Rau ngải cứu có tác dụng gì? Cách dùng ngải cứu trị bệnh hiệu quả
Rau ngải cứu là thực phẩm chế biến món ăn đồng thời là vị thuốc quý. Tuy nhiên, nếu sử dụng dược liệu này không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về công dụng của thảo dược cũng như cách sử dụng hiệu quả.
Rau ngải cứu là gì? Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris L. thuộc họ Cúc (Asteraceae), là cây thân cỏ, thân có rãnh dọc. Lá ngải cứu mọc so le không có cuống. Mặt trên lá nhẵn màu lục sẫm. Mặt dưới lá màu trắng trong, có nhiều lông nhỏ.
Thảo dược thường mọc hoang ở nhiều nơi, dễ trồng. Tại Việt Nam, chúng mọc và trồng khắp nơi trên cả nước. Rau ngải cứu thường được dùng tươi hoặc phơi khô. Khi thảo dược được phơi khô càng lâu năm càng có tác dụng chữa bệnh tốt. Lá ngải cứu khô gọi là ngải điệp. Lá ngải cứu khô cắt thành bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung.
Ngải cứu có tác dụng gì?
Trong Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính ấm, vào kinh tỳ, can, thận có tác dụng ôn bào cung, cầm máu, an thai, khứ hàn, giảm đau. Nghiên cứu khoa học cho thấy thảo dược chứa nhiều polyphenol có lợi cho sức khỏe như flavonoid, các axit amin cholin, adenin giúp hỗ trợ điều trị bệnh, kháng viêm, sát khuẩn, cầm máu, điều hòa khí huyết, kinh nguyệt,…
Dưới đây là những công dụng chữa bệnh cụ thể của ngải cứu:
Điều hòa kinh nguyệt
Hãm 6g lá trong nước sôi hoặc đun sắc để lấy nước uống trước kỳ hành kinh khoảng 1 tuần.
Đối với triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều có thể dùng 10g ngải diệp sắc với 200ml nước đến khi còn 100 ml thì đổ ra uống. Ngày uống nước thuốc 2 lần, uống liên tiếp từ 2-3 ngày.
Trị cảm cúm, ho, đau đầu
Dùng 300g rau ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi cho vào nấu cùng 2 lít nước, đun sôi trong khoảng 20 phút sau đó đem xông trong 15 phút sẽ có hiệu quả chữa bệnh.
Chữa chứng kém ăn, cơ thể suy nhược
Chuẩn bị: 250g ngải cứu, 10g đinh quy, 20g câu kỷ tử, 1 con gà ác, 2 quả lê hầm cùng 500ml nước, cho thêm gia vị. Hầm hỗn hợp trên sôi rồi bật nhỏ lửa, hầm tiếp đến khi còn 250ml nước thì tắt bếp. Chia làm 5 phần ăn trong ngày, thực hiện liên tục trong 2 tuần rất tốt cho sức khỏe.
Có tác dụng cầm máu
Lấy một nắm lá tươi rửa sạch, sau đó vò nát và đắp vào vết thương để cầm máu. Cách chữa này được áp dụng phổ biến trong dân gian.
Trị mụn nhọt
Dùng một nắm lá giã nhuyễn sau đó đắp lên da trong khoảng 20 phút, mụn nhọt sẽ bay biến không để lại vết thâm. Hơn nữa cách làm này cũng giúp làm trắng da hiệu quả.
Chữa thoái hóa đốt sống cổ
Rửa sạch 300g ngải cứu, giã nát rồi cho thêm khoảng 2 muỗng mật ong. Lọc hoặc vắt lấy hỗn hợp nước và uống hàng ngày. Bạn nên uống vào buổi sáng và buổi chiều, áp dụng liên tục trong 1 – 2 tuần để đạt được kết quả như mong muốn.
Những lưu ý khi sử dụng rau ngải cứu
- Khi không dùng thảo dược để trị bệnh thì nên hạn chế sử dụng bởi nó có thể làm tổn thương thần kinh, có thể gây ra tình trạng co giật.
- Phụ nữ mang thai tuyệt đối không dùng thuốc hoặc ăn món ăn có loại rau này trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Thành phần tinh dầu của dược liệu rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên có thể gây ra độc tính cho gan, thận và quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người.
- Người bị rối loạn đường ruột không sử dụng rau ngải cứu sẽ làm quá trình điều trị bệnh trở nên khó khăn.
Như vậy chúng tôi đã giải đáp các vấn đề ngải cứu là gì và các tác dụng điều trị bệnh của thảo dược này. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã biết cách điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý bằng ngải cứu.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!