Châm cứu và tác dụng chữa ”bách bệnh” có thể bạn chưa biết hết

“Châm cứu là liệu pháp điều trị bệnh trong y học cổ truyền, bằng cách chèn và thao tác kim hình chỉ vào 1 huyệt đạo nhất định trên bản đồ hình chiếu của cơ thể nhằm giảm đau và điều trị bệnh. Khác với mục đích cân bằng các chất hóa học trong cơ thể như y học hiện đại, châm cứu đông y lại lấy tôn chỉ là cân bằng năng lượng trong cơ thể con người”, đó là phân tích trích dẫn theo tờ Magforwomen (Mỹ).

1. Châm cứu là gì? 

Châm cứu (Tên tiếng anh là Acupuncture) là thủ thuật hình thành từ rất sớm tại phương Đông, kết hợp từ 2 yếu tố: Châm và cứu.

  • Châm là dùng vật nhọn kích thích vào huyệt vị, da thịt nhằm thông kinh hoạt lạc, khử tà phù chính, từ đó giúp điều trị bệnh và nâng cao sức đề kháng.

  • Cứu là cách dùng ngải khô chế thành từng viên ngải nhung (hay còn gọi là mồi ngải) hoặc cuốn thành điếu đốt trực tiếp và hơ lên vùng huyệt vị nhất định (đặt cách huyệt chừng 2 cm). Nhiều trường hợp, thầy thuốc có thể dùng xạ hương thay thế ngải cứu, gọi là châm cứu xạ hương. Tận dụng sự kích thích hơi nóng từ ngải nhung/xạ hương, huyệt vị sẽ được thông kinh lạc, cải thiện tuần hoàn lưu thông máu tốt hơn.

Từ năm 974 TCN, ông cha ta đã biết cách dùng châm cứu để chữa say nắng. Cuốn “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh cũng từng đề cập tới liệu pháp châm cứu trên cơ thể người kết hợp với việc dùng thuốc nam để chữa bệnh.

Vấn đề về châm cứu đã được đề cập nghiên cứu thành chuyên đề và truyền tải vào từng trang sách như: Cuốn châm cứu học tập 1, châm cứu học tập 2, châm cứu học Trung Quốc, châm cứu đại thành ebook, châm cứu Giáp Ất Kinh (tập 1 + tập 2) … 

 Tranh châm cứu

Tranh châm cứu yhct mô phỏng huyệt đạo trên cơ thể

2. Cách thực hiện châm cứu chữa bệnh

Châm và cứu là 2 phương pháp hoàn toàn khác nhau nhưng đều có chung một đối tượng, cách thức tác động và thường được kết hợp sử dụng, nên gọi chung là: Châm cứu.

Cách thức châm cứu gồm 2 dạng:

  • Châm cứu bằng vật nhọn truyền thống như: Kim, que nhọn…

  • Điện châm nhờ tác dụng hóa học bằng 1 số dụng cụ chuyên biệt như: Máy châm cứu 6 kênh, máy châm cứu xung điện, máy châm cứu dò huyệt, máy châm cứu kwd-808-ii (4 cọc – 8 kim), máy châm cứu kwd-808-i (6 cọc – 12 kim).

Thầy thuốc có thể chỉ định châm tại 1 hoặc nhiều huyệt với các vị trí chân khác nhau. Các vị trí châm cứu thường gặp nhất gồm: Châm cứu dây thần kinh số 7 (châm cứu liệt 7), châm cứu khớp gối, châm cứu viêm quanh khớp vai, châm cứu mắt, châm cứu dây thần kinh mắt, châm cứu lưng, châm cứu mặt lệch…

Châm cứu rất đa dạng về trường phái châm. Dựa vào mức độ bệnh lý, vị trí gây đau và thể trạng sức khỏe của từng người, thầy thuốc có thể chỉ định người bệnh thực hiện 1 trong các thể châm như:

  • Châm cứu cấy chỉ (chôn chỉ tự tiêu vào huyệt đạo).

  • Châm cứu lục khí (vận dụng học thuyết âm dương và bộ mạch lục khí tìm ra nguồn gốc gây rối loạn – Thể châm này là lối châm đặc biệt chỉ có tại Việt Nam).

  • Châm tê (phát triển mạnh ở các tỉnh, thành miền Bắc).

  • Trường châm (cách châm xuyên huyệt).

  • Mãng châm (thức kết hợp giữa trường châm và cự châm cổ điển).

  • Ngoài ra, châm cứu còn nhiều thể châm khác như: Nhĩ châm, diện châm, thủ châm, tỵ châm, túc châm…

3. Châm cứu có tác dụng gì?

Vào năm 2003, một báo cáo về Hiệu quả điều trị của châm cứu đã được công bố bởi Cơ quan về dược phẩm thiết yếu và quy định y tế thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra rằng, châm cứu có một số tác dụng tuyệt vời trong chữa bệnh như:

 Châm cứu có tốt không

Châm cứu mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe người bệnh

  • Tác dụng giảm đau nhức xương khớp: Châm cứu vai gáy, châm cứu vùng lưng, châm cứu viêm khớp dạng thấp, châm cứu chữa đau vai gáy, châm cứu thoát vị đĩa đệm, châm cứu bị sưng cơ, xương khớp chân tay…

  • Tác dụng hỗ trợ điều trị liệt nửa người: Châm cứu chữa liệt 7 ngoại biên (châm cứu liệt 7 ngoại biên), châm cứu liệt nửa người, châm cứu liệt mặt, châm cứu liệt dây thanh…

  • Tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng cơ thể (hay còn gọi là châm cứu phục hồi chức năng): Châm cứu cho trẻ tự kỷ, châm cứu cho trẻ chậm nói, châm cứu trị mất ngủ, châm cứu trước khi chuyển phôi, châm cứu viêm xoang, châm cứu vùng mặt, châm cứu rối loạn tiền đình, châm cứu chữa mất ngủ, châm cứu bí tiểu, châm cứu chữa bệnh parkinson, châm cứu giảm cân.

4. Người bị viêm đau xương khớp dùng châm cứu có tốt không?

Châm cứu có tác dụng tuyệt vời trong điều trị và phòng ngừa tái phát các bệnh lý đặc biệt là các bệnh viêm đau xương khớp. Cụ thể, lợi ích của châm cứu như sau:

  • Giảm đau nhanh chóng và hiệu quả các bệnh lý xương khớp như: Viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, đau vai gáy, xơ cứng khớp, co thắt cơ…

  • Ngăn ngừa các phản ứng viêm nhiễm, nhiễm trùng khớp trên hệ xương.

  • Cải thiện tuần hoàn lưu thông máu trong cơ thể, tránh căng cứng khớp và đi lại dễ dàng hơn.

  • Giúp người bệnh tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, dẫn tới rối loạn giấc ngủ cơ thể mệt mỏi.

  • Tăng cường dinh dưỡng cho vùng cơ, da và mô dưới da xung quanh các huyệt vị.

  • Hỗ trợ tăng sức đề kháng của cơ thể.

  • Châm cứu có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm đau xương khớp an toàn, hiệu quả

BS Vũ Thị Vui, Bệnh viện Châm cứu Trung ương nhận định: “Châm cứu chữa bệnh viêm đau xương khớp nhìn sơ thì khá đơn giản. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đơn giản đó lại cực kỳ khó. Độ khó của nó đi cùng hiệu quả điều trị. Tác dụng của châm cứu trong điều trị châm cứu nhiều không kể xiết. Nó giúp người bệnh giảm đau nhanh, ngăn ngừa viêm nhiễm, từ đó hỗ trợ cơ, xương khớp phục hồi chức năng trở lại.”

Tùy theo kinh mạch vận hành qua chỗ đau, vị trí đau và thể trạng sức khỏe của người bệnh, thầy thuốc sẽ chỉ định huyệt châm từ ở gần tới huyệt ở xa nhằm khai thông kinh mạch, điều hòa khí huyết.

5. Giải đáp thắc mắc thường gặp về châm cứu chữa bệnh 

Dù đã hình thành và phát triển từ khoảng 6.000 năm trước, châm cứu vẫn là lĩnh vực khiến nhiều người tò mò và mong muốn tìm hiểu. Dưới đây là những câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm nhất hiện nay:

– Châm cứu nhiều có tốt không?

Nhiều người băn khoăn không biết: “Người bị viêm xương khớp châm cứu nhiều có tốt không?”. Tùy vào mỗi bệnh lý, cơ địa của từng người, số lần châm và khả năng phục hồi là khác nhau. Có người chỉ cần châm 2 – 3 lần đã khỏi. Ngược lại, số người phải châm trên 15 – 20 lần cũng không ít.

Người bệnh chỉ nên châm cứu 1 – 2 này/lần, mỗi lần kéo dài tối đa không quá 30 phút. Việc quá lạm dụng châm cứu có thể dẫn tới cơ thể đau nhức, mệt mỏi, bầm tím, nhiễm trùng xương khớp, tổn thương nội tạng và đau về thần kinh.

– Châm cứu bị chảy máu không? Chấm cứu có đau không?

Nhiều bệnh nhân bày tỏ lo sợ khi thấy châm cứu thực hiện bằng cách chọc 1 chiếc kim lớn lên vùng da cơ thể sẽ gây chảy máu. BS Trần Văn Năm, Phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP HCM cho biết: “Châm cứu nếu thực hiện đúng cách sẽ không gây chảy máu. Vì thế, liệu pháp này đòi hỏi thầy thuốc phải được đào tạo tốt, thao tác dứt khoát, tập trung và thiết bị y tế phải được tiệt trùng tuyệt đối.”

 Châm cứu nên thực hiện đúng cách

Châm cứu cần thực hiện đúng cách để không gây đau

Kim châm cứu có nhiều loại, thường là loại mỏng như sợi chỉ với đường kính rất nhỏ, hầu như không gây đau. Sau khi châm cứu, cảm giác đau nhẹ có thể kéo dài khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ, rồi biến mất hoàn toàn sau 24 giờ. Để giảm cảm giác nhói nhẹ tại thời điểm kim đi qua da, người bệnh nên thả lỏng cơ thể. Càng suy nghĩ, lo lắng, cơn cơ thắt cơ khiến cảm giác đau tăng.

– Châm cứu bao lâu?

Theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế, một liệu trình châm cứu chỉ nên kéo dài khoảng 15 ngày/lần. Dựa vào sự tiến triển trong quá trình điều trị, thầy thuốc có thể kéo dài hoặc rút ngắn liều trình điều trị viêm đau xương khớp bằng châm cứu. Thời gian của mỗi lần châm dao động từ 15 – 20 phút, tuyệt đối không quá 30 phút, không tự ý dừng đột ngột và phải châm luân phiên các huyệt đạo.

– Kim châm cứu dài nhất là loại nào?

Kim châm cứu có 5 loại chính, gồm:

  • Kim nhỏ: (hào châm): Độ dài từ 1 – 3 tấc.

  • Kim dài: (trường châm). Hình dáng giống như trường châm cổ, dùng châm qua da. Đây là loại châm dài nhất.

  • Kim ba cạnh: Kim có 3 cạnh sắc dùng châm nông.

  • Kim cài loa tai: Dùng để găm vào da.

  • Kim hoa mai: Dùng để gõ lên mặt da

Một số loại kiêm châm phổ biến hiện nay là kim châm cứu aik, kim châm cứu energy…

– Những trường hợp không thực hiện châm cứu?

  • Người hay bị căng thẳng, sợ kim.

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú.

  • Người bị rối loạn máu đông.

  • Vùng da bị chai, sẹo hoặc viêm nhiễm.

6. Châm cứu ở đâu tốt và đảm bảo?

Châm cứu đã và đang nở rộ như một liệu pháp đắt khách nhất nhì hiện nay. Nhu cầu khám chữa lớn, kéo theo đó là không ít bệnh viện, nhà thuốc mọc lên như nấm khiến người bệnh băn khoăn về chất lượng. Vậy bác sĩ châm cứu nào tốt và nên thực hiện châm cứu ở đâu?

– Châm cứu bấm huyệt ở đâu tốt nhất tại Hà Nội và Tp.HCM:

Trên các diễn đàn cơ xương khớp nổi lên một số câu hỏi như: “Châm cứu ở đâu tốt Hà Nội”, “Châm cứu Hải Phòng ở đâu”, “Châm cứu bấm huyệt TpHCM ở đâu tốt”, “Châm cứu ở Gò Vấp chỗ nào” hay “Châm cứu ở Biên Hòa tại đâu”… Các câu hỏi xoay quanh vấn đề địa điểm chữa.

Thực tế, hiện nay, Hà Nội và Tp.HCM là 2 trung tâm y tế lớn ở 2 miền Bắc và Nam. Dưới đây là một vài gợi ý về địa chỉ khám chữa cơ xương khớp bằng châm cứu tốt nhất:

  • Châm cứu ở Hà Nội chỗ nào tốt: Người bệnh có thể ghé: Bệnh viện châm cứu tw (bv châm cứu trung ương/ bv châm cứu tw), bệnh viện y học cổ truyền Trung ương, viện châm cứu 49 Thái Thịnh…

  • Châm cứu ở đâu tốt Tp.HCM: Một số địa chỉ đáng tin cậy, gồm: Châm cứu Nguyễn Tấn Tước (Châm cứu Tấn Tước), châm cứu nhà thuốc Quận 7…

– Thầy thuốc châm cứu giỏi ở Tp.HCM và Hà Nội: 

Tính tới thời điểm hiện tại, sách sử đã ghi lại không biết bao nhiêu tên tuổi của các vị thầy thuốc giỏi thuật châm cứu. Dưới đây là một số danh y nổi tiếng trong châm cứu, bấm huyệt tại Việt Nam:

  • Bác sĩ Nguyễn Tài Thu

Ông được mệnh danh là “thần kim” tại Việt Nam vì những đóng góp cho nền y học nước nhà. Bác sĩ cũng là người đề xuất thành lập Hội Châm cứu Việt Nam.

Châm cứu và tác dụng chữa \"bách bệnh\" có thể bạn chưa biết hết

Bác sĩ Nguyễn Tài Thu đang thực hiện châm cứu trên bệnh nhân

Hiện nay, Bác sĩ Nguyễn Tài Thu đang công tác tại Bệnh viện châm cứu Trung ương tại 49 Thái Thịnh, Hà Nội.

  • Lương y Đỗ Minh Tuấn

Sinh ra và lớn lên trong dòng họ có truyền thống làm nghề bốc thuốc cứu người, lương y Đỗ Minh Tuấn đã được nuôi dưỡng chí lực bằng tinh hoa y học cổ truyền và học thuật châm cứu tại nhà.

Châm cứu và tác dụng chữa \"bách bệnh\" có thể bạn chưa biết hết

Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc Nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Hiện tại, lương y Tuấn là Giám đốc Nhà thuốc Nam Đỗ Minh Đường, Phó giám đốc phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. 

Bệnh nhân có thể gặp trực tiếp hoặc đặt lịch châm cứu tại địa chỉ: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội/ 024 6253 6649 – 0963 302 349 – 0984 650 816.

Người xưa có câu “Vạn bệnh nhất châm”, tức là châm cứu có thể điều trị được bách bệnh. Quả thật, châm cứu có tác dụng tuyệt vời trong điều trị viêm đau xương khớp, giúp thông kinh, hoạt lạc. Tuy nhiên, hiệu quả của châm cứu còn phụ thuộc vào cơ địa, mức độ châm của từng người. Khi châm cứu, nếu thấy cơ thể xảy ra bất kỳ bất thường nào, người bệnh cần nhanh chóng thông báo với thầy thuốc điều trị, kịp thời có biện pháp xử lý đúng cách và chính xác nhất.

Đánh giá bài viết

Bình luận (2)

  1. Nguyễn Thị Nhi says: Trả lời

    Bị hoại tử chỏm xương đùi châm cứu trị bệnh được không ạ?

    1. Đỗ Minh Đường says: Trả lời

      Chào Bạn đối với bệnh hoại tử xương chỏm đùi thì cần phải uống thuốc điều trị và kết hợp châm cứu bấm huyệt được bạn nhé. Bạn có thể liên hệ cho nhà thuốc theo số điện thoại 024 6253 6649 – 0984 650 816 để nhà thuốc tư vấn và hướng dẫn cho bạn sớm nhé

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo