Vôi hóa cột sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Vôi hóa cột sống là bệnh lý xảy ra do sụn hoặc do bị thoái hóa lâu ngày. Theo Viện phẫu thuật chỉnh hình Mỹ AAOS, tại Mỹ, cứ 5 người trên độ tuổi 40 có tới 3 người bắt đầu có dấu hiệu bị vôi hóa cột sống. Nếu không điều trị sớm và dứt điểm bệnh sẽ gây ra tình trạng mất cảm giác vận động ở tay, chân, rối loạn tiểu tiện, bại liệt.

Bệnh vôi hóa cột sống là gì?

Vôi hóa cột sống (tên gọi khác là gai cột sống) là bệnh lý xương khớp phổ biến vài năm trở lại đây. Đây là tình trạng canxi bị lắng đọng quá dày trên các lớp dây chằng liên kết với thân đốt sống và vùng đĩa đệm nằm giữa các thân đốt sống khiến gai xương trồi lên và hình thành vôi hóa.

Đối tượng và vị trí dễ mắc bệnh?

  • Ai dễ bị vôi hóa hệ xương khớp?

Người già là đối tượng dễ bị vôi hóa cột sống
Người già là đối tượng dễ bị vôi hóa cột sống

Bệnh vôi hóa cột sống thường gặp ở các đối tượng như:

+ Người già cao tuổi.

+ Đối tượng là nhân viên văn phòng.

+ Người dân lao động thường xuyên bê vác nặng.

+ Thanh niên lười vận động

+ Người thừa cân, béo phì.

+So với nam giới, nữ giới ở thời kỳ tiền mãn kinh có tỷ lệ mắc căn bệnh này cao hơn.

  • Vị trí mắc bệnh

Theo bác sĩ chuyên khoa xương khớp, khu vực dễ bị thoái hóa nhất là hai vị trí sau:

+ Đốt sống cổ.

+ Đốt sống thắt lưng.

Dấu hiệu nhận biết chứng bệnh sớm nhất

PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc, Phòng khám bệnh số 1, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhận định, ở giai đoạn đầu, vôi hóa cột sống không biểu hiện thành bệnh mà chỉ khiến người bệnh có cảm giác đau nhẹ, tê bì ở phần lưng. Các cơn đau xuất hiện bất ngờ và tự dứt.

Người bệnh vôi hóa cột sống thường thấy đau nhức khó chịu
Người bệnh vôi hóa cột sống thường thấy đau nhức khó chịu

Thế nhưng, theo thời gian các gai cột sống xâm lấn và chèn ép dây thần kinh khiến người bệnh dễ gặp phải các triệu chứng như:

  • Cơn đau xuất hiện ở vùng tay, chân, cổ và thắt lưng với mật độ nhiều hơn, cơ bắp yếu dần.
  • Cơn đau nhức dữ dội nhất là khi di chuyển, thuyên giảm khi được nghỉ ngơi đúng cách.
  • Các cơn đau có thể lan nhanh xuống vùng bả vai và cánh tay.
  • Khả năng vận động bị hạn chế.

Các nguyên nhân vôi hóa xương khớp thường gặp

Nguyên nhân vôi hóa cột sống bị hình thành từ nhiều yếu tố, nhận ra sớm có thể giúp việc điều trị được dễ dàng hơn, trong đó có thể kể đến những yếu tố sau:

  • Do yếu tố di truyền

Nghiên cứu cho thấy, ông bà, cha mẹ từng bị vôi hóa cột sống thì khả năng con cái của họ cũng có nguy cơ cao bị bệnh. Tỷ lệ di truyền chiếm khoảng 30% nguyên nhân dẫn đến vôi hóa cột sống.

  • Xương khớp lão hóa

Người già xương khớp lão hóa nên dễ bị vôi hóa cột sống
Người già xương khớp lão hóa nên dễ bị vôi hóa cột sống

Những người già thường là đối tượng của bệnh xương khớp trong đó có chứng vôi hóa nguyên nhân vì hệ thống xương khớp theo thời gian sẽ bị thoái hóa, yếu dần do vậy dễ bị tổn thương.

  • Chấn thương về xương khớp dẫn đến vôi hóa

Người từng bị chấn thương do lao động nặng hoặc hoạt động thể thao quá mức khiến các đốt xương, khớp yếu hơn, quá trình vôi hóa, hình thành gai xương nhanh hơn so với bình thường.

  • Vì sao bị vôi hóa cột sống? Do Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh (bổ sung nhiều tôm, cua, cá, súp lơ, cải bó xôi…) sẽ giúp người bệnh sụn khớp chắc khỏe, vận động linh hoạt và dễ dàng hơn. Ngược lại, người có chế độ ăn nghèo nàn, nhất là thiếu canxi khiến gai xương xuất hiện nhanh, nguy cơ mắc loãng xương cao.

  • Thường xuyên làm việc nặng

Vôi hóa cột sống co làm việc nặng quá sức
Vôi hóa cột sống co làm việc nặng quá sức

Phụ hồ, bốc vác, công nhân mỏ… là những công việc mang tính chất nặng nhọc. Việc thường xuyên bê vác nặng khiến cơ thể xuống sức nhanh chóng, lớp sụn khớp và đĩa đệm thường phải chịu áp lực quá tải dẫn đến tổn thương. Lâu ngày, tình trạng này không được cải thiện gây ra tình trạng vôi hóa cột sống.

  • Cách sinh hoạt thường nhật không lành mạnh

Tình trạng vôi hóa cột sống, co cứng chân tay sẽ dễ bị gặp phải nếu người bệnh thường xuyên ngồi sai tư thế, lười vận động hoặc vận động quá sức. Vì thế, để hạn chế bệnh vôi hóa cột sống, mỗi người hãy tự hình thành cho mình tác phong sinh hoạt hành ngày đúng cách, ngồi đúng tư thế, tránh ngồi lâu.

Đáng chú ý, đối với người già hoặc những trường hợp bị thừa cân khiến gia tăng áp lực lên xương, căn bệnh này diễn ra khá phổ biến.

Bệnh vội hóa ở cột sống nguy hiểm không?

Thông thường, triệu chứng vôi hóa cột sống phát triển âm thầm song mãnh liệt. Nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời hoặc không kịp thời phát hiện sớm, bệnh vôi hóa cột sống có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Gai xương mọc ở cạnh hoặc phía sau cột sống: Người bệnh bị những cơn đau khủng khiếp do gai cột sống cọ sát và rễ dây thần kinh và tủy sống.
  • Gai xương bị gãy: Mảnh gai bị gãy sẽ theo máu chạm, đè vào các khớp xương, chèn ép dây thần kinh khiến người bệnh tiểu tiện, đại tiện khó, mất cảm giác vận động, lâu ngày gây liệt.

Các cách chữa bệnh được áp dụng nhiều nhất hiện nay

Trường hợp bị vôi hóa cột sống nhẹ, tức là không gây đau nhức, người bệnh không cần điều trị. Bệnh có thể tự khỏi nếu thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh hơn. Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp đến cuộc sống thường nhật, người bệnh cần chữa trị dứt điểm, kịp thời. Hiện nay, một số biện pháp điều trị vôi hóa cột sống được áp dụng phổ biến, bao gồm:

  • Điều trị bằng thuốc

Hiện nay có 3 loại thuốc được nhiều người áp dụng nhất là:

+ Thuốc Tây y

Sử dụng thuốc tây điều trị vôi hóa cột sống
Sử dụng thuốc tây điều trị vôi hóa cột sống

Người bệnh chữa vôi hóa cột sống có thể sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ và các vitamin nhóm B như:  Ibuprofen, Paracetamol , Chlorzoxazone, B1, B6, B12,….

+ Thuốc Đông y (Thuốc nam)

Là những loại thuốc có nguồn gốc từ 100% thành phần thiên nhiên, chủ yếu được bào chế từ rễ, vỏ cây và lá cây phơi khô. Ưu điểm của các loại thuốc này lành tính cho cơ thể, không gây tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài. Hạn chế duy nhất là thời gian hiệu quả của thuốc thường lâu hơn, đòi hỏi sự kiên trì cao.

+ Thuốc dân gian

Hầu như người bệnh khi mới phát hiện có chứng bệnh thường lựa chọn phương pháp dân gian theo kinh nghiệm của cha ông để đối phó với bệnh lý. Một số bài thuốc chữa vôi cột sống được lưu truyền tới ngày nay như:

– Uống nước cốt ngải cứu tươi.

– Dùng xương rồng nướng chườm lên đốt sống tổn thương.

– Sử dụng nước sắc đinh lăng.

  • Áp dụng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu gồm các phương pháp như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, tập trị liệu… giúp người bệnh giảm dần các cơn đau và hồi phục sức khỏe.

Chi tiết các bạn xem tại đây:

Lưu ý: Người bệnh nên chọn những cơ sở Đông y uy tín chất lượng như Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường để áp dụng các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt

  • Phẫu thuật

Trường hợp, người bệnh đã áp dụng các biện áp nội khoa hoặc vậy lý trị liệu nhưng không đạt kết quả như mong đợi, các bác sĩ có thể khuyên bạn phẫu thuật cắt bỏ gai cột sống.

Khám và chữa bệnh xương khớp ở đâu uy tín?

Một số cơ sở y tế uy tín chất lượng giúp điều trị vôi hóa cột sống và các bệnh xương khớp hiệu quả như:

  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Việt Đức
  • Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Đỗ Minh Đường
  • Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM
  • Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Tp. HCM

Cách phòng ngừa và hỗ trợ trị bệnh hiệu quả

Ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị, bệnh nhân nên lưu ý một số lời khuyên dưới đây để kết quả được tốt nhất:

  • Vôi hóa cột sống nên ăn gì? Người bệnh nên tăng cường các thực phẩm giàu Acid Oxalic, Canxi, Vitamin D, .. để giúp chăm sóc xương khớp chắc khỏe.
  • Người bệnh nên kiêng gì? Các loại rượu bia, đồ ăn nhiều dầu mỡ, … đều gây hại tới sức khỏe xương khớp, do vậy các bạn cần tuyệt đối tránh xa.
Người bệnh cần kiêng ăn thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ
Người bệnh cần kiêng ăn thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ
  • Duy trì cân nặng ở mức độ ổn định.
  • Không bê vác nặng hoặc vận động nhanh, quá mức dẫn đến tổn thương cột sống.
  • Tránh ngồi khom lưng gây cong, vẹo cột sống.
  • Thường xuyên tập luyện các môn thể thao tác động đến vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng để hạn chế nguy cơ bị bệnh.

Tùy vào từng vị trí cột sống bị vôi hóa và cơ địa của từng người, người bệnh có thể điều trị theo những phương pháp khác nhau. Mỗi cách chữa đều có ưu, nhược điểm nhất định.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo