Đau Bắp Chân: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Xử Lý

Đau bắp chân khá phổ biến, đây có thể là cảnh báo một số bệnh lý liên quan. Không chỉ gây đau nhức, khó chịu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống mà hiện tượng này còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế bạn nên tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý được chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Đau bắp chân là biểu hiện của bệnh gì?

Đau bắp chân là hiện tượng bắp chân ở một hoặc hai bên đau ê ẩm, rã rời, đặc biệt khi bước đi, vận động, người bệnh sẽ thấy chân nặng nề, di chuyển kém. Cơn đau thường không tập trung ở một vị trí mà chạy dọc từ mông đến bắp chân hoặc từ đùi xuống bắp chân.

Đau bắp chân là hiện tượng bắp chân ở một hoặc hai bên đau ê ẩm, rã rời
Đau bắp chân là hiện tượng bắp chân ở một hoặc hai bên đau ê ẩm, rã rời

Các chuyên gia cho biết, tình trạng này có thể là cảnh báo một số bệnh lý liên quan như:

Suy tĩnh mạch

Tĩnh mạch ở trạng thái bình thường có van đặc biệt giúp đưa máu ngược chiều từ chân về tim. Tuy nhiên nếu suy giãn tĩnh mạch khiến bộ phận này bị giãn rộng, van tổn thương gây ứ đọng máu ở bắp chân, từ đó xuất hiện triệu chứng chuột rút, tê lòng bàn chân.

Những trường hợp bị suy giảm tĩnh mạch có triệu chứng phổ biến là đau bắp chân. Cơn đau thường xuất hiện khi đi lại, di chuyển nhiều hoặc ngồi lâu ít vận động và lặp lại theo tính chu kỳ.

Tắc mạch máu ở chân

Tắc mạch máu có thể do xơ vữa động mạch hay viêm nội mạc động mạch khiến lòng mạch bị hẹp gây tắc nghẽn. Lúc này một số vị trí trên cơ thể có hiện tượng thiếu máu, không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và gặp nhiều biến chứng, đặc biệt là ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân. Tắc mạch máu ở chân thường đặc trưng bởi những cơn đau nhức ở bắp chân khiến người bệnh khó chịu.

Tổn thương dây thần kinh ngoại biên

Dây thần kinh ngoại biên chạy dọc theo cơ thể và xuống cả khu vực cẳng chân. Nếu dây thần kinh này bị tổn thương, người bệnh sẽ bị đau nhức ở nhiều vị trí, bao gồm bắp chân. Nhiều trường hợp tổn thương dây thần kinh ngoại biên còn gặp cơn đau nhức từ mông xuống bắp chân.

Tổn thương dây thần kinh ngoại biên gây đau bắp chân
Tổn thương dây thần kinh ngoại biên gây đau bắp chân

Đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa chạy dọc từ phần dưới thắt lưng đến ngón chân. Những cơn đau thần kinh tọa chủ yếu xuất hiện do thoát vị đĩa đệm. Cụ thể đĩa đệm cột sống trượt ra khỏi vị trí bình thường sẽ gây chèn ép dây thần kinh tọa gây đau nhức. Người bệnh lúc này sẽ gặp các triệu chứng như tê bắp chân, đau cẳng chân, đau phía sau đầu gối

Viêm gân gót chân Achilles

Gân Achilles là bộ phận nằm giữa và có chức năng kết nối bắp chân với gót chân. Vì thế khi gân Achilles bị tổn thương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bắp chân. Ngoài triệu chứng điển hình là đau bắp chân, người bệnh còn có dấu hiệu tê cứng chân vào buổi sáng và giảm khả năng cử động.

Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên – Wittmaack Ekbom là bệnh lý thường gặp về thần kinh, xuất hiện nhiều ở người cao tuổi. Hiện tượng này khiến người bệnh đau nhức ở bắp chân. Đặc biệt cơn đau dữ dội hơn vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt.

Người già bị đau bắp chân do hội chứng chân không yên
Người già bị đau bắp chân do hội chứng chân không yên

Nguyên nhân khác

Không chỉ là dấu hiệu của một số bệnh lý, đau bắp chân còn khởi phát do một số nguyên nhân sau:

  • Chấn thương: Chấn thương cơ học khi chơi thể thao, lao động khiến bắp chân chịu áp lực lớn và đau nhức.
  • Thời tiết thay đổi: Đau chân khi ngủ dậy vào mùa hè khá phổ biến. Lúc này nồng độ vitamin D trong cơ thể cao hơn bình thường, thậm chí đạt mức đỉnh điểm khiến cơ thể kích hoạt quá trình cân bằng tự nhiên, gây ra những cơn đau khó chịu.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Nếu người bệnh sử dụng một số loại thuốc Tây không đúng cách hoặc do cơ thể quá nhạy cảm sẽ xuất hiện tác dụng phụ khiến xương khớp bị đau nhức, bao gồm đau ở khu vực bắp chân.
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, hệ cơ xương khớp càng suy yếu, giảm chức năng. Khi di chuyển, khung xương của những người già khó chống đỡ được toàn bộ trọng lượng cơ thể nên gây chèn ép lên cơ chân và xuất hiện cơn đau.
  • Thiếu dưỡng chất: Nếu không bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bao gồm Kali, Canxi, Magie, Vitamin khiến hệ xương khớp suy yếu, gây đau chân cùng nhiều biến chứng khác.
  • Mang thai: Phụ nữ mang thai thường xuyên bị đau nhức bắp chân, đặc biệt là từ tuần 13 đến tuần 40 của thai kỳ. Nguyên nhân do thai nhi đã lớn, gây áp lực đến các bộ phận trên cơ thể người mẹ, đặc biệt là vùng chân.
Phụ nữ mang thai thường bị đau chân
Phụ nữ mang thai thường bị đau chân

Triệu chứng thường gặp

Một số triệu chứng của đau bắp chân thường gặp đó là:

  • Cảm thấy đau nhói khi dùng tay ấn vào hai bắp chân, khó khăn khi co hoặc duỗi chân.
  • Cơn đau có thể âm ỉ hoặc kéo dài liên tục gây cản trở vận động, sinh hoạt.
  • Cơ bắp có hiện tượng căng tức, co thắt, cảm thấy cơ yếu đi, dễ bị chuột rút.
  • Ở vị trí căng cơ xuất hiện sưng đỏ, cản trở quá trình vận động.
  • Cơ chân đột nhiên đơ cứng, không thể di chuyển, nhất là vào buổi sáng.
  • Vị trí sưng đau bị sưng viêm, nóng ran, khi sờ vào sẽ thấy xơ cứng, teo cơ.

Đau bắp chân có nguy hiểm không?

Đau bắp chân ban đầu chỉ gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Tuy nhiên nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời, người bệnh có khả năng gặp các biến chứng như:

  • Ảnh hưởng đến xương cẳng chân khiến quá trình vận động càng trở nên khó khăn hơn.
  • Xuất hiện tình trạng chuột rút liên tục, đe dọa đến tính mạng nếu người bệnh đang ở trên cao hoặc dưới nước.
  • Cơn đau ở khu vực bắp chân lây sang đầu gối, bàn chân, tiềm ẩn nguy cơ gặp nhiều bệnh lý khác về cơ xương khớp.
  • Tổn thương dây thần kinh, mạch máu hoặc nhiễm trùng lan rộng đến các chi.
Cơn đau liên tục và dữ dội làm cản trở quá trình vận động
Cơn đau liên tục và dữ dội làm cản trở quá trình vận động

Để đảm bảo an toàn cho cơ thể, người bệnh nên thăm khám bác sĩ nếu gặp các triệu chứng sau:

  • Sốt cao hơn 38 độ C.
  • Ở chân đột ngột sưng nặng.
  • Da bắp chân tái nhợt.
  • Tĩnh mạch chân nổi rõ.
  • Cơn đau kéo dài nhiều ngày, tăng về mức độ.

Cách xử lý hiệu quả

Đau bắp chân có thể do bệnh lý hoặc do sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh khác nhau mà cách xử lý không giống nhau. Khi đau ở vùng bắp chân, người bệnh có thể:

  • Chườm lạnh: Dùng túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc cho đá viên vào khăn vải mềm, sạch để chườm lên vị trí bị đau từ 10 – 20 phút để ức chế cảm giác đau.
  • Chườm nóng: Người bệnh dùng túi chườm nóng điện hoặc nhúng khăn vào nước ấm và đắp lên vị trí bị đau từ 10 – 20 phút. Nhiệt độ cao sẽ kích thích máu lưu thông và giảm đau tốt hơn.
  • Dùng thuốc Tây y: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa Steroid để hỗ trợ đẩy lùi cơn đau nhức, khó chịu một cách nhanh chóng. Loại thuốc phổ biến nhất trong trường hợp này là Paracetamol hoặc Ibuprofen. Tuy nhiên thuốc tân dược có thể gây tác dụng phụ, cần hết sức thận trọng khi sử dụng.
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Phương pháp này có tác dụng làm giãn tĩnh mạch, kích thích mạch máu lưu giãn ra để khí huyết lưu thông. Khi thực hiện hãy dùng tay day ấn mạnh vào vị trí bị đau từ 15 – 20 giây, thực hiện liên tục 4 – 5 lần ngay khi cơn đau xuất hiện để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Vật lý trị liệu: Một số trường hợp đau mức độ nặng được bác sĩ chỉ định vật lý trị liệu để thư giãn cơ, tăng độ dẻo dai, linh hoạt cho cơ, gân, xương khớp, ngăn ngừa cơn đau xuất hiện và tránh biến chứng.
Người bệnh được chỉ định dùng thuốc để giảm đau nhanh
Người bệnh được chỉ định dùng thuốc để giảm đau nhanh

Đau bắp chân có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, do đó bạn không nên chủ quan. Nếu cơn đau ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và kéo dài dai dẳng, tốt nhất nên thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và tư vấn cách xử lý phù hợp.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo