Thông báo: Tạp chí Y học cổ truyền thay đổi Logo, giao diện và mở rộng hệ thống chuyên mục, nội dung

Nhằm xây dựng Trang tin sức khỏe tổng hợp, Tạp chí Y học cổ truyền chính thức thay đổi logo, giao diện và mở rộng thêm hệ thống các chuyên mục, nội dung. Bên cạnh việc cung cấp các thông tin về Đông y như trước đây, các tin tức về bệnh lý, bài thuốc, địa chỉ khám chữa bệnh, dược liệu… sẽ liên tục được cập nhật tại đây.Thông báo: Tạp chí Y học cổ truyền thay đổi Logo, giao diện và mở rộng hệ thống chuyên mục, nội dung

Tạp chí Y học cổ truyền thay đổi giao diện, logo và mở rộng nội dung

Tạp chí Y học cổ truyền chính thức thay đổi logoSau 7 năm thành lập, tapchiyhoccotruyen.com chính thức đổi logo, bộ nhận diện thương hiệu. Logo mới bao gồm 4 yếu tố cấu thành:Biểu tượng của ngành y dược: Cặp rắn quấn quanh cây gậy thépHình ảnh này có nguồn gốc gắn liền với truyền thuyết Hy Lạp – một trong những nơi hình thành nền văn minh cổ nhất thế giới. Theo đó, Esculape là vị thần đã tìm ra nhiều loại cây cỏ có khả năng chữa bệnh, cải tử hoàn sinh.Thông báo: Tạp chí Y học cổ truyền thay đổi Logo, giao diện và mở rộng hệ thống chuyên mục, nội dung

Nguồn gốc của biểu tượng ngành Y dược

Cây gậy và 2 con rắn chính là một phần cơ duyên quan trọng khiến ông đi tìm thuốc chữa bệnh cứu người. Sau này ông được xem là thần bổn mệnh của các thầy thuốc. Cho đến nay biểu tượng con rắn quấn quanh cây gậy vẫn được coi là biểu tượng của ngành y dược.Tượng trưng của Y học cổ truyền: Lá câyCũng như truyền thuyết nói trên, Y học cổ truyền ở cả phương Đông và phương Tây trước kia đều lấy nguyên liệu tự nhiên (lá cây là phổ biến nhất) làm dược liệu chữa bệnh. Loại dược liệu này mang đặc điểm:

  • Có sẵn trong tự nhiên.
  • Được cho là lành tính và an toàn, ít gây phản ứng phụ.
  • Mỗi loại dược liệu có nhiều dược tính, được ứng dụng để chữa nhiều bệnh.
  • Khi kết hợp với nhau có thể gia tăng công dụng, trị được cả những bệnh khó chữa.

Với nguồn dược liệu này, rất nhiều cách chữa bệnh cổ truyền đã ra đời. Hàng nghìn người đã thoát khỏi những căn bệnh khó chữa mỗi năm.Hình ảnh biểu tượng người thầy thuốc: Bàn tayQua bàn tay của người thầy thuốc, các loại thảo dược được kết hợp với nhau, trở thành những bài thuốc quý. Từ đó, người bệnh luôn được bảo vệ sức khỏe nhờ có:

  • Các phương thuốc hữu hiệu để chữa bệnh cứu người.
  • Người thầy thuốc “mát tay” trị được nhiều bệnh.

Biểu tượng bàn tay đồng thời thể hiện cái tâm, cái đức: “lương y như từ mẫu” mà người thầy thuốc luôn hướng tới.Vòng tròn hở: Nghiên cứu và cải tiếnMặc dù lấy nền tảng Y học cổ truyền làm gốc nhưng dựa trên thực tế những thay đổi về con người, cuộc sống, công nghệ hiện đại; các thầy thuốc ngày nay đang liên tục nghiên cứu cải tiến và ứng dụng công nghệ hiện đại để phát huy tối đa hiệu quả chữa bệnh của thuốc chữa bệnh.Thông báo: Tạp chí Y học cổ truyền thay đổi Logo, giao diện và mở rộng hệ thống chuyên mục, nội dung

Logo của Tạp chí Y học cổ truyền

Logo mới của Tạp chí Y học cổ truyền giúp quý độc giả dễ dàng nhận diện thương hiệu là trang tin tổng hợp về sức khỏe. Tại đây luôn cập nhật những thông tin Y dược cổ truyền chính xác, tin cậy và mới nhất cung cấp cho độc giả, người bệnh tham khảo. Từ đó, trở thành cầu nối giúp người dân nắm được thông tin về bệnh, tìm được thuốc tốt, bác sĩ giỏi để bảo vệ sức khỏe.Tạp chí Y học cổ truyền thay đổi giao diện, mở rộng nội dung.Để cung cấp thông tin đa dạng, đầy đủ và chính xác cho độc giả, Tạp chí Y học cổ truyền quyết định thay đổi giao diện, mở rộng nội dung.Trên giao diện chính của tạp chí hiện có các chuyên mục và nội dung sau đây:Thông báo: Tạp chí Y học cổ truyền thay đổi Logo, giao diện và mở rộng hệ thống chuyên mục, nội dung

Giao diện mới của Tạp chí Y học cổ truyền

  • Trang chủ: Mang những thông tin mới, nổi bật, được nhiều người quan tâm trên tạp chí Y học cổ truyền.
  • Bệnh: Cung cấp các thông tin chi tiết về các loại bệnh, bài thuốc và thầy thuốc chữa bệnh uy tín, các địa chỉ tin cậy người bệnh nên tham khảo… Các đầu bệnh phổ biến đang xây dựng là bệnh xương khớp, da liễu, tiêu hóa, nam khoa, phụ khoa, tiết niệu, gan, thận, tâm sinh lý…
  • Y học cổ truyền:  Chia sẻ thông tin chi tiết về cây thuốc, vị thuốc trong tự nhiên, bài thuốc cổ truyền và cách dùng, danh y nổi tiếng…
  • Tin tức – sự kiện: Cung cấp những thông tin mới nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến Y học cổ truyền, các bệnh mới, tin tức sự kiện về sức khỏe, tiến bộ y học, thuốc mới ra mắt…
  • Hỏi đáp: Nơi độc giả trao đổi thông tin, hỏi đáp về bệnh với các chuyên gia Y học cổ truyền nổi tiếng. Tham khảo thêm website Đông trùng Vietfarm

Với những nội dung trên giao diện mới này, Tạp chí Y học cổ truyền hướng đích trở thành một trang tin sức khỏe tổng hợp, cập nhật, hữu ích nhất cho độc giả. Từ đó, người bệnh có thể khai thác mọi thông tin cần thiết về Y học hiện đại, Y học cổ truyền để bảo vệ sức khỏe.Cam kết của Tạp chí Y học cổ truyềnTapchiyhoccotruyen.com cam kết tất cả các bài viết trên trang đều được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, biên tập viên nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, kiểm duyệt trước khi xuất bản. Nhằm đem đến những thông tin thiết thực và có giá trị nhất cho độc giả, chúng tôi sẽ không ngừng cố gắng để hoàn thiện website ngày càng đầy đủ và chất lượng hơn. Đội ngũ xây dựng, phát triển, vận hành Tạp chí Y học cổ truyền khẳng định đề cao tính đạo đức, uy tín giúp mang đến thông tin chính xác từ nguồn chính thống cho người đọc. Trong quá trình vận hành, chúng tôi khó tránh khỏi một vài thiếu sót. Vì vậy Tạp chí Y học cổ truyền mong muốn nhận được sự quan tâm, góp ý của quý độc giả. Những ý kiến của các bạn là cơ sở để chúng tôi nỗ lực xây dựng trang tin sức khỏe ngày càng hoàn thiện hơn. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo