3 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Cho Người Bệnh

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, không khí khô lạnh kết hợp với nhiều bụi bẩn khiến niêm mạc mũi bị kích ứng. Căn bệnh này không gây nguy hiểm nhưng lại khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây, Đỗ Minh Đường sẽ hướng dẫn bạn một số cách chữa viêm mũi dị ứng phổ biến, hiệu quả, được chuyên gia khuyên dùng.

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nguyên liệu dân gian

Các bài thuốc dân gian giúp điều trị viêm mũi dị ứng đang được rất nhiều người bệnh áp dụng. Bởi phương pháp này không chỉ an toàn, tiết kiệm mà còn mang đến hiệu quả cao. Dưới đây là một số cách chữa viêm mũi dị ứng bạn có thể tham khảo:

Lá tía tô

Lá tía tô là nguyên liệu có chứa các hoạt chất tự nhiên tốt cho sức khỏe, đặc biệt là thành phần acid rosmarinic và lutein. Sử dụng lá tía tô không chỉ giúp giải cảm, chống viêm, chống dị ứng mà còn tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá tía tô
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá tía tô

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá tía tô, ngâm với nước muối loãng trong vòng 5 phút.
  • Cho lá tía tô vào nồi đun cùng với 2,5 lít nước lọc.
  • Đun sôi nhỏ lửa thêm 5 phút nữa và tắt bếp.
  • Đổ nước ra bình, cho thêm vài lát chanh tươi vào.
  • Dùng nước này để uống trong ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng 

Nghệ

Nghệ là một dược liệu tự nhiên có chứa hàm lượng lớn curcumin. Thử nghiệm lâm sàng vào năm 2016 cho thấy, hoạt chất này có tác dụng giảm cảm giác nghẹt mũi, cải thiện tình trạng hắt hơi, chảy nước mũi do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra. Ngoài ra nghệ còn có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn mạnh mẽ, giúp chữa lành những tổn thương ở niêm mạc. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị bột nghệ và mật ong theo tỷ lệ 1:1.
  • Pha nghệ với mật ong với 200ml nước nóng.
  • Khuấy đều cho tan hết bột nghệ rồi sử dụng.
  • Uống mỗi ngày từ 1-2 cốc sẽ giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng.

Cây tầm ma

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây tầm ma là phương pháp được nhiều người đánh giá cao. Theo Y học, cây tầm ma có chứa các thành phần như nicotinamide, adenine, synephrine, osthole, giúp chống oxy hóa, kháng viêm, chống dị ứng. Từ đó giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.  

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị một ít lá tầm ma khô.
  • Ngâm lá tầm ma với 1 lít nước sôi 50 – 60 độ trong vòng 15 phút.
  • Uống nước cây tầm ma trong ngày thay nước lọc.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể dùng lá cây tầm ma để làm món salad, canh hầm hoặc món súp.
  • Một số người có thể cảm thấy khó chịu ở đường tiêu hóa khi sử dụng nguyên liệu này.

Gừng

Gừng có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn, chống dị ứng hiệu quả. Vì vậy nguyên liệu này cũng được sử dụng để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng và một số căn bệnh viêm nhiễm khác. Trong thành phần của gừng có chứa hàm lượng lớn gingerol, hoạt động tương tự như một loại thuốc chống dị ứng. Vì vậy nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau đầu, hắt hơi, sổ mũi thì có thể tham khảo sử dụng gừng.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch củ gừng, gạo vỏ và đập dập.
  • Cho gừng vào hãm với nước sôi trong 10 phút.
  • Sau đó bạn cho thêm 1-2 thìa mật ong vào để tăng hiệu quả điều trị.
  • Mỗi ngày uống 3 ly sẽ giúp loại bỏ triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Giấm táo

Giấm táo có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, giải độc, có thể loại bỏ các tác nhân gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng. Ngoài ra trong thành phần của giấm táo còn chứa nhiều axit, giúp phá vỡ đờm và dịch nhầy tại đường thở. Từ đó loại bỏ chúng ra ngoài một cách dễ dàng hơn.

Sử dụng giấm táo giúp cải thiện triệu chứng bệnh viêm mũi
Sử dụng giấm táo giúp cải thiện triệu chứng bệnh viêm mũi

Cách thực hiện:

  • Bạn pha loãng 2 thìa giấm táo với 1 thìa mật ong vào 200ml nước ấm.
  • Khuấy đều và uống hết.
  • Nên dùng mỗi ngày 2 lần.
  • Uống giấm táo sau bữa ăn 1 giờ để không làm ảnh hưởng đến dạ dày. 

Tỏi

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi là phương pháp được thực hiện rất đơn giản, giúp mang lại hiệu quả cao. Trong thành phần của tỏi có chứa hàm lượng lớn fitonxit, allicin và glycogen. Những chất này có khả năng chống viêm, diệt khuẩn và hỗ trợ cải thiện viêm mũi dị ứng cho người bệnh.

