viêm mủ màng phổi, tràn khí màng phổi, nhiễm trùng, sốc phản vệ,… Để đảm bảo quá trình chữa trị an toàn nhất, người bệnh cần lựa chọn các bệnh viện, phòng khám lớn, uy tín, có đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao và hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại.

Những trường hợp viêm phế quản nặng sẽ cần phẫu thuật ngoại khoa
Những trường hợp viêm phế quản nặng sẽ cần phẫu thuật ngoại khoa

Chữa viêm phế quản bằng Đông Y

Theo Đông y, nguyên nhân chính gây viêm phế quản là lạnh và nhiệt xâm nhập cơ thể khiến phế khí ngưng trệ. Do đó, để điều trị bệnh sẽ cần phối hợp các vị thuốc giúp bồi tỳ, bổ phổi. Một số bài thuốc Đông Y được áp dụng phổ biến như sau:

Bài thuốc 1

Bài thuốc điều trị viêm phế quản do phong hàn, người bệnh có triệu chứng ho, đờm lỏng và màu trong, chảy mũi, nghẹt mũi và khàn tiếng kéo dài. Ngoài ra, người bệnh cũng bị sốt cao, nhức đầu, cơ thể ê ẩm và rêu lưỡi trắng mỏng.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Hạnh nhân 12g, chỉ xác 8g, trần bì 8g, tô diệp 10g, bán hạ chế 8g, cam thảo 4g, tiền hồ 12g, sinh khương 3 lát, cát cánh 10g, phục linh 16g.
  • Cách thực hiện: Cho toàn bộ các vị thuốc đã chuẩn bị trên đi sắc 1 lít nước. Đợi khi nước thuốc sôi và cạn chỉ còn ½ thì tắt bếp, rót ra 2 bát để uống sáng và chiều.

Bài thuốc 2

Đây là bài thuốc được dùng trong trường hợp viêm phế quản thể đàm thấp. Các triệu chứng người bệnh thường gặp là đờm nhiều, đờm trắng, dính hoặc đặc thành từng cục. Người bệnh thường có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, mệt mỏi, kém ăn, rêu lưỡi trắng nhờn.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Đẳng sâm 12g, cam thảo 4g, phục linh 16g, trần bì 8g, bán hạ chế 10g, bạch truật 16g, hậu phác 12g, sinh thương truật 12g,  khương 3 lát, ngưu bàng tử 12g, đại táo 3 quả, hạnh nhân 12g, ý dĩ 16g.
  • Cách thực hiện: Sắc dược liệu với 1.5 lít nước, khi thuốc sôi, tiếp tục đun đến khi cạn chỉ còn ½ thì tắt bếp. Rót thuốc ra bát, chia thành 2 phần để uống trong ngày. Nên uống vào buổi sáng và buổi tối để bài thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

Bài thuốc 3

Bài thuốc chữa viêm phế quản với các triệu chứng gồm ho khan, ít đờm, họng và mũi khô, sốt cao, đau họng, ho có tia máu. Người bệnh có đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi màu vàng, mạch phù sác.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Tang diệp 12g, xuyên bối mẫu 6g, sa sâm 2g, hạnh nhân 12g, chi tử 8g, đậu xị 12g, tiền hồ 12g, cam thảo 6g, cát cánh 10g.
  • Cách thực hiện: Cho các dược liệu trên vào nồi, sắc với nước để uống hằng ngày. Mỗi ngày uống 1 thang để cải thiện tình trạng viêm phế quản.
Nhiều bài thuốc Đông Y được áp dụng phổ biến trong trị bệnh
Nhiều bài thuốc Đông Y được áp dụng phổ biến trong trị bệnh

Bài thuốc 4

Bài thuốc dùng trong trường hợp bệnh viêm phế quản mãn tính, thể hàn ẩm với các triệu chứng như ho nhiều, ho kéo dài dai dẳng, khó thở, ho liên tục khi thời tiết trở lạnh, đờm lỏng và màu vàng. Khi kiểm tra rêu lưỡi sẽ thấy màu trắng trợt, mạch tế nhược.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Ma hoàng 8g, quế chi 8g, bán hạ chế 12g, can khương 6g, tế tân 6g, ngũ vị tử 8g, cam thảo 6g, bạch thược 12g.
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ dược liệu trên vào ấm sắc với nước. Khi nước thuốc cạn chỉ còn 2 bát thì chắt ra để uống trong ngày. Thời điểm uống được khuyến nghị là sáng và tối, mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 5

Bài thuốc được chỉ định với trường hợp người bệnh viêm phế quản thể thấp nhiệt với triệu chứng như ho nặng, khạc ra đờm vàng, miệng khát, nước mũi vàng đục và đau họng. Ngoài ra, người bệnh sẽ gặp triệu chứng như sốt cao, sợ gió, ra nhiều mồ hôi, toàn thân đau nhức, rêu lưỡi vàng mỏng hoặc trắng mỏng.

  • Chuẩn bị dược liệu: Tang diệp 12g, hạnh nhân 12g, liên kiều 16g, tiền hồ 12g, cúc hoa 12g, bạch hà 6g, cát cánh 10g, lô căn 8g, cam thảo 6g, ngưu bàng tử 12g.
  • Cách thực hiện: Cho dược liệu trên vào trong ấm sắc nước. Khi lượng nước thuốc cạn còn khoảng 2 chén thì chắt ra bát uống trong ngày.

Để thuốc Đông y đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất, người bệnh cần chuẩn bị đúng các dược liệu theo định lượng đã được hướng dẫn, đồng thời sắc đúng cách, uống đủ liệu trình.

Hướng dẫn phòng ngừa viêm phế quản tái phát

Các bác sĩ tại Đỗ Minh Đường cho biết, để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả và phòng ngừa viêm phế quản tái phát, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Tránh xa khói thuốc lá vì đây là một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm chức năng phổi, tăng nguy cơ tái phát viêm phế quản.
  • Vệ sinh, dọn dẹp lau chùi không gian sinh hoạt và làm việc để loại bỏ khỏi bụi, các chất gây kích ứng phổi.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm và máy lọc không khí trong nhà để không gian trong lạnh, độ ẩm vừa phải, rất tốt cho phế quản và sức khỏe tổng thể.
  • Khi ra đường, người bệnh nên đeo khẩu trang để tránh hít phải khói bụi ngoài môi trường sẽ ảnh hưởng chức năng phổi.
  • Cần đảm bảo ngủ đủ giấc, trung bình từ 7  – 8 tiếng mỗi ngày để duy trì chức năng phổi, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh phế quản và bệnh về đường hô hấp khác.
  • Nếu các cơ ho kéo dài, kèm theo triệu chứng sốt cao, khó thở, thở khò khè,… người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.
  • Định kỳ khám sức khỏe 6 – 12 tháng/lần để chủ động nắm bắt được tình trạng sức khỏe hiện tại, có phương pháp xử lý sớm khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường.

Trên đây là thông tin chi tiết về các phương pháp chữa viêm phế quản hiện nay. Hy vọng qua đây, người bệnh sẽ có thể kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân yêu xung quanh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo