Viêm mào tinh hoàn là tình trạng bệnh lý có thể xảy ra ở nam giới, điển hình bởi việc viêm nhiễm và sưng to của mào tinh hoàn. Bệnh này thường đi kèm với các triệu chứng như đau rát, sưng, đỏ, và có thể làm tăng nguy cơ vô sinh nếu không được chăm sóc kịp thời. Để hiểu rõ hơn về thông tin về bệnh viêm mào tinh hoàn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Định nghĩa viêm mào tinh hoàn
Mào tinh hoàn gồm có phần đầu, thân và đuôi, dạng ống thon dài với vị trí ở trên tinh hoàn. Chức năng của mào tinh hoàn là nơi lưu trữ cũng như cấp dưỡng chất cho tinh trùng. Viêm mào tinh hoàn chính là tình trạng ống tinh hoàn bị viêm nhiễm (ống nối ống dẫn tinh và tinh hoàn). Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau nhức, sưng viêm khá rõ rệt.
Một số trường hợp sẽ tự thuyên giảm sau một thời gian, nhưng đa số sẽ chuyển qua mãn tính nếu không thăm khá và chữa trị kịp thời. Cụ thể 2 giai đoạn của bệnh như sau:
- Cấp tính: Các triệu chứng viêm mào tinh hoàn xuất hiện bất ngờ, tốc độ phát triển bệnh tương đối nhanh và sẽ giảm dần sau khoảng 1.5 tháng. Chủ yếu khởi phát bởi nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bệnh liên quan tới tuyến tiền liệt.
- Mãn tính: Các biểu hiện ở giai đoạn này có diễn biến âm ỉ, kéo dài, có trường hợp bệnh nhân xuất hiện triệu chứng trong 1 - 2 năm trước khi bùng phát mạnh.
Nguyên nhân viêm mào tinh hoàn
Bệnh viêm mào tinh hoàn có nguyên nhân từ vi khuẩn, các bệnh lý nền hoặc do cách sinh hoạt của bệnh nhân. Chi tiết như sau:
Bệnh lý nền:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Viêm nhiễm từ đường tiết niệu không được xử lý triệt để gây ra tổn thương lan tới tinh hoàn và mào tinh hoàn.
- Bệnh lây qua quan hệ tình dục: Các bệnh lý giang mai, lậu, nấm chlamydia đều có nguy cơ dẫn tới viêm mào tinh hoàn.
- Các bệnh khác: Quai bị, chấn thương khu vực háng, bẩm sinh ở thận, bàng quang, bệnh behcet, bệnh lao dễ gây di chứng viêm nhiễm.
Nhiễm vi khuẩn:
- Vi khuẩn đặc hiệu: Chủ yếu là xoắn khuẩn giang mai, trực khuẩn lao hoặc song cầu gram âm tác động tới chức năng hoạt động của tinh hoàn.
- Nhóm vi khuẩn chính: Proteus mirabilis, Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus, Ecoli, Haemophilus influenzae, Ureaplasma urealyticum, Pseudomonas aeruginosa,…
- Các loại khác: Ký sinh trùng, cytomegalovirus, rickettsia.
Các nguyên nhân khác:
- Bệnh nhân quan hệ tình dục thô bạo.
- Có tiền sử bệnh về tiết niệu.
- Lắp ống thông tiểu hoặc bệnh nhân từng nội soi dương vật.
Đối tượng viêm mào tinh hoàn
Những đối tượng được xác định dễ mắc bệnh viêm mào tinh hoàn nhất gồm:
- Đối tượng từ 18 - 35 tuổi.
- Người thường quan hệ tình dục bừa bãi.
- Bệnh nhân viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt.
- Đối tượng phẫu thuật đường tiết niệu và xảy ra biến chứng.
Triệu chứng viêm mào tinh hoàn
Bệnh viêm mào tinh hoàn có các triệu chứng khá dễ gây nhầm lẫn với những bệnh nam khoa thường gặp khác. Dưới đây là một số biểu hiện tham khảo:
- Sưng đỏ, da bị căng kèm theo đau nhức ở vùng bìu của tinh hoàn.
- Dương vật có thể tiết ra dịch bất thường kèm mủ.
- Bệnh nhân đi tiểu bị đau buốt, tiểu nhiều lần hơn.
- Trong quá trình quan hệ tình dục, tinh dịch xuất ra kèm máu.
- Khu vực xương chậu cũng có cảm giác đau nhức.
- Nam giới bị sưng hạch bạch huyết, sốt cao kéo dài và cơ thể ớn lạnh.
Biến chứng viêm mào tinh hoàn
Bệnh không đe dọa tới tính mạng, nhưng có thể gây nhiều bất lợi cho đời sống sinh hoạt, tình dục của nam giới. Những biến chứng dễ gặp phải khi chữa sai hoặc chậm trễ là:
- Ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt và đường tiết niệu có thể bị nhiễm trùng.
- Áp xe tại bìu, gây ra tràn dịch, hoạt tử, vỡ tinh hoàn.
- Nam giới đau nhức dương vật dẫn tới giảm ham muốn quan hệ tình dục, khi giao hợp không đạt được khoái cảm như ý muốn.
- Dễ mắc nguy cơ vô sinh, hiếm muộn do teo tinh hoàn, tinh trùng suy giảm cả chất lượng và số lượng.
Chẩn đoán viêm mào tinh hoàn
Bệnh nhân cần thực hiện chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng. Trước tiên lấy các thông tin liên quan tới biểu hiện đang có, thu thập tiền sử bệnh án và thăm khám bằng mắt thường.
Sau đó bệnh nhân sẽ được chỉ định làm siêu âm doppler tinh hoàn, mào tinh hoàn, nuôi cấy nước tiểu, xét nghiệm dịch niệu đạo, xét nghiệm máu.
Khi đã có kết quả cuối cùng, bệnh nhân sẽ được tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Điều trị viêm mào tinh hoàn
Bệnh viêm mào tinh hoàn cần chữa trị dứt điểm từ sớm, những phương pháp có thể áp dụng ở thời điểm hiện tại gồm:
Tây y chữa viêm mào tinh hoàn
Thuốc được kê đơn tùy vào nguyên nhân khởi phát cũng như tình trạng bệnh hiện tại của mỗi người. Dưới đây là các thuốc được dùng phổ biến nhất:
- Bệnh nhân dùng kháng sinh kết hợp với ceftriaxone nếu mắc bệnh lây nhiễm vi khuẩn do quan hệ tình dục không an toàn.
- Với những trường hợp bị nhiễm khuẩn E.coli, có thể cần sử dụng thuốc ofloxacine, norfloxacine, levofloxacine,... tùy vào chỉ định riêng của bác sĩ. Thông thường thuốc sẽ dùng trong liệu trình khoảng 10 ngày.
- Trong một số ca bệnh, cần dùng đến thuốc giảm đau nonsteroid, tuy nhiên bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ.
Phẫu thuật:
Nếu có dấu hiệu áp xe, người bệnh bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật cắt mào tinh hoàn. Đối với nam giới đặt ống thông tiểu, cần chuyển vị trí ống thông tới khu vực xương mu để tránh xảy ra các biến chứng kéo dài. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, kỹ thuật thắt ống dẫn tinh sẽ được tiến hành.
Thuốc Đông y
Với những bệnh nhân có nhu cầu điều trị theo hướng y học cổ truyền, có thể tham khảo một số bài thuốc như:
Bài thuốc số 1:
- Vị thuốc: Ngô thù, tế tân, ngưu tất, đào nhân, sinh khương, mộc thông, sài hồi chỉ xác, hồng hoa, đại táo, bạch thược, quế chi, cam thảo.
- Cách dùng: Thuốc sắc 1 thang mỗi ngày, cho 2.5l nước vào ấm, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn khoảng 500ml. Chia nhỏ các bữa thuốc rồi uống hết trong ngày.
Bài thuốc số 2:
- Vị thuốc: Hoài sơn, thục địa, trạch tả, bạch linh, sơn thù, đan bì.
- Cách dùng: Thuốc sắc cùng 6 bát nước, đợi cạn bớt ⅔ sẽ dừng lại và chắt ra để uống vào buổi sáng, trưa và tối.
Bài thuốc số 3:
- Vị thuốc: Sơn thù, nhục quế, thỏ ty tử, hoài sơn, đỗ trọng, phụ tử, thục địa, câu kỷ tử, lộc giác.
- Cách dùng: Bệnh nhân sắc thuốc theo liều lượng 1 thang/ngày, sắc với 2 lít nước và nên uống thuốc lúc ấm sẽ hiệu quả hơn.
Mẹo dân gian
Bệnh nhân có thể thực hiện một số mẹo giúp giảm khó chịu tại nhà khá đơn giản dưới đây:
- Chườm lạnh: Bọc đá viên bằng túi chườm hoặc khăn bông sạch, sau đó chườm lên vùng bị sưng đau. Chườm khoảng 5 phút, nghỉ 2 phút và tiếp tục chườm thêm 2 - 3 lần nữa. Duy trì đều đặn khi xuất hiện sưng đau ở tinh hoàn.
- Giấm táo: Pha giấm táo với nước theo tỉ lệ 1:1, sau đó thoa đều lên vùng bìu và để khô tự nhiên.
- Dầu bạch đàn: Sử dụng 4 - 5 giọt dầu bạch đàn hòa với nước ấm, sau đó ngâm mình trong bồn khoảng 15 phút rồi vệ sinh lại với nước sạch. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần cho tới khi các triệu chứng đã dịu hẳn.
Phòng tránh viêm mào tinh hoàn
Để phòng ngừa bệnh viêm mào tinh hoàn, có các biện pháp được áp dụng như sau:
- Nam giới cần có thói quen quan hệ tình dục phù hợp. Hạn chế thủ dâm hoặc quan hệ với nhiều tư thế thô bạo. Sau khi quan hệ cần vệ sinh dương vật sạch sẽ.
- Tránh quan hệ tình dục với nhiều người, đặc biệt quan hệ không dùng biện pháp bảo vệ.
- Hạn chế dùng các chất kích thích rượu, cà phê, bia, thuốc lá,...
- Nam giới nên có chế độ ăn lành mạnh bằng các thực phẩm rau củ tươi, thịt cá, hải sản. Không nên dùng đồ đông lạnh, đồ ăn chế biến sẵn hoặc các thực phẩm cay nóng.
- Không nên ngồi một chỗ liên tục để tránh làm tinh hoàn chịu nhiều áp lực. Nam giới nên đứng dậy đi lại thường xuyên.
- Kết hợp thể dục, thể thao đều đặn với những bộ môn phù hợp thể trạng nhằm tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Thăm khám định kỳ hàng năm 2 lần, giúp nam giới sớm nhận biết các triệu chứng, bệnh lý liên quan tới cơ quan sinh dục.
Viêm mào tinh hoàn khá dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý nam khoa khác hiện nay, do đó người bệnh không nên tự ý chẩn đoán và mua thuốc về dùng tại nhà. Nếu có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ nào, cần sớm tới cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán. Ngoài ra, cần thực hiện đúng những chỉ dẫn từ bác sĩ, dùng thuốc và kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học hơn sẽ giúp đẩy lùi bệnh nhanh và an toàn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!