Cách thực hiện: 

  • Bóc 3-4 tép tỏi, rửa sạch, đập dập.
  • Vắt lấy nước cốt tỏi.
  • Trộn thêm với mật ong theo tỷ lệ 1:2.
  • Dùng tăm bông thấm vào dung dịch và bôi vào mũi.
  • Mỗi ngày thực hiện 3 lần.
  • Sau khoảng 3-5 ngày tình trạng viêm mũi dị ứng sẽ được hạn chế.

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng phương pháp Tây y

Trường hợp người bệnh đã áp dụng các mẹo chữa tại nhà nhưng không mang lại hiệu quả tích cực thì sẽ được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc đặc trị. Dưới đây là một số cách chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Tây y bạn có thể tham khảo:

Thuốc vệ sinh mũi

Nhóm thuốc vệ sinh mũi thường được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi hoặc dạng xịt. Thuốc có tác dụng vệ sinh vùng mũi họng, làm sạch niêm mạc, được dùng cho những trường hợp bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang…

Đa phần các sản phẩm vệ sinh mũi đều rất lành tính, an toàn và không gây tác dụng phụ. Phù hợp với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai. Loại dung dịch vệ sinh mũi được dùng phổ biến nhất chính là NaCl 0,9%.

Dùng NaCl 0,9% để vệ sinh mũi
Dùng NaCl 0,9% để vệ sinh mũi

Thuốc giúp thông mũi

Thuốc giúp làm thông mũi thành phần chính là phenylpropanolamine hoặc pseudoephedrine, được hoạt động theo cơ chế giúp co mạch, giảm phù nề ở niêm mạc. Từ đó giúp đường thở thông thoáng hơn, ngăn ngừa hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi.

Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, dạng xịt hoặc dạng uống. Tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng sản phẩm này, thời gian sử dụng được khuyến cáo là dưới 7 ngày. Nếu dùng quá liều có thể gây nhờn thuốc và một số tác dụng phụ như: Hồi hộp, run chân tay, bí tiểu, đánh trống ngực, tai biến mạch máu não hoặc khiến bệnh tái phát nhiều lần, khó điều trị.

Thuốc kháng histamin

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc kháng histamin cũng được nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. Histamin là một chất hóa học được cơ thể tiết ra khi có sự xâm nhập của tác nhân lạ. Khi đó người bệnh sẽ gặp phải các hiện tượng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, nổi mề đay…. Việc sử dụng thuốc kháng histamin sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Một số loại thuốc kháng histamin thế hệ H1 được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm mũi dị ứng đó là Diphenhydramine, Promethazin, Chlorpheniramine. Mặc dù thuốc mang đến hiệu quả cao, tuy nhiên nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Khô miệng, khô mắt, buồn ngủ, nhìn mờ, táo bón,…

Để nhằm khắc phục những tác dụng phụ này, thuốc kháng histamin thế hệ H2 đã được ra đời. Một số loại thuốc được dùng phổ biến là Loratadin, Astemizol, Cetirizine, Fexofenadine,…

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng trong trường hợp có nhiễm khuẩn. Một số loại thuốc được sử dụng đó là Cephalosporin, Penicillin,… Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng để tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe.

Thuốc corticoid dạng xịt

Thuốc chữa viêm mũi dị ứng dạng xịt có chứa thành phần corticoid là loại thuốc đang được dùng khá phổ biến hiện nay. Bởi thuốc được dùng tại chỗ và có hiệu quả chỉ sau 3 ngày sử dụng. Chúng có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, mất khứu giác ở bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng.

Tuy nhiên người bệnh cần dùng thuốc theo đúng liều lượng cho bác sĩ quy định, không được bỏ dở giữa chừng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như: Chảy máu mũi, loét niêm mạc mũi, kích ứng niêm mạc mũi, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, loãng xương,…

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc corticoid dạng xịt
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc corticoid dạng xịt

Thuốc corticoid dạng uống

Thuốc chữa viêm mũi dị ứng corticoid dạng uống ít được sử dụng hơn bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm. Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng cho bệnh nhân bị viêm mũi nặng, không đáp ứng với các loại thuốc kể trên.

Nếu dùng liều cao trong thời gian dài có thể gây viêm loét dạ dày, suy thận, loãng xương. Vì vậy người bệnh không được dùng thuốc corticoid dạng uống quá 7 ngày và phải tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị phẫu thuật

Trường hợp người bệnh bị viêm mũi dị ứng có dấu hiệu thoái hóa cuốn mũi, polyp mũi, lệch vách ngăn hoặc gai vách ngăn sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật điều trị.

Khắc phục bệnh viêm mũi với bài thuốc Đông y

Cách chữa viêm mũi bằng thuốc Đông y cũng là phương pháp điều trị được nhiều người áp dụng. Theo Đông y, viêm mũi dị ứng là tổng hợp của các chứng bệnh tỵ cừu và tỵ tắc. Nguyên nhân xuất phát từ sự suy giảm của tạng phế và tỵ, khiến cho vệ khí không được bền chặt, tà khí dễ xâm nhập. Từ đó gây ra các triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi, tắc mũi….

Để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng thuốc Đông y, người bệnh cần tăng cường lưu thông khí huyết phủ tạng, cân bằng âm dương, nâng cao chính khí để bảo vệ cơ thể. Đồng thời sử dụng các vị thuốc giúp khu phong, tán hàn, thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, diệt khuẩn.

Dưới đây là những bài thuốc tốt của Đông y giúp chữa viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể tham khảo:

Bài thuốc trị viêm mũi dị ứng thể phong hàn phạm phế

Bài thuốc sử dụng các loại dược liệu có vị cay, tính ấm, giúp sơ phong, tán hàn, thông khiếu. Chủ trị các triệu chứng như ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt hơi từng đợt, chảy nhiều nước mũi, dịch mũi trong, người ớn lạnh, sợ lạnh, bệnh tăng lên khi thời tiết trở lạnh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị thương nhĩ tử (ké đầu ngựa) 12g, bạch chỉ 8-10g, quế chi 4-6g, kinh giới 8-10g, gừng tươi 4-6g, bèo cái 10-12g (chỉ lấy lá, bỏ rễ), mã đề 8-10g, thông bạch (hành trắng) 6-8g, đại táo 3 quả.
  • Toàn bộ dược liệu trên đem đi rửa sạch.
  • Cho dược liệu vào nồi và sắc cùng 600ml nước.
  • Đun sôi, hạ nhỏ lửa.
  • Tiếp tục đun đến khi thuốc cạn còn 300ml thì tắt bếp.
  • Chia thuốc thành 2 lần và uống trước mỗi bữa ăn.
  • Nên uống khi còn ấm, nếu nước thuốc nguội thì cần hâm nóng lại.

Bài thuốc trị viêm mũi thể phong nhiệt phạm phế

Bài thuốc Đông y này sử dụng các dược liệu có vị cay, tính mát, giúp tán phong, thanh nhiệt, thông khiếu. Chủ trị các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi vàng, nghẹt mũi, suy giảm khứu giác, chảy nước mũi khi trời nắng nóng, sốt, nhức đầu, đổ mồ hôi.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị kim ngân hoa 12-16g, ké đầu ngựa 12g, lá dâu tằm 8-10g, rau diếp cá 10-12g, bồ công anh (hoặc sài đất) 12g, bạc hà 6-8g, cúc tần 8-10g, mã đề 8-10g, cam thảo nam 8-10g, kinh giới 8-10g.
  • Các nguyên liệu trên rửa sạch, sau đó đem đi nấu với 750ml nước.
  • Nấu nước sôi rồi hạ nhỏ lửa.
  • Tiếp tục đun đến khi cạn còn 300ml thì tắt bếp.
  • Chia nước thuốc thành 2 phần.
  • Đợi thuốc nguội và uống trước khi ăn.

Bài thuốc trị viêm mũi dị ứng thể phế, tỳ khí hư

Bài thuốc này có tác dụng bổ khí, thông khiếu, ích phế cố biểu. Chủ trị các triệu chứng như ngứa mũi, nhức mũi, hắt hơi nhiều, nước mũi trong, bệnh tái phát khi gặp lạnh, hơi thở ngắn, khó thở, người mệt mỏi, mất sức.

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Đông y
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Đông y

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị đẳng sâm 12g, bạch chỉ 8-10g, bạc hà 8-10g, mã đề 8-10g, ý dĩ (sao) 12g, đậu ván (sao) 12g, rễ đinh lăng 12g, kinh giới 10-12g, ké đầu ngựa 12g, ngũ vị tử 6g.
  • Các dược liệu trên đem rửa sạch, sắc cùng với 750ml nước.
  • Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun cho đến khi cạn còn 300ml.
  • Chia thuốc thành 2 phần và dùng hết trong ngày.
  • Nên sử dụng nước thuốc trước các bữa ăn chính.

Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, bạn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc như sau:

  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên giặt giũ chăn, màn, gối, đệm để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc,…
  • Người bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang không nên nuôi thú cưng trong nhà.
  • Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất, côn trùng, nhựa cây, phấn hoa, nơi có nhiều bụi bẩn,…
  • Nên đeo khẩu trang mỗi khi dọn dẹp nhà cửa hoặc ra ngoài đường.
  • Giữ ấm cơ thể mỗi khi thời tiết thay đổi, trở lạnh, đặc biệt là vùng mũi, họng.
  • Bổ sung thêm men vi sinh, omega-3, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nên có thói quen rửa mũi và súc miệng bằng nước muối sinh lý.
  • Tránh sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn, thực phẩm dễ gây dị ứng, chất phụ gia, sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Tập thể dục đều đặn, tuân thủ lối sống khoa học, lành mạnh, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, ngủ đủ giấc để nâng cao sức đề kháng. Từ đó bệnh viêm mũi dị ứng sẽ dần thuyên giảm.

Trên đây là những cách chữa viêm mũi dị ứng được nhiều người áp dụng. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, người bệnh sẽ có thể tìm được cho mình một phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo