Array

Sổ mũi là tình trạng mũi chảy dịch nhiều hơn bình thường do cơ thể đau ốm. Tình trạng này thực tế không quá nghiêm trọng, tuy nhiên cũng không thể chủ quan trong chữa trị và phòng ngừa. Để có được các thông tin chi tiết nhất về vấn đề này, mời bạn đọc tiếp tục theo các chia sẻ chi tiết sau đây.

Định nghĩa sổ mũi

Sổ mũi là tình trạng viêm mũi, chảy nước mũi nhiều hơn bình thường do lạnh, cảm cúm, dị ứng,...  Niêm mạc mũi bị kích ứng bởi các yếu tố gây dị ứng hoặc do virus dẫn tới tăng cường tiết dịch nhầy để đẩy ra khỏi khoang mũi. Tuy không phải là vấn đề sức khỏe quá nghiêm trọng nhưng dễ gây ra nhiều bất tiện trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, quá nhiều chất nhầy có thể ngược dòng chảy xuống họng dẫn tới ho, có đờm.

Sổ mũi là tình trạng chảy nhiều nước mũi

Nguyên nhân sổ mũi

Sổ mũi xuất phát từ các yếu tố bệnh lý, môi trường hoặc do cấu trúc trong khoang mũi có bất thường. Chi tiết như sau:

  • Cảm cúm: Cúm là vấn đề thường gặp bởi virus gây ra, triệu chứng phổ biến nhất là sổ mũi và hắt xì. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ bị đau họng, sốt, cơ thể mệt mỏi khó chịu.
  • Cảm lạnh: Xảy ra khi giao mùa, vùng tai mũi họng dễ bị tác động gây suy yếu, virus tấn công dẫn tới sổ mũi, ngạt mũi, đau họng, sốt nhẹ. Tuy nhiên tình trạng có thể tự thuyên giảm sau vài ngày.
  • Viêm amidan, viêm xoang: Có tác động tới mũi gây viêm nhiễm, phù nề, sưng viêm và dần hình thành nước mũi, dịch nhầy chảy ra ngoài.
  • Viêm mũi vận mạch: Xảy ra bởi môi trường sống nhiều khói bụi độc hại, ô nhiễm hoặc do ăn quá nhiều đồ cay.
  • Dị ứng: Những người có cơ địa dị ứng bởi các loại nước hoa, phấn hoa, lông động vật hoặc bụi mịn đều nhanh chóng xuất hiện sổ mũi theo cơ chế phản ứng tự nhiên.
  • Mũi bị u nang: Khối u lành tính hoặc ác tính đều sẽ gây ra sổ mũi, tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân mắc khá thấp.
  • Polyp mũi: Mũi xuất hiện polyp gây nhầm lẫn trong việc nhận biết yếu tố gây hại, từ đó hệ miễn dịch sẽ hoạt động mạnh hơn để tiết dịch nhằm đào thải dị vật ra ngoài.
  • Có di vật: Có dị vật trong mũi là tình trạng chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ.

Viêm amidan khiến sổ mũi kéo dài

Đối tượng sổ mũi

Sổ mũi xảy ra ở cả trẻ nhỏ, người lớn, không phân chia giới tính hay tuổi tác. Trong đó, nhóm đối tượng thường mắc nhất gồm có:

  • Người cao tuổi, trẻ nhỏ hoặc người có hệ miễn dịch yếu.
  • Người bị các bệnh lý hô hấp nặng, đặc biệt là viêm phổi, viêm tai giữa, viêm họng, viêm xoang.

Triệu chứng sổ mũi

Tình trạng sổ mũi không có quá nhiều triệu chứng, trong đó những dấu hiệu bệnh nhân thường gặp gồm:

  • Nước mũi chảy ở cả hai bên hoặc một bên, có thể đồng thời bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi, gây khó khăn trong việc hô hấp.
  • Mũi có cảm giác ngứa ngáy, mũi sưng tấy, phù nề.
  • Hắt hơi liên tục và kèm theo chảy nước mắt, ho, đau họng.

Bệnh nhân chảy nhiều nước mũi và hô hấp khó khăn

Biến chứng sổ mũi

Sổ mũi nếu để lâu dài không điều trị hoàn toàn có nguy cơ xảy ra các biến chứng tai mũi họng, đặc biệt là những bệnh lý sau:

  • Viêm tai giữa: Chất nhầy từ mũi ứ đọng tràn vào sau màng nhĩ, gây nhiễm trùng tai. Bệnh nhân xuất hiện cảm giác đau nhức, ù tai, giảm thính lực, phát sốt, dịch chảy ra từ tai có màu vàng, xanh.
  • Viêm xoang: Khi bệnh nhân cảm lạnh và sổ mũi trong thời gian dài sẽ dẫn tới ứ đọng hốc xoang. Dịch nhầy kèm theo nhiều vi khuẩn, dị vật dẫn tới viêm hốc xoang khá nghiêm trọng.
  • Hen suyễn: Trẻ nhỏ có nguy cơ cao bị hen suyễn nếu để sổ mũi do cảm lạnh trong thời gian dài. Bé xuất hiện tức ngực, thở khò khè khá thường xuyên.
  • Viêm tiểu phế quản: Đường dẫn khí trong phổi bị viêm nhiễm với các dấu hiệu sổ mũi, ngạt mũi, tim đập nhanh, thở khò khè, khó thở, sốt nhẹ và dễ gặp nhất ở trẻ nhỏ.
  • Viêm họng hạt: Gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nếu không nhanh chóng điều trị dứt điểm có thể dẫn tới thể mãn tính.

Chẩn đoán sổ mũi

Sổ mũi rất dễ nhận biết và chẩn đoán, tuy nhiên để xác định có liên quan tới bệnh lý nào hay không sẽ cần tới một số biện pháp kiểm tra chuyên biệt.

Các bác sĩ sẽ tiến thành thăm khám lâm sàng, hỏi về các triệu chứng bệnh nhân đang mắc phải và sau đó yêu cầu khám cận lâm sàng để có kết luận chính xác nhất. Có thể thực hiện chụp CT cắt lớn hoặc kiểm tra dịch mũi tìm kiếm β2-transferrin.

Điều trị sổ mũi

Sổ mũi điều trị bằng nhiều cách khác nhau tùy vào nguyên nhân, mức độ. Hiện nay, những cách được áp dụng và đánh giá có hiệu quả nhất là:

Thuốc Tây chữa sổ mũi

Các loại thuốc Tây nhìn chung có tác dụng giảm các triệu chứng sổ mũi, loại bỏ virus gây bệnh, thông đường thở. Những thuốc được ứng dụng phổ biến nhất gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Thuốc dùng theo đường uống cho các trường hợp bệnh nhân bị dị ứng dẫn tới sổ mũi. Một số thuốc nổi bật trong nhóm này như: Benadryl, Zyrtec, Allegra.
  • Thuốc xịt làm thông mũi: Đa số sẽ sử dụng Naphazolin, Phenylephrine, Xylometazolin với khả năng giúp hốc mũi khô hơn, hỗ trợ co mạch, từ đó giảm sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Dung dịch rửa mũi: Chủ yếu dùng nước muối để làm sạch dịch nhầy trong mũi, tuy nhiên không thể dùng nhiều lần mỗi ngày.
  • Thuốc nhỏ mũi: Cũng có cơ chế hoạt động giống với thuốc xịt. Tuy nhiên dung dịch thuốc có thể chảy theo đường mũi xuống họng gây ra cảm giác đắng, lợm ở cổ họng.

Các loại thuốc trên cần phải có chỉ định từ bác sĩ, không thể tùy ý mua về dùng tại nhà sẽ dễ gây quá liều, sai loại thuốc hoặc xảy ra những phản ứng chéo giữa thành phần của các thuốc khác nhau.

Thuốc xịt mũi cho cảm giác dễ thở hơn

Thuốc Đông y

Bệnh nhân bị sổ mũi có thể tham khảo các bài thuốc điều trị của Đông y dựa theo nguyên nhân khởi phát.

Dưới đây là một vài liệu trình cho bệnh nhân tham khảo:

Bài thuốc số 1:

  • Dược liệu: Bạch môn, tân di, cam thảo, hoàng cầm, thạch cao, thăng ma, bách hợp, tri mẫu.
  • Cách dùng: Thuốc đem sắc với 7 bát nước, thu về 3 bát uống vào buổi sáng, trưa và tối. Nên hâm ấm thuốc mỗi lần dùng.

Bài thuốc số 2:

  • Dược liệu: Liên kiều, hồng hoa, bạch chỉ, thương nhĩ tử, bạc hà, trần bì, đào nhân,...
  • Cách dùng: Bệnh nhân sắc thuốc với lượng nước vừa đủ để thu về 2 bát, chia phần thuốc thành các bữa nhỏ uống đều đặn hàng ngày.

Bài thuốc số 3:

  • Dược liệu: Nhân sâm, liên kiều, mạn kinh tử, thăng ma, hoàn liên, bối mẫu, cát cánh, hoàng cầm, hoàng kỳ, bạch thược, cam thảo.
  • Cách dùng: Thuốc sắc 1 thang uống 2 - 3 bữa hàng ngày cho tới khi bệnh khỏi hoàn toàn.

Mẹo dân gian

Có khá nhiều mẹo chăm sóc tại nhà giúp chấm dứt tình trạng sổ mũi nhanh chóng, an toàn. Theo đó, các công thức thường dùng nhất phải kể đến gồm:

  • Uống trà: Các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà uống ấm sẽ giúp làm thông đường thở, đẩy dịch mũi ra ngoài dễ hơn, hạn chế sổ mũi và cả ngạt mũi.
  • Xông hơi: Nấu nước xông hơi với các dược liệu chanh, sả, lá tía tô, bạc hà,... cho tác dụng giảm tắc nghẹt mũi, thúc đẩy lưu thông hốc xoang, thông đường mũi.
  • Tắm nước nóng: Cho tác dụng tương tự 2 phương pháp trên. Bệnh nhân tắm nước nóng còn giúp cơ thể thêm thư giãn, tạo độ ẩm cho toàn bộ bề mặt niêm mạc mũi hiệu quả.

Uống trà hoa cúc có thể giảm sổ mũi

Phòng tránh sổ mũi

Để hạn chế nguy cơ xảy ra sổ mũi, cần chú ý tới chăm sóc bảo vệ sức khỏe hàng ngày như sau:

  • Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt ở các vị trí mũi, cổ, ngực.
  • Trời lạnh cần tắm nước ấm, không nên ngâm trong bồn quá lâu hoặc tắm ở khu vực nhiều gió để tránh bị nhiễm lạnh.
  • Hàng ngày cần vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ, có thể sử dụng nước muối sinh lý hàng tuần nhằm đào thải hết vi khuẩn, virus, các dị vật trong đường mũi.
  • Nên ăn  nhiều thực phẩm có khả năng tăng cường miễn dịch, đề kháng. Chế độ ăn cần có đủ vitamin A, C, các loại khoáng chất kẽm, sắt và những  quan trọng, chất béo omega 3.
  • Trong phòng ngủ hoặc phòng khách nên dùng máy tạo độ ẩm, máy lọc không khí để giúp niêm mạc mũi không bị khô, hạn chế các yếu tố gây hại trong không khí xâm nhập vào khoang mũi.
  • Hạn chế tiếp xúc với những bệnh nhân đang bị cúm hoặc các bệnh lý tai mũi họng có khả năng lây nhiễm.

Sổ mũi có thể là triệu chứng sinh lý hoặc cũng do bệnh lý gây ra. Nếu thấy tình trạng không thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp khắc phục, người bệnh nên sớm tới cơ sở y tế thăm khám. Tránh tự ý mua thuốc về dùng tại nhà dễ gây ra nhiều tổn thương nặng nề hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *