Thuốc Trị Giang Mai
Điều trị giang mai thường được thực hiện thông qua sử dụng kháng sinh. Dưới đây là một số loại thuốc trị giang mai thường được sử dụng:
- Penicillin:Thuốc có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào xoắn khuẩn giang mai
- Benzathin penicillin:Là thuốc trị giang mai phổ biến, được ưu tiên sử dụng hàng đầu nhờ hiệu quả rất tốt
- Procain penicillin:Thuốc cũng được dùng trong điều trị giang mai trong nhiều giai đoạn bệnh và an toàn khi sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.
- Kháng sinh Doxycyclin: Doxycyclin có hiệu quả tốt cho trường hợp bệnh giang mai ở giai đoạn sớm hoặc giai đoạn muộn.
- Erythromycin: Thuốc trị giang mai an toàn và không ảnh hưởng đến thai nhi.
- Ceftriaxone: Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn, an toàn cho phụ nữ mang thai.
- Azithromycin: Azithromycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolide, được dùng thay thế đối với người bệnh dị ứng với penicillin hoặc doxycycline.
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc cần được hướng dẫn bởi bác sĩ và tự y áp dụng không đảm bảo điều trị hiệu quả và an toàn.
Giang mai là bệnh xã hội để lại nhiều biến chứng phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Sử dụng thuốc trị giang mai hiện đang là phương pháp duy nhất để chữa dứt điểm bệnh nà. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về 7+ loại thuốc đang được sử dụng phổ biến, đồng thời chia sẻ những nguyên tắc quan trong khi sử dụng thuốc.
Nguyên tắc khi dùng thuốc trị giang mai
Giang mai là bệnh gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema pallidum, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, lây qua máu, lây từ mẹ sang con hoặc lây nhiễm tiết dịch khi sử dụng chung đồ cá nhân. Khi sử dụng thuốc trị giang mai, bác sĩ đã xây dựng một bộ nguyên tắc quan trọng cho người bệnh như sau:
Dùng thuốc theo từng giai đoạn
Bệnh giang mai sẽ biểu hiện cụ thể theo từng giai đoạn với những mức độ nguy hiểm khác nhau. Do đó, y học cũng nghiên cứu các loại thuốc trị bệnh phù hợp cho từng giai đoạn khác nhau. Sau khi chẩn đoán, tùy theo giai đoạn để chỉ định những loại thuốc tương ứng:
- Giang mai giai đoạn sớm (dưới 2 năm).
- Giang mai muộn (trên 2 năm).
Người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc theo đúng liều lượng, liều trình mà bác sĩ đã xây dựng.
Không quan hệ tình dục trong quá trình điều trị
Trong quá trình điều trị giang mai, bác sĩ khuyến cáo người bệnh tuyệt đối không quan hệ tình dục nhằm tránh lây nhiễm bệnh cho người khác. Đối với bạn tình hiện tại hoặc bạn tình trong thời điểm 1 năm qua cũng cần thăm khám và làm các xét nghiệm giang mai để điều trị nếu mắc phải.
Tuân thủ phác đồ điều trị
Thông thường, bệnh giang mai sẽ được chỉ định điều trị ngoại trú. Trong quá trình điều trị sẽ cần theo dõi sát sao từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả của phác đồ. Trường hợp bệnh không thuyên giảm, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại phác đồ cho phù hợp. Việc điều trị giang mai nội trú thường được chỉ định cho trường hợp bị giang mai bẩm sinh hoặc giang mai giai đoạn 3, cơ thể người bệnh đã có dấu hiệu ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tim mạch.
Liên hệ bác sĩ khi xuất hiện dấu hiệu bất thường
Trong quá trình sử dụng thuốc trị bệnh giang mai, không ít người bệnh sẽ gặp các dấu hiệu bất thường như sốt cao, đau đầu, chóng mặt,… Nguyên nhân chủ yếu do phản ứng với thuốc điều trị. Lúc này cần thông báo sớm cho bác sĩ để có phương án xử lý an toàn nhất.
6+ thuốc trị giang mai hiệu quả hiện nay
Dưới đây là thông tin chi tiết về 6+ thuốc trị giang mai hiệu quả cho từng giai đoạn và từng đối tượng.
Penicillin
Penicillin là loại thuốc trị giang mai được bác sĩ lựa chọn hàng đầu nhờ hiệu quả tốt. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào xoắn khuẩn giang mai, giúp tiêu diệt tận gốc vi khuẩn, điều trị bệnh dứt điểm. Thông thường, trường hợp giang mai giai đoạn đầu được chỉ định tiêm thuốc penicillin đơn lẻ. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, độ tuổi và thể trạng, liều lượng sẽ được thay đổi để mang đến công dụng chữa trị tốt nhất. Nhóm thuốc này có thể gây sốt cao, nhức đầu, buồn nôn,,… Nhưng các cảm giác này sẽ nhanh biến mất và không ảnh hưởng sức khỏe.
Cách sử dụng:
- Người trưởng thành và trẻ trên 12 tuổi: Tiêm liều từ 1 – 4 triệu lU/ngày, chia thành 2 – 3 lần (trung bình 0.6g – 2.4g/ngày).
- Trẻ nhỏ từ 1 tháng – 12 tuổi: Tiêm liều 170.000 IU/kg/ngày và chia thành 3 lần (trung bình 100mg/kg/ngày).
- Trẻ sơ sinh 1 – 4 tuần tuổi: Tiêm liều 127.500 lU/kg/ngày, chia đều thành 3 lần (trung bình 75mg/kg/ngày).
- Trẻ sơ sinh, trẻ sinh thiếu tháng: Tiêm liều 85.000 lU/kg/ngày, chia đều thành 2 lần (trung bình 50mg/kg/ngày).
Giá tham khảo: Khoảng 40.000 đồng/hộp 10 vỉ x 10 viên.
Thuốc trị giang mai Benzathin penicillin
Benzathin penicillin là thuốc trị giang mai phổ biến, được ưu tiên sử dụng hàng đầu nhờ hiệu quả rất tốt và phù hợp cho nhiều đối tượng như giang mai giai đoạn đầu – cuối, giang mai bẩm sinh và cả phụ nữ mang thai bị giang mai.
Cách sử dụng:
- Giang mai sớm (dưới 2 năm): Liều dùng Benzathin penicillin 2.4 triệu đơn vị. Áp dụng phương pháp tiêm bắp sâu 1 liều duy nhất.
- Giang mai muộn (trên 2 năm, không rõ thời gian mắc): Liều dùng Benzathin penicillin 2.4 triệu đơn vị. Áp dụng phương pháp tiêm bắp với liều 1 lần/tuần, liên tục trong vòng 3 tuần.
- Giang mai bẩm sinh: Liều dùng Benzathin penicillin G là 50.000 đơn vị/kg/ngày. Áp dụng phương pháp tiêm bắp với 1 liều duy nhất.
Giá tham khảo: 25.000 VNĐ/lọ.
Procain penicillin
Procain penicillin có tác dụng tương tự Benzathin penicillin, thường được chỉ định thay thế khi không có Benzathin penicillin. Thuốc cũng được dùng trong điều trị giang mai trong nhiều giai đoạn bệnh và an toàn khi sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.
Cách sử dụng:
- Giai đoạn sớm: Liều dùng Procain penicillin 1.2 triệu đơn vị, áp dụng tiêm bắp sâu 1 lần/ngày. Liệu trình tiêm trong 10 – 14 ngày.
- Giai đoạn muộn: Liều dùng Procain penicillin 1.2 triệu đơn vị, áp dụng tiêm bắp sâu, 1 lần/ngày. Liệu trình tiêm trong 20 ngày.
- Giang mai bẩm sinh: Liều dùng Procain penicillin với liều 50.000 đơn vị/kg/ngày. Liệu trình tiêm bắp tay trong 10 – 15 ngày.
Giá tham khảo: Đang cập nhật.
Kháng sinh Doxycyclin
Thuốc khác sinh Doxycyclin được áp dụng cho trường hợp không có Procain penicillin hoặc dùng cho người bệnh có tiền sử dị ứng với penicillin. Doxycyclin có hiệu quả tốt cho trường hợp bệnh giang mai ở giai đoạn sớm hoặc giai đoạn muộn. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh Doxycyclin được khuyến cáo chống chỉ định cho phụ nữ có thai vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
Cách sử dụng:
- Giai đoạn sớm: Dùng Doxycyclin 100mg, uống liều lượng 2 lần/ngày và liệu trình uống trong vòng 14 ngày.
- Giai đoạn muộn: Dùng Doxycyclin 100mg, uống liều lượng 2 lần/ngày và liệu trình uống trong 30 ngày.
Giá tham khảo: 100.000 – 125.000 VNĐ/hộp x 10 vỉ x 10 viên.
Thuốc Erythromycin trị giang mai
Trường hợp phụ nữ có thai bị dị ứng với penicillin sẽ được chỉ định sử dụng Erythromycin thay thế. Bên cạnh đó, Erythromycin đã được nghiên cứu và chứng minh không đi qua hàng rào nhau thai nên không ảnh hưởng đến thai nhi.
Cách sử dụng:
- Bà bầu bị giang mai giai đoạn sớm: Dùng Erythromycin 500mg, liều uống 4 lần/ngày và liệu trình trong 14 ngày.
- Bà bầu bị giang mai giai đoạn muộn: Dùng Erythromycin 500mg, liều uống 4 lần/ngày và liệu trình trong 30 ngày.
Giá tham khảo: 215.000 VNĐ/hộp 10 vỉ x 10 viên.
Ceftriaxone
Với người bệnh bị dị ứng với penicillin, người bệnh được sử dụng thuốc Ceftriaxone để thay thế điều trị. Loại thuốc này cũng được đánh giá sử dụng an toàn cho phụ nữ có thai.
Cách sử dụng: Tiêm bắp sâu Ceftriaxone 1g với liều lượng 1 lần/ngày, liệu trình tiêm trong 10 – 14 ngày.
Giá tham khảo: Ceftriaxone 500mg có giá 365.000 VNĐ/hộp.
Azithromycin
Azithromycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolide, được dùng thay thế đối với người bệnh dị ứng với penicillin hoặc doxycycline. Cũng tượng tự như Ceftriaxone, bác sĩ cho biết thuốc Azithromycin an toàn cho phụ nữ có thai.
Cách sử dụng: Azithromycin 2g với 1 liều uống duy nhất.
Giá tham khảo: 134.000 VNĐ/hộp 3 vỉ x 10 viên.
Chăm sóc trong quá trình điều trị giang mai
Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị giang mai, người bệnh cần thực hiện các biện pháp chăm sóc để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Cụ thể, bác sĩ hướng dẫn như sau:
- Tuân thủ theo các nguyên tắc và phác đồ điều trị do bác sĩ xây dựng, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, không tự ý tăng giảm liều lượng.
- Không quan hệ tình dục khi điều trị bệnh giang mai, không dùng chung các đồ cá nhân để tránh lây nhiễm chéo.
- Vệ sinh cá nhân, đặc biệt vùng nhạy cảm và bộ phận sinh dục để ngăn tình trạng viêm nhiễm khiến xoắn khuẩn sinh sôi, phát triển.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, tăng cường vitamin và khoáng chất từ trái cây, rau củ để nâng cao đề kháng.
- Trường hợp đã điều trị bệnh giang mai khỏi, nhưng người bệnh vẫn không được chủ quan vì giang mai có thể tái phát. Do đó, ngoài nghiêm túc xây dựng đời sống sinh hoạt – tình dục lành mạnh, nam – nữ cũng cần thăm khám sức khỏe thường xuyên để chủ động kiểm soát bệnh.
Trên đây là thông tin chi tiết về các loại thuốc trị giang mai được đánh giá hiệu quả cho từng giai đoạn. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà cần thăm khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!