Thủy châm và tác dụng chữa bệnh hiệu quả ưu việt từ Đông y

“Thủy châm là bước tiến đột phá trong điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp. Đây là liệu pháp kết hợp giữa việc dùng thuốc tiêm và châm cứu dựa trên học thuyết kinh lạc nhằm giải đau, ngừa viêm và hỗ trợ phục hồi chức năng bị tổn thương. Theo đó, 1 lượng chất lượng nhất định sẽ được bơm vào huyệt vị để kích thích tại chỗ nhằm tạo ra các phản ứng hóa học nhất định, từ đó chữa bệnh.”, BS Nhâm Chấn Phát, Chuyên khoa 1, Viện Y dược học dân tộc Tp.HCM chia sẻ.

1. Phương pháp thủy châm là gì? 

Thủy châm (tên gọi khác là tiêm thuốc vào huyệt) là liệu pháp phối kết hợp hoàn hảo giữa Đông – Tây y (Học thuyết kinh lạc – Tiêm thuốc). Bác sĩ sẽ tiêm một lượng chất lỏng nhất định nhằm tăng kích thích (diện tiếp xúc, cường độ và thời gian) tới hoạt động của lục phủ, ngũ tạng phục vụ mục đích chữa bệnh.

Vào năm 1954, tại Hồ Bắc (Trung Quốc), các bác sĩ tại Bệnh viện Ngạc Thành Hồ Bắc đã bắt đầu kết hợp thủy châm với vitamin B1 nhằm mục đích chữa các bệnh về bại liệt, xơ gan. 1 năm sau đó, liệu pháp thủy châm được nhân khắp các bệnh viện lớn nhỏ tại Trung Quốc và các nước lân cận, trong đó có Việt Nam nhờ ưu điểm vượt trội của nó.

 Thủy châm có tốt không

Thủy châm là liệu pháp chữa bệnh mới được đưa vào trị liệu

Hiện nay, thủy châm được chia làm 2 dạng:

  • Thủy châm định vị: Tức là, châm mũi tiêm với lượng thuốc bơm sẵn vào 1 huyệt duy nhất để tránh đọng thuốc, gây đau cơ bắp. Mũi tiêm di chuyển từ nông tới sâu hoặc ngược lại. Nguyên tắc khi tiêm là chỉ tiêm khoảng 0,1 – 0,2cc ban đầu -> rút tiêm 0,1 – 0,2 cm -> bơm cạn tới khi rút tiêm.

  • Thủy châm kết hợp tiêm bắp với tiêm dưới da: Tức là, người bệnh tiêm 1 phần thuốc dưới bắp thịt -> kéo tiêm lên nông hơn -> tiếp tục tiêm nốt thuốc vào dưới da. Cách làm này giúp các phản ứng kích thích diễn ra mạnh mẽ hơn, thuốc phát huy tác dụng từ từ.

2. Thủy châm có tác dụng gì?

Các bác sĩ tại Bệnh viện nhân dân số 6 (Thượng Hải) nghiên cứu về hiệu quả của liệu pháp thủy châm đối với sức khỏe con người đã nhận thấy rằng, khoảng 88 – 90% người bị suy nhược thần kinh phục hồi sau khi thủy châm.

Tuy nhiên, một vài nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng, thủy châm không chỉ giúp cải thiện hệ thần kinh mà còn mang lại nhiều lợi ích khác. Phạm vi chữa bệnh của thủy châm rất rộng từ nội khoa, ngoại khoa tới các bệnh về da liễu,… Cụ thể:

  • Thủy châm chữa đau lưng

  • Thủy châm liệt 7 ngoại biên

  • Thủy châm điều trị cao huyết áp

  • Thủy châm chữa tê mỏi, đau nhức chân tay

  • Thủy châm chữa liệt dương

  • Thủy châm chữa đau bại thần kinh

  • Thủy châm chữa đau nhức đầu

  • Thủy châm chữa viêm quanh khớp vai

3. Hướng dẫn cách thủy châm chữa bệnh 

Trước khi thủy châm, người bệnh cần thăm khám kỹ lưỡng, xác định chính xác vị trí đau, chọn huyệt và thuốc tiêm. 3 bước tiến hành thủy châm sau đây cần được thực hiện bởi bác sĩ gồm:

+ Chuẩn bị:

  • Bơm tiêm vô trùng 5 – 10 ml

  • Thuốc tiêm thủy châm

  • Khay men, kẹp có mấu, bông, cồn 70q.

  • Hộp thuốc sơ cứu.

+ Tiến hành:

  • Lấy thuốc vào bơm tiêm

  • Thử thuốc

  • Xác định vị trí huyệt cần châm, sát trùng huyệt vị.

  • Đặt tay trái lên vùng huyệt vị, căng da, tay phải đưa nhẹ kim xuyên qua da, đẩy kim tới huyệt.

  • Từ từ bơm thuốc, trung bình 0,5 – 3 ml thuốc/huyệt, 2 – 5 huyệt/lần.

  • Rút kim nhanh, sát trùng vị trí tiêm.

Thủy châm hỗ trợ điều trị xương khớp hiệu quả

Thủy châm có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm đau xương khớp hiệu quả, an toàn

+ Theo dõi, xử lý tai biến:

  • Người bệnh ngồi tại chỗ, theo dõi chừng 3 – 5 phút.

  • Nếu người bệnh cảm thấy hoa mắt, vã mồ hôi, chóng mặt, sắc mặt tím tái, nhợt nhạt… hãy rút kim ngay, uống nước ấm (chè ấm) và nằm nghỉ tại chỗ.

  • Nếu người bệnh đang tiêm bị chảy máu, cần rút kim ngay, ấn bông vô khuẩn vào vị trí huyệt và không day.

3/ Một số câu hỏi thường gặp khi tiến hành thủy châm 

Thủy châm là liệu pháp chữa bệnh mới nên nhận được không ít thắc mắc của người bệnh về cách chữa và những biến chứng kèm theo. Dưới đây là những câu hỏi về căn bệnh thủy châm thường gặp nhất:

– Thuốc thủy châm loại nào tốt?

Tại Việt Nam, một số loại thuốc thủy châm được sử dụng phổ biến, gồm: Novocain, Philatop hay vitamin nhóm B (B1, B6, B12). Vài năm trở lại đây, Novocain là loại thuốc phổ biến nhất vì giá thành hợp lý, chất lượng lại an toàn. Mỗi lần Novocain, người bệnh chỉ cần dùng ½ ống Novocain 3% pha trộn vào thuốc. Nếu quá liều, bạn dễ bị sốc thuốc.

Thủy châm tại đâu 

Thuốc thủy châm cần dùng đúng loại để tránh biến chứng nguy hiểm

Novocain không thể tùy tiện pha với thuốc Đông y hay 1 số loại thuốc Tây như: TerneurinH500 (Tervit thủy châm h5000), Becofort 5000, Prieo B500, Becofim… vì dễ gây kết tủa. Nếu khi pha Novocain với thuốc mà hàm lượng ít, bác sĩ sẽ pha thêm nước cất vào trong ống thuốc.

– Thủy châm tại nhà được không?

Chúng tôi khuyến cáo, thủy châm KHÔNG thực hiện tại nhà. Cách thực hiện thủy châm khá đơn giản nhưng để đạt hiệu quả đòi hỏi bác sĩ là người có chuyên môn (biết xác định chính xác huyệt vị và cách thức bơm), giàu kinh nghiệm. Trường hợp, người bệnh tự ý thủy châm tại nhà dễ gây biến chứng sốc thuốc, sốc phản vệ, thậm chí là tử vong tại chỗ.

– Chữa bằng thủy châm có hại không?

Thủy châm là phương pháp mới nên đón nhận không ít hoài nghi của người bệnh, nhất là người bị viêm đau xương khớp. Các chuyên gia y tế nhận định, thủy châm không chỉ có tác dụng điều trị mà còn hỗ trợ phòng ngừa tái phát cơn đau do bệnh lý viêm đau xương khớp gây nên.

Bởi vì, cơ chế tác động của thủy châm là thông kinh, hoạt lạc, giúp kích thích phản ứng hóa học nhằm giảm đau hiệu quả hơn, ngừa viêm tốt, từ đó giúp người bệnh đi lại dễ dàng và linh hoạt hơn. So với cách tiêm bắp, thủy châm chỉ cần liều lượng dng dịch ít vẫn mang lại dược tính mạnh và không gây tác dụng phụ.

– Thủy châm có gây tai biến gì không?

So với châm cứu thông thường, thủy châm có phần nguy hiểm và phức tạp hơn. Nếu thực hiện thủy châm không đúng cách, người bệnh có thể bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi. Lúc này, người bệnh cần nằm tại chỗ để bác sĩ day ấn huyệt vị, theo dõi mạch và kiểm tra huyết áp của cơ thể.

Để tránh biến chứng, trong quá trình thực hiện thủy châm, người bệnh cần lưu ý:

  • Chỉ dùng bơm tiêm đã vô khuẩn, thuốc thủy châm phải đúng theo quy định và bệnh lý.

  • Trước khi thủy châm, người bệnh bị đau nhức xương khớp cần thăm khám sơ bộ.

  • Chỉ tiến hành thủy châm ở tư thế nằm hoặc ngồi.

  • Thời gian thủy châm kéo dài khoảng 15 – 30 ngày/liệu trình, 1 lần/ngày và 2 – 3 huyệt/lần.

  • Tuyệt đối không thực hiện thủy châm khi bị ép tủy cổ, người bệnh bị đau bụng kéo dài, sức khỏe yếu, người bị dị ứng thành phần thuốc, không tiêm thuốc với thuốc kháng sinh.

Trên đây là một vài chia sẻ về vấn đề thủy châm điều trị viêm đau xương khớp. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thủy châm là liệu pháp phức tạp, không thể thực hiện tùy tiện. Người bệnh chỉ nên tiến hành phương pháp thủy châm tại các cơ sở y tế chuyên khoa cơ xương khớp như: Bệnh viện Châm cứu Trung ương, Nhà thuốc Đỗ Minh Đường… Chúc bạn sức khỏe!

Xem thêm:

Châm cứu và tác dụng chữa “bách bệnh” có thể bạn chưa biết hết

Bấm huyệt và lợi ích chữa bệnh ‘không cần thuốc’ đơn giản và hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo