3 Cách Chữa Viêm Xoang Mũi Hiệu Quả Nhanh Chóng

Hiện nay có nhiều cách chữa viêm xoang mũi như sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, dùng thuốc Tây y, dùng thuốc Đông y,... Phụ thuộc vào mức độ và khả năng đáp ứng của cơ thể sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp chữa phù hợp. Bài viết dưới đây, Đỗ Minh Đường sẽ cung cấp thông tin chi tiết về 3 cách chữa được đánh giá hiệu quả và an toàn nhất.

Cách chữa bệnh viêm xoang mũi tại nhà

Các cách điều trị viêm xoang mũi tại nhà dưới đây thường được áp dụng cho trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Nhờ sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên nên phương pháp này không gây tác dụng phụ.

Rửa mũi với nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn trong hốc xoang giúp giảm tiết dịch và phù nề. Người bệnh lưu ý, không nên sử dụng nước muối tự pha vì không đảm bảo nồng độ muối, trường hợp nồng độ quá cao khiến niêm mạc mũi tổn thương, nếu nồng độ muối quá thấp sẽ không đủ để sát khuẩn. Bác sĩ khuyến nghị nên dùng nước muối sinh lý bán tại các nhà thuốc.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 bình rửa mũi chuyên dụng, đỏ đầu nước muối sinh lý vào.
  • Nghiêng đầu 45 độ về phía bồn rửa, dùng bình bơm nước muối vào mũi để nước muối sinh lý chảy từ lỗ mũi bên này sang lỗ mũi bên kia.

Khi rửa mũi với nước muối sinh lý, người bệnh cần thở bằng miệng để tránh hít phải nước muối. Đồng thời, không ngả đầu ra phía sau vì sẽ làm nước muối chảy ngược vào mũi gây sặc.

Nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn trong hốc xoang giúp giảm tiết dịch
Nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn trong hốc xoang giúp giảm tiết dịch

Dùng tỏi

Hoạt chất allicin trong tỏi có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus, làm sạch ổ nhiễm trùng. Ngoài ra, trong tỏi cũng có chứa scordinin giúp tăng cường miễn dịch và ức chế sự phát triển của các tế bào bất thường liên quan đến viêm xoang mũi. Nhờ đó, cách chữa viêm xoang mũi bằng tỏi được rất nhiều người áp dụng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 10 củ tỏi tươi.
  • Lột vỏ tỏi, rửa sạch, cho vào cối giã và hoặc cho máy xay nhuyễn.
  • Lọc lấy nước cốt, hòa với nước lọc sạch với tỷ lệ 1:1, khuấy đều.
  • Cho dung dịch trên vào lọ nhỏ, hằng ngày nhỏ từ 2 – 3 giọt vào mũi.

Lưu ý, pha đúng theo tỷ lệ đã hướng dẫn, tránh trường hợp pha nồng độ tỏi quá cao sẽ gây triệu chứng nóng rát và cay buốt mũi.

Lá trầu không

Theo Y học cổ truyền, lá trầu có tính ấm, được quy vào 3 kinh phế, tỳ và vị, có tác dụng tán hàn, tiêu viêm, khu phong, sát trùng, giảm đau,… giúp hỗ trợ điều trị viêm xoang mũi. Y học hiện đại cũng phát hiện trong thành phần của lá trầu chứa một số hoạt chất kháng khuẩn, sát trùng như chavicol, cadinen và betel-phenol. Do đó, sử dụng lá trầu sẽ giúp giảm triệu chứng của bệnh viêm xoang mũi như chảy dịch, nghẹt mũi, đau nhức mùi mũi, trán, hốc mắt,…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, đem rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 5 phút để diệt khuẩn.
  • Cho lá trầu vào nồi, đun sôi với 1.5 lít nước trong 10 phút rồi tắt bếp.
  • Dùng khăn trùm kín để xông mũi, tinh dầu từ lá trầu hỗ trợ điều trị viêm xoang mũi.

Thông thường, liệu trình dùng lá trầu không chữa viêm xoang mũi cần được duy trì liên tục trong 1 tháng để thấy rõ hiệu quả.

Lá trầu giúp hỗ trợ điều trị viêm xoang mũi
Lá trầu giúp hỗ trợ điều trị viêm xoang mũi

Cách chữa viêm xoang mũi bằng gừng tươi

Gừng tươi có tính nóng và khả năng sát trùng, kháng viêm rất cao. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong tinh dầu gừng có tác dụng giãn mạch vùng mũi họng, khiến dịch tiết loãng và dễ bị đẩy ra ngoài hơn.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 4 củ gừng tươi, cạo vỏ và thái mỏng thành lát.
  • Đun sôi 2 lít nước, cho gừng vào, đợi 3 phút thì tắt bếp.
  • Dùng khăn trùm kín đầu và xông mũi với nước gừng trong 15 phút.

Để tăng hiệu quả cải thiện viêm xoang mũi, người bệnh có thể pha trà gừng uống hằng ngày hoặc bổ sung gừng vào các món ăn trong thực đơn ăn uống.

Lược vàng

Nghiên cứu Y học đã chứng minh hàm lượng lớn hoạt chất chống oxy hóa Flavonoid trong lược vàng có tác dụng giảm viêm xoang, tiêu dịch nhầy, giúp thông thoáng tai mũi họng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lược vàng tươi, đem rửa sạch với nước và cắt thành các khúc nhỏ.
  • Cho nguyên liệu vào máy xay để xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt.
  • Cho thêm 1 – 2 giọt giấm chuối vào cốc nước cốt lược vàng, khuấy đều rồi uống.

Liệu trình uống nước lược vàng kéo dài từ 5 – 7 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt. Trường hợp viêm xoang mũi mãn tính, người bệnh kết thúc liệu trình đầu, ngưng khoảng 5 ngày và tiếp tục thực hiện liệu trình thứ 2 để cải thiện bệnh.

Lược vàng có tác dụng giảm viêm xoang, tiêu dịch nhầy, giúp thông thoáng tai mũi họng
Lược vàng có tác dụng giảm viêm xoang, tiêu dịch nhầy, giúp thông thoáng tai mũi họng

Cách chữa viêm xoang mũi bằng lá lốt

Trong lá lốt chứa các hoạt chất bao gồm piperidin, piperin có tác dụng như chất kháng sinh, giúp giảm viêm, tiêu sưng rất tốt. Đồng thời, các chất này cũng giúp ức chế vi khuẩn gây viêm xoang mũi, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 8 – 10 chiếc lá lốt, đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Giã nhuyễn lá lốt để chắt lấy nước cốt.
  • Nhỏ nước cốt này vào mũi, sau khoảng 5 – 10 phút dịch nhầy trong mũi sẽ loãng ra, lúc này người bện xì mũi nhẹ để tống chúng ra ngoài.

Điều trị viêm xoang mũi bằng thuốc Tây y

Tây y chia thành nhiều nhóm thuốc điều trị viêm xoang mũi tùy thuộc vào tình trạng. Tuy nhiên, các nhóm thuốc này đều được bào chế ở cả 2 dạng xịt mũi và thuốc uống, phụ thuộc vào mức độ viêm xoang và thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê loại phù hợp.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân viêm xoang mũi do vi khuẩn. Phụ thuộc các yếu tố như cơ địa dị ứng, tiền sử dùng kháng sinh và biểu hiện bệnh lý của người bệnh sẽ có loại thuốc kháng sinh phù hợp.

  • Kháng sinh đường uống thuộc nhóm Penicillin: Nhóm này được dùng trị bệnh phổ biến nhất, bao gồm amoxicillin, ampicillin,…
  • Kháng sinh Trimethoprim hoặc Sulfamethoxazole: Được chỉ định khi người bệnh dị ứng với Penicillin.
  • Nhóm Cephalosporin: Nhóm thuốc được kê đơn cho trường hợp viêm xoang nhiễm trùng tái phát nhiều lần.

Thuốc chứa corticoid

Thuốc có tác dụng giảm triệu chứng tại chỗ như hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt,… Thông thường, thuốc sẽ phát huy tác dụng sau khoảng 1 tuần. Nhóm thuốc chứa corticoid bao gồm: Beclomethasone, Fluticasone furoate, Mometasone, Fluticasone, Budesonide.

Một số tác dụng phụ tiềm ẩn của nhóm thuốc này như đau họng, nhức đầu, khô mũi, ho, chảy máu cam,…

Mometasone có tác dụng giảm triệu chứng tại chỗ như hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt
Mometasone có tác dụng giảm triệu chứng tại chỗ như hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt

Thuốc giảm đau

Những trường hợp viêm xoang cấp tính xuất hiện triệu chứng đau nhức vùng trán, mặt, mũi,… sẽ sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng này. Các thuốc giảm đau thường được sử dụng gồm: Ibuprofen, aspirin, paracetamol, acetaminophen,…

Thuốc thông mũi

Nhóm thuốc thông mũi giúp co mạch máu và các mô bị sưng trong mũi, nhờ đó giảm áp dụng trong xoang mũi và cải thiện hiệu quả cảm giác nghẹt mũi. Tuy nhiên, đây là thuốc điều trị ngắn hạn, chỉ sử dụng tối đa 3 ngày, chống chỉ định cho bệnh nhân bị tăng nhãn áp vì sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.

Các loại thuốc thông mũi dạng xịt được sử dụng nhiều như: Oxymetazoline hydrochloride, Phenylephrine hydrochloride, Xylometazoline.

Thuốc co mạch

Thuốc co mạch có tác dụng giảm xung huyết, giảm sưng viêm và chống phù nề. Qua đó, hốc mũi lưu thông dễ dàng, ngăn ngừa tình trạng hình thành dịch gây nghẹt mũi, sổ mũi.  Một số loại thuốc nhóm co mạch gồm: Naphazoline, Chlorzoxazone, Phenylephrine, Pseudoephedrine…

Lưu ý, nhóm thuốc co mạch sẽ gây tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, hoa mắt, nước tiểu chuyển vàng,…

Thuốc kháng nấm

Trường hợp viêm xoang mũi do nấm gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng nấm trong phác đồ điều trị. Các hoạt chất trong thuốc sẽ ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển của nấm men trong hốc xoang mũi, giúp giảm triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển tiêu cực.

Các thuốc kháng nấm phổ biến trong điều trị viêm xoang mũi gồm: Voriconazole, Amphotericin B, Itraconazole,….

Amphotericin B kháng nấm, trị viêm xoang mũi
Amphotericin B kháng nấm, trị viêm xoang mũi

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin giúp khắc phục các triệu chứng viêm xoang mũi như sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế hoạt động của các histamin có chọn lọc lên tế bào đích, giúp cơ quan hô hấp khác giải phóng histamin, từ đó cải thiện triệu chứng bệnh viêm xoang mũi. Các loại thuốc kháng histamin thường được sử dụng gồm:

  • Thuốc kháng histamin dạng xịt gồm: Olopatadine, Azelastine.
  • Thuốc kháng Histamin thế hệ 1 dạng uống: Diphenhydramine, Chlorpheniramine, Clemastine.
  • Thuốc kháng Histamin thế hệ 2: Cetirizine, Desloratadine, Levocetirizine, Loratadine, Fexofenadine…

Thuốc ức chế leukotriene

Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm trong hốc xoang, giúp đường thở thông thoáng hơn. Thông thường, thuốc ức chế leukotriene sẽ được kê đơn trong trường hợp viêm xoang gây biến chứng nặng hoặc người bệnh không đáp ứng thuốc kháng histamin H1.

Một số thuốc thuộc nhóm ức chế leukotriene gồm: Zileuton, Montelukast.

Cách chữa viêm xoang mũi bằng Đông y

Các bài thuốc Đông y được đánh giá cao về hiệu quả điều trị viêm xoang mũi. Đặc biệt, các bài thuốc được gia giảm dược liệu với hàm lượng khác nhau, giúp điều trị bệnh hiệu quả và hỗ trợ phục hồi sức khỏe một cách tốt nhất.

Bài thuốc 1

Bài thuốc có tác dụng phòng điều trị viêm xoang mũi kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, đờm nhầy trong xoang, đau đầu do xoang gây ra.

  • Chuẩn bị: 9g phòng mộc, 10g bạch chỉ, 15g nghiệt mộc, 7g băng hầu úy.
  • Cách sử dụng: Các toàn bộ các vị thuốc trên vào ấm, sắc với 3 bát nước. Đợi nước thuốc sôi và cạn chỉ còn 1 bát thì tắt bếp và chắt ra bát. Tiếp tục thực hiện lần 2, sau đó trộn 2 bát thuốc ở 2 lần sắc với nhau, chia thành 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 2

Bài thuốc này kết hợp thương nhĩ, nghinh xuân, băng hầu úy và thần hươu giúp giảm đau nhức và nghẹt mũi cùng một số triệu chứng khác của bệnh xoang.

  • Chuẩn bị: Nghinh xuân 25g, thương nhĩ 15g, băng hầu úy 5g, thần hươu 50g.
  • Cách thực hiện: Cho các bị thuốc trên vào chảo để sao khô, sau đó tán thành bột mịn. Sử dụng bột hít mỗi ngày từ 3 – 4 lần để điều trị bệnh viêm xoang mũi.

Bài thuốc 3

Kiên trì sử dụng bài thuốc này sẽ giúp giảm triệu chứng viêm xoang mũi như: Đau đầu, đau mặt, đau hốc mũi, nghẹt mũi,…

  • Chuẩn bị: Ké đầu ngựa 20g, điềm ngải 30g, lan hòe 6g, già tô 10g, gạo tẻ 60g, tiểu tân 4g, 2 thìa đường trắng.
  • Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc trên với 300ml nước, đợi khi sôi thì chắt lấy nước thuốc. Dùng nước này hầm chung với gạo để nấu cháo. Thêm đường khi ăn để tăng hương vị món ăn. Sau 1 tuần liên tục dùng bài thuốc này sẽ cải thiện bệnh.
Các bài thuốc Đông y được đánh giá cao về hiệu quả điều trị viêm xoang mũi
Các bài thuốc Đông y được đánh giá cao về hiệu quả điều trị viêm xoang mũi

Bài thuốc 4

Các dược liệu trong bài thuốc như kim ngân hoa, trư cao mẫu, ngư tinh thảo,… được đánh giá cao về công dụng hút mủ, chống viêm, giảm sưng tấy. Khi kết hợp lại sẽ tạo thành bài thuốc chữa viêm xoang mũi hiệu quả, đồng thời thúc đẩy các thương tổn tại niêm mạc mũi mau phục hồi.

  • Chuẩn bị: 16g trư cao mẫu, 16g kim ngân hoa, 16g hồ tẩm tử, 12g dương cửu, 16g ngư tinh thảo, 8g chi tử.
  • Cách thực hiện: Sắc các dược liệu trên với 500ml nước, khi nước sôi thì vặn bếp nhỏ lửa, tiếp tục đun đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp, chắt ra cốc uống hằng ngày.

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho người viêm xoang mũi

Ngoài áp dụng các cách chữa viêm xoang mũi, người bệnh cần tham khảo những hướng dẫn chăm sóc sức khỏe quan trọng mà chuyên gia cung cấp dưới đây:

  • Người bệnh nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày những loại trái cây giàu vitamin C và chất chống oxy hóa như cam, quýt, bưởi, cải bó xôi,… để tăng cường đề kháng và cải thiện các triệu chứng bệnh viêm xoang mũi.
  • Tư thế ngủ có tác động lớn đến hiệu quả điều trị viêm xoang mũi. Chuyên gia khuyến nghị người bệnh nên nằm ngủ với tư thế ngửa, kê cao gối để mũi lưu thông tốt hơn.
  • Thường xuyên tập thể dục, đặc biệt là yoga sẽ giúp hoạt huyết và làm tan dịch nhầy trong khoang mũi.
  • Đối với các loại thuốc Tây hoặc thuốc Đông y, người bệnh không nên tự ý sử dụng tại nhà. Cần đến bệnh viện, phòng khám để bác sĩ, thầy thuốc kiểm tra, chẩn đoán và chỉ định liệu trình điều trị phù hợp nhất.
  • Những cách trị viêm xoang mũi tại nhà thường áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, đồng thời người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để phát huy tác dụng rõ rệt.
  • Trong quá trình áp dụng các cách điều trị trên, nếu cơ thể có xuất hiện triệu chứng bất thường, người bệnh phải ngưng thực hiện và thông báo cho bác sĩ, dược sĩ để có cách xử lý an toàn nhất.

Trên đây là thông tin về 3 cách chữa viêm xoang mũi. Bệnh lý này không đe dọa trực tiếp tới tính mạng nhưng gây những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần người bệnh. Do đó, việc chủ động trang bị thêm kiến thức này sẽ giúp người bệnh có lựa chọn phù hợp trong quá trình điều trị.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo