Phát ban là tình trạng nổi mẩn ngứa, trên da xuất hiện những mảng hoặc chấm da đổi màu. Mặc dù phát ban có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần nhưng người bệnh không được chủ quan vì phát ban có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh tiềm ẩn nào đó. Vì vậy để giúp mọi người hiểu hơn về phát ban, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây. Mọi người quan tâm có thể tham khảo.
Phát ban là gì?
Phát ban là tình trạng da xuất hiện những đốm màu sắc bất thường, sưng đỏ hoặc mảng bám trên da xuất hiện đột ngột do phản ứng của cơ thể với một số chất gây dị ứng hoặc không rõ nguyên nhân.
Phát ban có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như mặt, môi, lưỡi, cổ họng hoặc tai. Kích thước của các nốt phát ban khác nhau có thể nhỏ li ti hoặc các mảng phát ban lớn hơn.
Phát ban không gây nguy hiểm nhưng những triệu chứng của bệnh gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, sưng nóng đỏ.
Nguyên nhân
Phát ban do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó phải kể tới một số nguyên nhân phổ biến như:
- Mắc bệnh viêm da tiếp xúc: Bệnh phát ban xuất hiện như tiếp xúc với chất lạ. Có thể là hóa chất, chất độc hại hoặc cây có độc tính,...
- Phát ban do dùng thuốc: Một số người có triệu chứng phát ban khi dùng thuốc. Nguyên nhân là do dị ứng với thành phần nào đó của thuốc hoặc tác dụng phụ của thuốc gây ra.
- Nhiễm trùng da: Trường hợp này do vi khuẩn, nấm, virus tấn công và gây ra tình trạng phát ban.
- Phát ban do bệnh tự miễn: Bệnh lupus ban đỏ, các biểu hiện bệnh xuất hiện do hoạt động của hệ miễn dịch, thường xuất hiện ở má và mũi.
- Một số nguyên nhân khác: Phát ban có thể do côn trùng cắn, bệnh chàm, vẩy nến, giun đũa, thủy đậu, ghẻ,...
Ngoài ra, phát ban còn do một số yếu tố từ chế độ sinh hoạt gây ra như:
- Sử dụng một số loại kem chống nắng gây kích ứng trên da
- Dùng xà bông kháng khuẩn
- Da tiếp xúc với chất gây kích ứng trên khăn lau
- Dầu gội và dầu xả chứa một số thành phần như phthalates, formaldehyd và 1,4 dioxane có thể gây đỏ da
- Các chất tẩy rửa gia dụng như nước rửa chén, bột giặt,...
Trẻ em cũng là đối tượng thường gặp các triệu chứng phát ban. Thông thường nguyên nhân gây phát ban ở trẻ em là do hăm tã, sởi, bệnh tay chân miệng, bệnh Kawasaki, chốc lở, tay chân miệng,...
Triệu chứng phát ban
Tùy theo nguyên nhân gây phát ban mà các triệu chứng bệnh cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa hay còn được gọi là viêm da dị ứng, đây là bệnh chàm phổ biến nhất. Các triệu chứng đó là da nổi ban, ngứa, đỏ, khô và nứt nẻ.
Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như lưng hoặc mặt trước của đầu gối, mặt trên và mặt dưới của khuỷu tay, quanh cổ, tay, má hoặc da đầu.
Vết loét lạnh
Những vết loét lạnh do virus herpes simplex gây ra những mụn nước nhỏ phát triển trên môi hoặc xung quanh miệng.
Bệnh thường bắt đầu với cảm giác ngứa ran, ngứa hoặc nóng rát quanh miệng. Xuất hiện các vết loét nhỏ chứa đầy dịch, thường ở các cạnh của môi dưới. Các vết loét lạnh thường tự khỏi mà không cần điều trị trong vòng 7 - 10 ngày.
Nổi mề đay
Mề đay là một dạng phát ban ngứa, có thể xuất hiện trên một phần của cơ thể hoặc trên các khu vực da lớn.
Trong một số trường hợp, bạn không cần điều trị mề đay vì bệnh sẽ tự hết sau vài ngày hoặc vài tuần.
Mặc dù vậy nhưng nếu các triệu chứng của mề đay không biến mất trong vòng 48h, hãy tới cơ sở y tế để thăm khám. Ở một số trường hợp, người bệnh khó chịu, ngứa ngáy, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng histamine.
Chốc lở
Chốc lở là bệnh nhiễm trùng ngoài da, dễ lây lan, gây ra vết loét và mụn nước. Bệnh chốc lở phổ biến hơn ở trẻ em nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới bất cứ ai.
Tình trạng nhiễm trùng có khả năng tự khỏi trong vòng 3 tuần nhưng người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác vì các triệu chứng tương tự như các tình trạng nghiêm trọng khác.
Nổi mẩn đỏ và ngứa
Ngứa có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khu vực nào của cơ thể. Bạn cũng có thể bị nổi mẩn đỏ ở tay và ngứa. Thông thường, tình trạng ngứa nhẹ và diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đôi khi có thể nghiêm trọng và khiến người bệnh bực bội khi mắc phải.
Nấm da hắc lào
Nấm da hắc lào là bệnh nhiễm nấm truyền nhiễm thường xuất hiện trên cánh tay hoặc chân. Bệnh gây phát ban và có vảy đỏ, bạc trong hình dạng chiếc nhẫn.
Hãy tới gặp bác sĩ nếu sau khi dùng thuốc trong 2 tuần không hết hoặc không chắc chắn đó là hắc lào.
Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ gây ra bởi những con ve nhỏ chui vào da. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như ngứa ngáy, tình trạng ngứa ngáy sẽ dữ dội hơn vào ban đêm và nổi mẩn đỏ.
Bệnh thường không nghiêm trọng nhưng người bệnh cần tới cơ sở y tế để tiêu diệt ve ghẻ.
Bệnh sởi
- Dấu hiệu phát ban do bệnh sởi có thể xuất hiện ở mặt hoặc ở nhiều nơi trên cơ thể trong vòng từ 3 đến 5 ngày kèm theo các đốm màu đỏ, có thể xuất hiện ở trong miệng.
- Khi mắc sởi, người bệnh có thể có các triệu chứng như đau họng, sốt, ho, sổ mũi,...
Bệnh Kawasaki
Bệnh này thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bên cạnh biểu hiện sốt cao, lòng bàn tay, chân sưng đỏ còn sưng hạch bạch huyết, mắt đỏ ngầu.
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà phát ban sẽ có những biểu hiện khác nhau. Vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu trên, người bệnh cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để kiểm tra để phát hiện bất thường và điều trị kịp thời.
Biến chứng
Thông thường, các trường hợp phát ban ở người lớn hay phát ban ở trẻ em sẽ tự khỏi sau vài ngày và không gây ra biến chứng gì. Nhưng đối với một số trường hợp, mức độ bệnh nặng, người bệnh chủ quan, không điều trị kịp thời vì có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như sốt cao kéo dài, thậm chí sốt cao 40 độ C, một số người không đáp ứng thuốc hạ sốt có thể xảy ra co giật, khó thở, thở gấp.
Nếu tình trạng nốt phát ban có thể lan rộng ra nhiều vùng trên cơ thể, mệt mỏi thậm chí li bì hoặc hôn mê sâu, viêm phổi hoặc viêm não.
Chẩn đoán phát ban
Thông thường, khi bà con đi khám, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng để xác định tình trạng bệnh của bệnh nhân.
- Bác sĩ sẽ quan sát hình dạng, mật độ, màu sắc, kích cỡ, cảm giác đau và phân bố các nốt phát ban trên cơ thể rồi đặt ra một số câu hỏi về tiền sử bệnh, câu hỏi xung quanh hiện tượng phát ban, chế độ ăn uống, các loại thuốc sử dụng gần đây,...
- Sau đó sẽ tiến hành đo nhiệt độ, xét nghiệm máu và làm sinh thiết trên da. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các kiểm tra để đánh giá chính xác hơn về bệnh.
Cách trị phát ban
Sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh, nắm rõ được tình hình bệnh của bạn ở mức nào, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp. Một số cách điều trị phát ban có thể áp dụng đó là:
Mẹo dân gian
Với những người mắc phát ban mức độ nhẹ, các triệu chứng không quá dữ dội, nhiều người bệnh ưu tiên lựa chọn mẹo dân gian trị dị ứng tại nhà. Phương pháp này sử dụng các nguyên liệu, thảo dược đơn giản, có sẵn xung quanh chúng ta, an toàn, lành tính, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí. Một số cách làm phổ biến như sau:
- Lá khế: Rửa sạch một nắm lá khế tươi, để ráo. Cho lá khế vào nồi và thêm một lượng nước vừa đủ, đun ở lửa nhỏ tới khi sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp. Đổ nước ra, để nguội bớt, chắt riêng phần nước và bã. Vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương, ngâm rửa vùng da bị tổn thương hoặc dùng bông gòn thấm đều lên da. Phần bã chè chà nhẹ lên vùng da bị tổn thương. Áp dụng cách làm này 2 - 3 lần/tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.
- Tắm bằng nước lá sả: Bà con chuẩn bị một nắm lá sả, lá ổi, lá đinh hương rửa sạch. Cho các nguyên liệu trên vào nồi và nấu chung với nước. Đun sôi nồi nước khoảng 5 - 10 phút tắt bếp để nước nguội bớt hoặc hòa thêm nước mát để tắm.
- Chữa phát ban bằng lá chè xanh: Chuẩn bị một nắm lá chè xanh, bỏ hết lá sâu, héo úa. Rửa sạch lá chè xanh và ngâm trong nước muối loãng trong khoảng 10 phút. Vớt ra và để ráo nước. Cho lá chè vào nồi to, thêm một chút muối và đun sôi trong khoảng 15 - 20 phút. Pha thêm nước nguội và dùng để tắm và lau người mỗi ngày.
- Yến mạch: Lấy một lượng bột yến mạch vừa đủ và ngâm cho tới khi nở hoàn toàn. Sử dụng lượng bột yến mạch đã nở xoa trực tiếp lên vùng da bị dị ứng, massage nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút. Tránh chà xát mạnh gây xước da. Rửa sạch da bằng nước ấm và dùng khăn bông mềm thấm khô.
Các mẹo dân gian trị phát ban chỉ có tác dụng với trường hợp bệnh nhẹ, không có tác dụng trị bệnh ở giai đoạn nặng. Do đó, người bệnh tới cơ sở y tế để thăm khám và áp dụng một số biện pháp điều trị chuyên sâu.
Thuốc trị phát ban
Đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi đây phương pháp cho hiệu quả nhanh và tiện lợi, dễ sử dụng. Bác sĩ sau khi nắm được tình trạng bệnh của người bệnh sẽ kê một số loại thuốc sau đây:
- Thuốc kháng histamin: Một số loại thuốc được chỉ định như Clorpheniramin, hydroxyzine, cetirizine,.. Các loại thuốc này được dùng cho các trường hợp phát ban do mề đay, dị ứng.
- Thuốc chứa corticoid: Các loại thuốc như Triamcinolone, Fluocinolone, Hydrocortisone,… có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, kháng viêm, giảm nhanh các triệu chứng phát ban.
- Thuốc bôi: Thuốc được chỉ định cho những trường hợp bị phát ban do dị ứng và mề đay. Thuốc bôi ngoài da. Các loại thuốc được sử dụng đó là: Phenergan, Eumovate…
Mặc dù các loại thuốc tây trị phát ban giúp các triệu chứng phát ban nhanh chóng nhưng một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể. Nên khi dùng thuốc, các bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc và sử dụng tại nhà.
Bài thuốc Đông y
Theo quan niệm của Đông y, phát ban là hiện tượng xảy ra khi cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt, phong thấp,... gây ra tích tụ độc tố ở ngoài da. Bên cạnh đó, huyết nhiệt, huyết ứ, chức năng của các tạng phủ bị suy giảm, hoạt động đào thải độc tố kém,... cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới phát ban, nổi mẩn ngứa trên da.
Do đó, để điều trị chứng bệnh này, đông y tập trung xử lý nguyên nhân bên trong cơ thể, loại bỏ hoàn toàn các yếu tố gây bệnh kết hợp điều trị triệu chứng bệnh ngoài da.
Các bài thuốc Đông y bà con có thể áp dụng đó là:
- Bài thuốc 1: Bài thuốc giúp trị phát ban đỏ, dịch thấm rỉ ra, phát sốt, tiểu vàng, rêu lưỡi nhớt. Các nguyên liệu gồm có Thanh đại 6g, bạch cập 6g, hoàng kỳ 6g, bạch chỉ 4g, hoắc hương 4g, cam thảo 4g, nhũ hương 4g, thương truật 6g. Sắc các nguyên liệu trên cùng 500ml nước ở lửa nhỏ tới khi cạn còn 200ml nước thì tắt bếp. Chia thuốc thành 3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị Kim ngân 6g, hoàng bá 4g, bạch tiểu bì 4g, cam thảo 4g, liên kiều 4g, cúc hoa 4g, phòng phong 4g, sa tiền tử 4g, kinh giới 6g, thương truật 6g, phục linh 6g, ý dĩ 10g. Mỗi ngày sắc một thang và uống hết trong ngày.
- Bài thuốc 3: Các nguyên liệu gồm có Sinh địa 4g, kim ngân hoa 8g, cam thảo 4g, bạch chỉ 4g, phòng phong 6g, hoàng cầm 6g, kinh giới 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Bài thuốc 4: Bà con chuẩn bị các nguyên liệu sau: Thanh đại 6g, bạch cập 6g, hoàng kỳ 6g, bạch chỉ 4g, hoắc hương 4g, cam thảo 4g, nhũ hương 4g, thương truật 6g. Sắc uống ngày 1 thang thuốc.
Mặc dù cho tác dụng điều trị cao nhưng người bệnh cần kiên trì uống thuốc trong một thời gian dài, không bỏ dở thuốc giữa chừng làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị bệnh.
Phòng tránh phát ban
Có nhiều nguyên nhân gây ra phát ban nên bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, mọi người nên lưu ý một số điều dưới đây:
- Vệ sinh thân thể thường xuyên và đúng cách để loại bỏ các chất bẩn, hạn chế sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, các hóa chất độc hại,... trong trường hợp phải tiếp xúc, người bệnh cần áp dụng các biện pháp bảo vệ.
- Với những người có tiền sử dị ứng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm,... cần hết sức cẩn thận khi sử dụng.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa hoc, bổ sung các loại hoa quả, rau xanh,... để cung cấp thêm vitamin và cách khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng, trao đổi chất, giúp tinh thần thoải mái hơn,...
- Nếu có các triệu chứng bất thường, cần tới cơ sở y tế để thăm khám và phát hiện bệnh sớm.
Mong rằng qua những thông tin được chia sẻ trên đây, người bệnh đã hiểu hơn về tình trạng phát ban. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng phát ban, người bệnh cần chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế để có phương pháp điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!