Trào ngược dạ dày là bệnh lý phổ biến ở Việt Nam, thường gặp ở những người ngoài 30 tuổi và có xu hướng ngày càng tăng cao về số lượng bệnh nhân mắc phải. Đây là căn bệnh về tiêu hóa khá nguy hiểm, có thể gây biến chứng nặng nề nếu không sớm điều trị kịp thời. Dưới đây là toàn bộ thông tin về trào ngược dạ dày mà người bệnh cần nắm rõ.
Bệnh trào ngược dạ dày là gì
Bệnh trào ngược dạ dày (thực quản) là tình trạng dịch vị từ dạ dày (thức ăn,men tiêu hóa, hơi,...) trào ngược lên trên thực quản.
Một người khỏe mạnh có hệ tiêu hóa tốt là khi thức ăn đi xuống dưới thực quản, cơ vòng quản dưới sẽ mở ra để thức ăn đi xuống dưới dạ dày, sau đó sẽ tự động đóng lại để không cho thức ăn trào ngược lên, gây tổn thương cho các cơ quan khác như: thực quản, thanh quản, miệng,...
Đối với người bị trào ngược, quá trình này sẽ không diễn ra đúng như vậy. Cơ vòng quản không đóng mở linh hoạt như trước, khiến thức ăn và cả dịch axit của dạ dày trào ngược lên trên, gây viêm, ợ hơi ợ chua, hôi miệng,..
Còn đối với quan niệm của y học cổ truyền, trào ngược dạ dày thuộc chứng “Ế cách”, “Hung thống”, “Thổ toan”… do nhiều nguyên nhân gây nên như rối loạn tình chí (tâm lý), ẩm thực bất điều (ăn uống không điều độ), lao lực quá độ, cảm thụ ngoại tà (những yếu tố bên ngoài như hàn, nhiệt,..)
Nguyên nhân gây trào ngược thực quản
Các chuyên gia về tiêu hóa đã chỉ ra rằng, nguyên nhân gây trào ngược dạ dày xuất phát từ 2 vấn đề chính: Bất thường từ thực quản và vấn đề của dạ dày.
Bất thường ở thực quản
- Do sự bất thường ở cơ thắt dưới thực quản
Cơ thắt dưới thực quản sẽ như một nút chai, có thể mở ra đóng vào linh hoạt. Khi thức ăn đi từ thực quản xuống, “nút chai” sẽ mở ra, khi thức ăn đã xuống toàn bộ sẽ đóng lại, ngăn không cho trào ngược lên trên.
Tuy nhiên, khi cơ thắt gặp vấn đề, sự đóng mở yếu đi, kết hợp tác động của dịch vị đến thực quản bị giảm do axit dạ dày trung hòa với dịch ở thực quản, tuyến nước bọt, khiến axit trào ngược lên.
- Sự bất thường của cơ hoành
Ổ bụng và ngực được ngăn cách bởi hệ thống cơ hoành. Khi loại cơ này khép lại sẽ tạo áp lực cho cơ thắt dưới thực quản. Nếu cơ hoành thoát vị sẽ khiến cho axit dạ dày trào ngược lên trên khi cơ hoành và cơ thắt dưới không cùng ở một vị trí, không có sự đồng nhất trong hoạt động.
Vấn đề của dạ dày
Có 3 nguyên nhân chính gây nên sự bất thường của dạ dày gây trào ngược thực quản là:
- Cơ thể không thể tiêu hóa hết thức ăn, tồn đọng trong dạ dày
- Các bệnh có liên quan đến dạ dày như: Ung thư dạ dày, viêm loét, xuất huyết bao tử,... cùng gây trào ngược.
- Ổ bụng phải chịu tác động lớn: Các hiện tượng như ho lâu ngày, hắt hơi, gập bụng cũng tác động đến hiện tượng trào ngược dạ dày.
Các nguyên nhân khác
Bên cạnh 2 nguyên nhân sâu xa xuất phát từ bên trong, một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng trào ngược thực quản khác có thể kể đến:
- Sử dụng thuốc tây: Các nhóm thuốc có chứa nhiều kháng sinh như thuốc huyết áp, tiểu đường, xương khớp,... khi sử dụng trong một thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến cơ thực quản và niêm mạc dạ dày.
- Thói quen xấu: Sử dụng những loại thực phẩm có tính kích thích lên niêm mạc dạ dày và thực quản như đồ có cồn, nước ngọt có ga, thực phẩm khó tiêu, đồ cay nóng chua,... Bên cạnh đó chế độ ăn uống thất thường, không đúng bữa, ăn quá no,... cũng khiến tiêu hóa kém, là nguyên nhân trực tiếp trào ngược thực quản.
Vấn đề khác: Béo phì, căng thẳng stress, mang thai, vận động mạnh sau khi mới ăn no chưa được 30 phút,... cũng là nguyên nhân gây viêm dạ dày, trào ngược thực quản.
Đối tượng dễ mắc bệnh trào ngược
Ngày nay xu hướng mắc bệnh trào ngược dạ dày đang tăng rất nhanh và có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên nhóm đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả:
- Người bị thừa cân, béo phì
- Người phải điều trị hoặc dùng thuốc tân dược trong thời gian dài như: Thuốc hen, suyễn, an thần, thuốc trầm cảm,...
- Người sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích
- Phụ nữ mang thai, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối. Bào thai chèn ép nên các cơ quan khác trong bụng, trong đó có dạ dày.
- Người đã có tiền sử hoặc gia đình có nhiều đời bị bệnh: xung huyết dạ dày, thoát vị hoành, viêm dạ dày
- Người thường xuyên thức đêm, có thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ không lành mạnh, căng thẳng kéo dài
- Trẻ sơ sinh (Yếu tố bẩm sinh) khiến trẻ hay khò khè, khó nuốt, chớ,... Những biểu hiện này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên. Nhưng nếu triệu chứng thường xuyên lặp lại, hãy đưa con đến khoa nhi thăm khám để có biện pháp khắc phục hợp lý.
Mặc dù nhóm đối tượng trên có nguy cơ cao cơ hơn cả, nhưng không có nghĩa những trường hợp khác không có khả năng mắc bệnh. Trào ngược dạ dày có thể gặp ở bất cứ đối tượng, độ tuổi nào. Mọi người cần lưu ý và có biện pháp phòng tránh ngay từ bây giờ.
Triệu chứng của trào ngược dạ dày
Một số triệu chứng phổ biến người bệnh bị trào ngược thực quản hay gặp như:
- Ợ chua, ợ hơi
Người bệnh có dấu hiệu ợ chua kèm ợ nóng (Từ ổ bụng, dạ dày sau đó lan đến cảm giác nóng lên ở cổ). Đây là triệu chứng phổ biến nhất của chứng trào ngược, thấy rõ nhất là sau khi ăn no sẽ cảm thấy khó tiêu, có vị chua trong miệng sau khi ợ lên.
- Buồn nôn, nôn
Sự trào lên của dịch axit trong miệng và họng, kích thích gây cảm giác buồn nôn. Tình trạng này thường gặp nhiều nhất vào buổi đêm, khi ngủ có thể vô thức chèn ép ổ bụng (có dạ dày) và khi hệ thống thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ.
- Đau tức vùng thượng vị
Cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra sau lưng và cánh tay, người bệnh cảm thấy khó thở, thở yếu.
Nguyên nhân do axit trào ngược lên các đầu mút thần kinh trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Cơ quan này sẽ hiểu nhầm cảm giác và đưa tin lên não bộ, nhận định là đau ngực. Triệu chứng này có thể dễ nhầm lẫn với bệnh tim mạch, bệnh phổi, người bệnh cần lưu ý.
- Khó nuốt
Trào ngược gây phù nề với tần suất lớn, sưng tấy, thu hẹp diện tích đường kính của thực quản, khiến thức ăn khó khăn khi đi xuống, cảm giác vướng ở cổ họng.
- Khàn giọng và ho
Do dây thanh quản bị tổn thương khi dịch vị dạ dày trào ngược lên, người bệnh sẽ thấy đau họng, dây thanh phù nề, phát âm khó khăn, lâu ngày gây ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản.
- Miệng tiết nhiều nước bọt
Cơ thể khi gặp những triệu chứng bất thường sẽ luôn tự tìm cách sửa chữa. Miệng tiết nước bọt để cân bằng lại lượng axit trào lên, tự bảo vệ cơ thể, tránh gây ra những triệu chứng kể trên.
Ngoài những dấu hiệu đã nói, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác của trào ngược như: Khó tiêu, đầy bụng, hen suyễn, viêm phổi, hôi miệng,....
Biến chứng của trào ngược thực quản
Theo thống kê cho thấy, cứ 10 người bị trào ngược dạ dày, có đến 6 người gặp phải các biến chứng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh quản, gây ho mãn tính, loét thực quản, ung thư thực quản - dạ dày.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng như:
- Viêm phổi: Do dịch vị ăn mòn vùng thực quản, cổ họng, sau đó tràn vào màng phổi và gây viêm.
- Loét thực quản: Có thể gây chảy máu, cảm giác đau đớn và khó nuốt.
- Hẹp và sẹo thực quản: Khi những tổn thương ở thực quản lành lại có thể gây sẹo. Mô sẹo sẽ gây hẹp thực quản, tắc nghẽn đường vận chuyển thức ăn. Khiến người bệnh luôn trong trạng thái buồn nôn, vướng mắc ở cổ họng.
- Thực quản Barrett: Đây là kết quả của quá trình thực quản phải chịu tổn thương quá lâu, hình thành các tế bào có dạng mô cột. Các tế bào này có khả năng phát triển thành tế bào ung thư.
- Ung thư thực quản: Đây là biến chứng nặng nhất của trào ngược dạ dày khi không điều trị kịp thời, phổ biến nhất là ung thư mô tuyến và ung thư mô tế bào vảy, nguyên nhân chủ yếu là do thực quản Barrett biến chứng thành. Ước tính cứ 20 người bị thực quản Barrett thì có 1 người trở nặng thành ung thư sau 10 - 20 năm.
- Bên cạnh đó còn có những biến chứng khác như: Viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa tái phát nhiều lần, hen suyễn, răng bị ăn mòn, xơ phổi.
Trào ngược thực quản là căn bệnh không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Nhưng là tiền đề cho những biến chứng nặng nề về sau và gây rất nhiều phiền toái đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.
Các phương pháp chẩn đoán
Việc chẩn đoán chính xác bệnh giúp giúp làm ngăn chặn kịp thời những biến chứng người bệnh có thể gặp phải, giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị đúng nhất. Người bệnh nên đến những cơ sở y tế uy tín được cấp phép để khám và điều trị.
Một số phương pháp xác định chẩn đoán trào ngược dạ dày có thể áp dụng:
- Nội soi dạ dày - thực quản
- Chụp X-quang
- Khám lâm sàng và test nồng độ PH thực quản trong vòng 24h.
Nếu người bệnh có những triệu chứng bất thường về bệnh, hãy đến ngay các cơ sở để điều trị. Không nên tự chẩn đoán và điều trị tại nhà, tiềm ẩn nhiều rủi ro như: sai bệnh (nhầm triệu chứng với bệnh khác), dùng sai thuốc, nhờn thuốc, bỏ qua thời gian vàng điều trị khi tự mua thuốc nhưng không hiệu quả.
Bệnh trào ngược có điều trị được không
Trào ngược hoàn toàn có thể chữa được nếu có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên đối với những trường hợp trào ngược nặng mới điều trị sẽ cần mất rất nhiều thời gian, khả năng tái phát vẫn tiềm ẩn. Vì thế, để có thể chữa khỏi căn bệnh này, người bệnh không nên chủ quan, điều trị sớm, phục hồi sớm.
Những cách điều trị trào ngược thực quản
Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh trào ngược thực quản, người bệnh có thể lựa chọn áp dụng phù hợp với tình trạng bệnh và khả năng kinh tế. Tuy nhiên trước khi áp dụng những cách này, cần đảm bảo đã qua chỉ dẫn của bác sĩ.
Dùng thuốc Tây
Thuốc tây là biện pháp mang lại hiệu quả nhanh nhất hiện nay và cũng được lựa chọn phổ biến. Một số loại có thể được bác sĩ kê đơn như:
- Thuốc bảo vệ niêm mạc: Sucralfate, Bismuth subcitrat
- Thuốc ức chế bơm proton: Esomeprazole, Lansoprazole,… giúp ức chế tiết dịch vị dạ dày.
- Thuốc làm rỗng dạ dày: Reglan, Modom’s,...
- Thuốc hỗ trợ tăng cơ thực quản dưới: Antacid, Metoclopramide,…
- Thuốc tạo màng bảo vệ: Sucralfate, Bismuth subcitrat, Prostaglandin
Mặc dù thuốc tân dược mang lại hiệu quả nhanh chóng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn như nóng trong, nổi mẩn, dị ứng,... Thuốc tây chỉ làm giảm triệu chứng , không giải quyết tận gốc được vấn đề, bệnh có thể tái phát sau khi ngừng thuốc. Người bệnh nên lưu ý trước khi sử dụng.
Mẹo dân gian
Phương pháp này là cách điều trị với những trường hợp bị trào ngược nhẹ hoặc hỗ trợ việc dùng thuốc. Một số mẹo được sử dụng rộng rãi như:
- Nghệ + mật ong: Ngày 3 muỗng cafe bột nghệ, thêm 1 thìa mật ong, hòa với nước ấm nóng, ngày đều đặn 3 lần.
- Bột nghệ + dừa tươi: Đun nước dừa trên bếp lửa 5 phút, sau đó hòa với 1 thìa bột nghệ, ngày uống 1 cốc.
Dùng thuốc đông y
Các bài thuốc đông y ngày càng được nhiều người lựa chọn bởi sự an toàn, lành tính và hiệu quả điều trị không hề thua kém thuốc tân dược. Tuy nhiên thời gian điều trị sẽ chậm hơn so với thuốc tây.
Bài thuốc được đông đảo người bệnh trào ngược dạ dày sử dụng có thể kể đến Dạ dày Đỗ Minh - Bài thuốc gia truyền của Đỗ Minh Đường, đơn vị đã được Sở y tế cấp phép
- Công dụng: Giảm nồng độ axit dạ dày, tái tạo niêm mạc, phục hồi chức năng của thực quản, từ đó giảm dần các triệu chứng của trào ngược.
- Thành phần: Tam thất, lá khôi, dạ cẩm, mai mực, chè dây,..
Lưu ý khi điều trị
Khi điều trị bệnh trào ngược thực quản, người bệnh cần lưu ý những điều sau để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị cũng như rút ngăn thời gian:
- Với những phương pháp có tính điều trị (uống thuốc), người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ mà bác sĩ đưa ra, kiêng khem đúng quy định.
- Không sử dụng lẫn thuốc tây và đông y cùng lúc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
- Khi sử dụng hết thuốc cần quay lại tái khám, không dùng lại đơn thuốc cũ vì có thể gây nhờn thuốc hoặc không có hiệu quả.
- Bất cứ phương pháp dân gian nào cũng cần hỏi qua bác sĩ xem liệu bản thân có dùng được không hay dùng với liều lượng bao nhiêu. Không phải loại thảo dược thiên nhiên nào cũng an toàn 100%, chúng có thể gây kích ứng dạ dày nếu dùng sai cách và liều lượng.
Những phương pháp phòng tránh bệnh trào ngược
Trào ngược dạ dày theo đánh giá là căn bệnh khó chữa và có thể tái phát nhiều lần. Để chủ động phòng tránh và giảm những tác động của bệnh đến sức khỏe, bạn đọc cần thay đổi chế độ ăn uống, có lối sống lành mạnh thông qua những việc sau:
- Tăng cường ăn nhiều các chất có tác dụng trung hòa axit như bánh mì, yến mạch,bột ngũ cốc,... Chất đạm dễ tiêu (thịt nạc, thịt vịt), Chất xơ (rau xanh, đậu,..), Sữa chua, mật ong, nghệ,...
- Hạn chế những thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt như: Đồ ăn chua (chanh, dứa, dưa muối,...) cay nóng (kim chi, đồ cay,..), chế phẩm từ sữa, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn....
- Không hút thuốc, uống rượu, nước có gas, các chất kích thích,...
- Từ bỏ dần những thói quen xấu như: Ăn quá no, thức khuya, tắm hoặc nằm ngay sau khi ăn, mặc quần áo quá chật.
- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để tránh dạ dày phải làm việc quá tải.
- Giữ cân nặng ở mức hợp lý, cân đối với chiều cao cơ thể
- Luôn giữ tâm trạng lạc quan, thoải mái, điều này giúp đánh lừa não bộ, làm giảm sự đau đớn và khó chịu do trào ngược gây ra.
Khi xuất hiện những dấu hiệu của trào ngược, hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ. Người bệnh có thể lựa chọn điều trị trào ngược bằng y học cổ truyền tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường - Đơn vị đã được Sở y tế cấp phép hoạt động. Tại đây các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm điều trị các bệnh tiêu hóa sẽ thăm khám, tư vấn miễn phí.
Nếu có nhu cầu, người bệnh có thể liên hệ qua thông tin sau:
- Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, quận Ba Đình
- Địa chỉ TP. HCM: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh
- Số điện thoại: 0984 650 816 - 0932 088 186
- Facebook: Nhà thuốc Nam Đỗ Minh Đường hoặc Lương y Đỗ Minh Tuấn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!