Cây xương rồng chữa bệnh gì? Sử dụng như thế nào an toàn và tốt cho sức khỏe?

Cây xương rồng chữa bệnh gì là thắc mắc của không ít người. Ở Việt Nam xương rồng mọc hoang ở nhiều vùng đất. Người dân thường mang về làm cảnh mang ý nghĩa phong thủy trong nhà hoặc chế biến thành món ăn, nhưng ít ai biết tới công dụng chữa bệnh thực sự của loại cây này. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tác dụng trị bệnh cũng như cách dùng cho từng trường hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất.

1. Tìm hiểu về cây xương rồng

Trước khi tìm hiểu về công dụng cây xương rồng chữa bệnh gì, chúng ta cần hiểu rõ về các đặc tính của loại cây này. Xương rồng (tên khoa học Cactaceae) là một loại thực vật mọng nước. Xương rồng có khoảng 2.000 loại khác nhau thường sinh sống từ những vùng đất khô cằn, ưa ánh nắng, nhưng cũng có loại ký sinh ở các loại cây khác.

Phân loại xương rồng

Xương rồng ông và xương rồng tai thỏ là hai loại phổ biến nhất
Xương rồng ông và xương rồng tai thỏ là hai loại phổ biến nhất

Xương rồng nhiều chủng loại, tuy nhiên xương rồng 3 cạnh (xương rồng ông) và xương rồng bẹ là hai loại xương rồng phổ biến nhất ở Việt Nam và thường được dùng để điều trị một bệnh hoặc làm thức ăn. 

  • Xương rồng ông (tên khoa học Euphorbia antiquorum L): Dân gian còn gọi loại xương rồng với nhiều tên khác như hóa ương lặc, bá vương tiên. Cây cao khoảng 6 – 8m, có nhiều cành chĩa ngang, mỗi cành hình 3 cạnh lồi ra ngoài nên còn được gọi là xương rồng 3 cạnh. Lá nhỏ, mọc ở mép cạnh. Hoa có cuống ngắn, thường nở vào mùa xuân. 
  • Xương rồng tai thỏ (thuộc giống nopal có tên khoa học là  Opuntia pulvinata): Loại cây này hình oval, phiến dẹp, có nhiều nhánh nhỏ hình đôi tai thỏ mọc lên từ phần thân cây, có gai xung quanh. Hoa xương rồng màu đỏ hoặc vàng mọc ở phiến cạnh. 

Ngoài ra còn có nhiều loại xương rồng khác như thanh sơn, xương rồng kim hổ, xương rồng aster, xương rồng Nymgo, xương rồng tròn,…

Dược tính của xương rồng

Theo Đông y, xương rồng tính hàn, vị đắng có tác dụng tiêu thũng, sát trùng, thanh nhiệt, giải độc. Các bộ phận xương rồng như lá, thân, hoa, đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh. 

Công dụng cây xương rồng chữa bệnh gì?
Công dụng cây xương rồng chữa bệnh gì?

Theo nghiên cứu khoa học, xương rồng chứa nhiều hoạt tính hóa học epi friedelinol, friedelan 3aol C30H52O, các acid citric, tartaric và fumaric. Nhựa xương rồng chứa hàm lượng lớn euphorbol, euphol, b-amyrin.,,,

Trong dân gian thường sử dụng xương rồng như một vị thuốc dùng để điều trị một số bệnh như thấp khớp, gout, đau bụng, bệnh ngoài da,…

Không chỉ ở Việt Nam, một số nước khác trên thế giới như Ấn Độ, Ai Cập, Trung Quốc, Bắc Phi cũng thường thu lượm xương rồng sử dụng như một loại thuốc để điều trị nhiều loại bệnh.

2. Cây xương rồng chữa bệnh gì và sử dụng thế nào?

Xương rồng là một vị thuốc chứa nhiều dược tính có lợi cho sức khỏe. Trong dân gian hiện nay vẫn lưu truyền một số bài thuốc trị bệnh từ xương rồng như: 

Cây xương rồng chữa đau lưng, gai cột sống

Đau lưng, gai cột sống là bệnh xương khớp thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn nếu người bệnh không có tác động tích cực nào để cải thiện tình trạng sức khỏe. 

Để chữa đau lưng hiệu quả trong dân gian có lưu truyền một số bài thuốc từ cây xương rồng bẹ. Các bạn có thể áp dụng cách làm xương rồng chữa đau lưng theo bài thuốc sau đây:

  • Bài thuốc 1: Xương rồng tai thỏ sau khi thu hoạch về, gọt bỏ gai, rửa sạch với nước muối loãng, để ráo nước. Sau đó cho cho xương rồng hơ trên lửa khoảng 5 phút để nóng đều hai mặt. Tiếp đó bạn bọc xương rồng lại vào chiếc túi vải và đắp lên vùng lưng bị đau. Mỗi ngày thực hiện 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất. 
Xương rồng hơ nóng chườm lên lưng giúp giảm đau nhức hiệu quả
Xương rồng hơ nóng chườm lên lưng giúp giảm đau nhức hiệu quả
  • Bài thuốc 2: Sử dụng xương rồng tai thỏ cắt miếng nhỏ, rửa sạch, luộc chín rồi ăn như một loại rau. Các bạn nên kiên trì áp dụng 2 bài thuốc từ cây xương rồng chữa bệnh đau lưng trên đây mỗi ngày kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp để giúp cải thiện sức khỏe tốt nhất. 

Xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm

Các hoạt chất trong xương rồng có công dụng như một chất kháng sinh giúp giảm đau xương khớp hiệu quả. Một số bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ xương rồng như: 

  • Bài thuốc sử dụng xương rồng 3 cạnh: Bạn dùng xương rồng ông khoảng 2 – 3 nhánh, rửa sạch, dùng dao gọt bỏ phần gai, cho vào cối giã dập cùng một nhúm muối nhỏ. Sau đó, đem hỗn hợp lên sao nóng trên chảo khoảng 3 phút rồi bọc lại bằng vải, đắp lên vùng cột sống bị thoát vị. 
Sử dụng xương rồng ông kết hợp muối giúp cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm
Sử dụng xương rồng ông kết hợp muối giúp cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Bài thuốc từ xương rồng bẹ: Bạn chuẩn bị xương rồng bẹ (hoặc xương rồng ông) khoảng 2 – 3 lá, một mớ ngải cứu, cứu tần và dây tơ hồng. Xương rồng loại bỏ sạch gai, ngâm nước muối loãng. Ngải cứu và cúc tần, dây tơ hồng mang rửa sạch. Tiếp đó bạn cho tất cả nguyên liệu trên thái nhỏ, sao nóng, bọc vào túi vải, chườm lên vùng khớp thoái hóa. 

Các bạn kiên trì áp dụng bài thuốc này khoảng 10 ngày sẽ thấy thuốc phát huy tác dụng, các cơn đau nhức xương khớp thuyên giảm đáng kể.  

Xương rồng chữa bệnh viêm dạ dày

Các bạn dùng khoảng 60g cành xương rồng 3 cạnh tươi, gọt bỏ vỏ và gai, cắt nhỏ rồi rửa sạch qua nhiều nước. Sau đó trộn xương rồng và 100g gạo cho lên chảo rang tới cháy sém vàng, tiếp đó cho vào sắc với 3 bát nước dùng uống khi còn ấm. Mỗi ngày, người bệnh áp dụng bài thuốc một lần, kiên trì khoảng 3 tháng để cải thiện tình trạng bệnh. 

Chữa mụn nhọt bằng xương rồng tai thỏ

Bạn dùng một nhánh xương rồng tai thỏ đã làm sạch gai, cắt đôi, hơ trên lửa rồi áp vào mặt cắt vào nốt mụn. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng xương rồng giã nát, rang nóng cùng với lá mồng tơi và lá ớt rồi đắp hỗn hợp lên mụn nhọt để giảm sưng viêm, tiêu độc. 

Cây xương rồng chữa bệnh gì? Làm hạ đường huyết

Uống nước sắc xương rồng giúp hạ đường huyết
Uống nước sắc xương rồng giúp hạ đường huyết

Để cải thiện tình trạng đường huyết cao, các bạn có thể sử dụng 500g xương rồng tai thỏ, hoặc xương rồng 3 cạnh, rửa sạch, sắc với 1 lít nước. Chia thuốc làm 2 lần uống trong ngày. Người bệnh kiên trì dùng thuốc tới khi lượng đường ổn định thì ngưng.

Ngoài ra, xương rồng còn có công dụng điều trị một số bệnh khác như đau răng, hạ sốt, xơ gan cổ trướng,…

3. Những lưu ý khi sử dụng xương rồng trị bệnh

Xương rồng chứa nhiều dược tính có khả năng điều trị một số bệnh hiệu quả, thậm chí còn có thể dùng để chế biến món ăn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên khi sử dụng xương rồng, các bạn cần lưu ý một số vấn đề như: 

  • Nhựa mủ cây xương rồng có tính độc, nếu rơi vào mắt có khả năng gây mù, tiếp xúc vào da, dẫn tới viêm hoặc bỏng, tấy. Do vậy, các bạn cần tránh xa nhựa cây để không bị gây hại. 
  • Cây xương rồng thường được sử dụng chế biến thành món ăn chữa các bệnh xương khớp. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc. Do vậy các bạn cần hết sức thận trọng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất. 
  • Xương rồng có nhiều công dụng trị bệnh là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên những bài thuốc này chỉ là mẹo lưu truyền trong dân gian, do vậy hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa từng người. Trong trường hợp người bệnh đã áp dụng bài thuốc nhiều ngày nhưng không cải thiện bệnh, các bạn nên chủ động tới bệnh viện để thăm khám và điều trị theo liệu trình chuyên khoa. 

Trên đây là những thông tin về cây xương rồng và công dụng của nó. Hy vọng với chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc cây xương rồng chữa bệnh gì từ đó có cách sử dụng phù hợp nhất!

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo