Vô sinh và những điều cần biết: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa

Những năm gần đây, cụm từ “vô sinh” hay “hiếm muộn” luôn là những từ khóa “hot” trên bất kỳ trang thông tin về sức khỏe nào. Nguy hiểm hơn, tỷ lệ vô sinh tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Trong bài viết sau, hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị vô sinh ở cả nam và nữ.

Vô sinh là vấn đề đau đầu của nhiều cặp vợ chồng trẻ hiện nay
Vô sinh là vấn đề đau đầu của nhiều cặp vợ chồng trẻ hiện nay

Vô sinh là như thế nào? Đối tượng nào dễ bị vô sinh?

Vô sinh là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng mất khả năng sinh sản hoặc không thể thụ thai dù quan hệ tình dục thường xuyên và không dùng biện pháp tránh thai. Tình trạng vô sinh hiếm muộn là một trong những vấn đề sức khỏe nan giải nhất hiện nay của y khoa, chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch (theo WHO).

Bệnh vô sinh có thể xuất hiện ở cả hai giới nam và nữ. Cụ thể:

Vô sinh nam

Vô sinh nam là tình trạng nam giới không thể thụ tinh hoặc không có khả năng làm “bạn tình” mang thai. Vô sinh ở nam giới thường chia làm 2 loại gồm có: 

  • Vô sinh nguyên phát: Là tình trạng người nam không thể làm “bạn tình” mang thai dù quan hệ tình dục thường xuyên và không dùng biện pháp bảo vệ. 
  • Vô sinh thứ phát: Là tình trạng nam giới có thể thụ tinh và tạo ra phôi thai nhưng thai thường rất dễ bị động hoặc sẩy. 

Vô sinh nữ

Vô sinh nữ là tình trạng người nữ không có khả năng thụ thai dù khi quan hệ không dùng biện pháp bảo vệ và tinh trùng của “đối tác” hoàn toàn bình thường. Vô sinh ở nữ giới thường được chia thành 2 dạng:

  • Vô sinh nguyên phát: Là tình trạng nữ giới chưa mang thai và không thể mang thai dù không sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ. 
  • Vô sinh thứ phát: Là tình trạng không thể mang thai sau khi sinh con hoặc sẩy thai dù quan hệ đều đặn và không dùng biện pháp tránh thai. 

Đối tượng dễ bị vô sinh

Một số đối tượng có các yếu tố rủi ro dẫn đến khả năng bị mắc bệnh vô sinh cao hơn các đối tượng khác. Ở nam giới, tình trạng vô sinh thường xảy ra ở những người bị nghiện rượu, bia, thuốc lá, thường xuyên sử dụng chất kích thích, người bị béo phì, thừa cân, người có các vấn đề rối loạn lo âu, căng thẳng, trầm cảm… hoặc mắc một số căn bệnh mãn tính, ung thư hoặc bệnh về đường sinh dục. 

Ở nữ giới, tỷ lệ bị vô sinh thường xảy ra nhiều với phụ nữ trên 35 tuổi, người bị viêm nhiễm vùng kín, rối loạn nội tiết tố, đã từng phá thai hoặc thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, người hay lo âu, căng thẳng, người có tiền sử mắc các bệnh về gan, thận, tiểu đường, u xơ tử cung… Phụ nữ béo phì hoặc thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh này.

Các nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn

Vô sinh có thể do các nguyên nhân nội sinh hoặc ngoại sinh gây ra. Trong khi nội sinh thường là những vấn đề bệnh lý xuất phát từ bên trong cơ thể thì ngoại sinh phần nhiều đến từ lối sống không lành mạnh của người bệnh.

Nguyên nhân nội sinh 

Vô sinh ở nam giới có thể xuất phát từ các yếu tố nội sinh như: 

  • Mắc các căn bệnh nhiễm trùng hoặc các bệnh lây lan qua đường tình dục.
  • Xuất tinh ngược do chấn thương, bệnh lý hoặc tác dụng phụ của thuốc và phẫu thuật.
  • Kháng thể trong cơ thể “bạn tình” tấn công tinh trùng.
  • Có các khối u tác động đến cơ quan sinh sản. 
  • Không có tinh hoàn bẩm sinh.
  • Mất cân bằng nội tiết tố tại vùng dưới đồi, tuyến giáp, tuyến yên và tuyến thượng thận… 
  • Các vấn đề về sức khỏe và tâm lý khi quan hệ tình dục như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương.
Xuất tinh sớm có thể khiến nam giới suy giảm khả năng sinh sản
Xuất tinh sớm có thể khiến nam giới suy giảm khả năng sinh sản
  • Mắc bệnh celiac. 
  • Sử dụng thuốc trị bệnh trong thời gian kéo dài. 

Trong khi đó, ở phụ nữ, các nguyên nhân bên trong gây vô sinh có thể bao gồm: 

  • Vòng kinh không phóng noãn do các nguyên nhân bất thường. 
  • Vòi tử cung bị tổn thương do dị tật bẩm sinh, viêm nhiễm, bệnh tình dục, triệt sản phẫu thuật vòi tử cung và vùng chậu. 
  • Các vấn đề bất thường ở tử cung do bẩm sinh hoặc viêm dính buồng tử cung.  
  • Cổ tử cung bị tổn thương do phẫu thuật, lượng chất nhầy thấp hoặc có kháng thể kháng tinh trùng. 
  • Bệnh lý lạc nội mạc tử cung. 

Nguyên nhân ngoại sinh 

Ngoài các yếu tố nội sinh, các tác động bên ngoài cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh. Các nguyên nhân ngoại sinh phổ biến gây vô sinh ở cả nam và nữ bao gồm: 

  • Tiếp xúc nhiều với các kim loại nặng và hóa chất công nghiệp độc hại như: benzene, toluene, xylene, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, dung môi hữu cơ. 
  • Làm việc trong môi trường bức xạ cao hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
  • Tiêu thụ nhiều thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh hoặc đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, dẫn đến thừa cân, béo phì và các bệnh lý khác ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản.
  • Suy dinh dưỡng, thiếu cân khiến sức khỏe suy yếu, giảm hormone leptin gây ảnh hưởng kinh nguyệt và hiện tượng rụng trứng ở nữ giới. 
  • Sử dụng nhiều các loại đồ uống có cồn như bia, rượu và các chất kích thích có hại khác.
  • Không thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách dẫn đến viêm nhiễm cơ quan sinh sản.

Triệu chứng vô sinh thường gặp

Biểu hiện vô sinh ở nam và nữ có những sự khác biệt nhất định. Đối với nam giới, vô sinh đặc trưng bởi các triệu chứng như sau: 

  • Có cảm giác sưng đau hoặc có khối u tại tinh hoàn.
  • Suy giảm ham muốn tình dục kèm theo khó xuất tinh và rối loạn cương dương.
  • Tuyến vú tăng trưởng một cách bất thường.
  • Xuất hiện tình trạng giảm hoặc rụng lông tại một số vùng trên cơ thể.
  • Suy giảm số lượng tinh trùng.
  • Khứu giác bị ảnh hưởng. 
Âm đạo tiết dịch có mùi hôi là biểu hiện của bệnh phụ khoa, có thể làm giảm khả năng sinh sản ở nữ giới
Âm đạo tiết dịch có mùi hôi là biểu hiện của bệnh phụ khoa, có thể làm giảm khả năng sinh sản ở nữ giới

Trong khi đó, vô sinh ở nữ giới thường biểu hiện bằng các triệu chứng như: 

  • Rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt thất thường, lúc quá dài, lúc quá ngắn. 
  • Chu kỳ rụng trứng và nội tiết tố không bình thường. 
  • Viêm nhiễm niêm mạc tử cung dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Vô kinh. 
  • Thống kinh. 
  • Âm đạo tiết dịch có mùi khó chịu và màu sắc bất thường kèm theo ngứa rát. 
  • Tuyến vú tiết dịch bất thường hoặc kém phát triển. 
  • Có cảm giác đau khi giao hợp hoặc đau ở cùng chậu. 

Các phương pháp chẩn đoán vô sinh

Việc chẩn đoán tình trạng vô sinh ở nam và nữ sẽ được thực hiện thông qua các bài kiểm tra thể chất và xét nghiệm. Dựa trên kết quả này, bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp cho từng người bệnh. 

Khám sức khỏe tổng quát

Thông thường, trước khi tiến hành xét nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành xem xét bệnh sử của bệnh nhân. Bệnh nhân nam sẽ cần khai báo các thông tin như:

  • Các chấn thương hoặc các bệnh lý nhiễm trùng có thể gây vô sinh.
  • Tần suất và thời gian diễn ra quan hệ tình dục.
  • Các loại thuốc đang sử dụng. 
  • Các dấu hiệu, triệu chứng bất thường khác có liên quan. 

Trong khi đó, bệnh nhân nữ sẽ được hỏi về:

  • Tiền sử mang thai hoặc nạo phá thai.
  • Tiền sử về các bệnh nội khoa.
  • Tiền sử về các bệnh viêm nhiễm và biện pháp điều trị.
  • Tiền sử về các bệnh phụ khoa và các tiểu phẫu từng trải qua. 
  • Các loại thuốc đang dùng.
  • Các thông tin liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt như tuổi bắt đầu hành kinh, tính chất kinh nguyệt, số ngày hành kinh trong một chu kỳ… 

Sau khi có được các thông tin cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số bài kiểm tra cơ bản. Đối với nam giới, bác sĩ sẽ kiểm tra các bộ phận như dương vật, bìu, tinh hoàn, ống dẫn tinh, ống phóng tinh, dây thừng tinh, niệu đạo, bàng quang, tiết niệu, hậu môn và trực tràng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được đo nhịp tim và thể tích của tinh hoàn.

Đối với nữ giới, bác sĩ sẽ tiến hành các bước thăm khám như sau: 

  • Dùng mắt thường quan sát tầm vóc, sự phát triển của vú, âm vật, môi lớn, môi bé và các tính chất sinh dục phụ như lông, tóc, lông mu, lông nách…
  • Khám phụ khoa gồm khám vú, khám âm đạo bằng mỏ vịt. 
  • Kiểm tra âm đạo kết hợp và nắn bụng để xem có sự tồn tại của khối u phụ khoa hay không. 
Để chẩn đoán bệnh, bạn sẽ phải khám sức khỏe tổng quan và làm một số xét nghiệm cần thiết
Để chẩn đoán bệnh, bạn sẽ phải khám sức khỏe tổng quan và làm một số xét nghiệm cần thiết

Thực hiện xét nghiệm

Các loại xét nghiệm vô sinh ở nam giới bao gồm: 

  • Phân tích tinh dịch. 
  • Xét nghiệm tình trạng nội tiết tố. 
  • Xét nghiệm di truyền. 
  • Sinh thiết tinh hoàn. 
  • Siêu âm cắt ngang bìu và chụp MRI não. 
  • Xét nghiệm đánh giá mẫu tinh dịch cho DNA bất thường. 

Ở nữ giới, chẩn đoán vô sinh cần thực hiện các xét nghiệm sau đây: 

  • Xét nghiệm rụng trứng. 
  • Hysterosalpingography
  • Xét nghiệm dự trữ buồng trứng. 
  • Xét nghiệm nội tiết tố. 
  • Siêu âm. 

Vô sinh có chữa được không, khi nào cần đi chữa?

Với sự tiến bộ của y học, vô sinh có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Do đó, bệnh nhân nam nên đến thăm khám tại các bác sĩ trong những trường hợp sau: 

  • Bìu có dấu hiệu sưng.
  • Gặp các vấn đề liên quan đến số lượng và chất lượng tinh trùng. 
  • Từng thực hiện phẫu thuật thắt ống dẫn tinh. 
  • Từng trải qua phẫu thuật tại bìu hoặc bẹn.
  • Tinh hoàn có kích thước nhỏ.
  • Từng điều trị bệnh ung thư. 
  • Có nhu cầu tìm hiểu về khả năng sinh sản của bản thân.

Đối với phụ nữ, việc đến thăm khám tại các bác sĩ là cần thiết trong những trường hợp sau đây: 

  • Ở độ tuổi từ 35 đến 40 tuổi và đã cố gắng để thụ thai trong 6 tháng trở lên nhưng thất bại. 
Phụ nữ lớn tuổi thường có khả năng bị hiếm muộn cao
Phụ nữ lớn tuổi thường có khả năng bị hiếm muộn cao
  • Trên 40 tuổi. 
  • Kinh nguyệt bất thường hoặc vô kinh (không có kinh nguyệt). 
  • Từng có những vấn đề liên quan đến sinh nở. 
  • Từng được chẩn đoán bị lạc nội mạc tử cung hoặc viêm vùng chậu. 
  • Hơn một lần bị sảy thai. 
  • Từng điều trị bệnh ung thư trong thời gian trước đó. 

Các phương pháp chữa trị vô sinh

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, vô sinh có thể được chữa trị bằng các biện pháp khắc phục tại nhà, điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

Chữa vô sinh tại nhà

Bạn có thể áp dụng các mẹo chữa vô sinh sau để hỗ trợ điều trị bệnh ngay tại nhà:

  • Chữa vô sinh bằng hoa ngọc lan và mật ong: Hoa ngọc lan có tác dụng điều hoà kinh nguyệt, tăng khả năng thụ thai và chữa khí hư có mùi khó chịu. Người bệnh có thể ngâm hoa ngọc lan bằng mật ong nguyên chất và pha với nước để uống. Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên sử dụng 1 – 2 cốc nước hoa ngọc lan tẩm mật ong mỗi ngày, vào mỗi buổi sáng và buổi tối. 
  • Chữa vô sinh bằng mật ong: Mật ong là một loại dược chất sinh học có tác dụng điều trị tinh trùng yếu và vô sinh vô cùng hiệu quả. Nam giới có tinh trùng yếu nên dùng khoảng 2 muỗng mật ong mỗi ngày, trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể pha mật ong chung với bột quế để tăng cường khả năng thụ thai. 
  • Chữa vô sinh bằng củ gai: Sau khi rửa sạch và cạo hết phần vỏ, người bệnh có thể dùng củ gai để ngâm chung với rượu và một số vị thuốc. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, bệnh nhân nên uống một cốc rượu ngâm đều đặn mỗi ngày. Bên cạnh đó, củ gai còn có công dụng tốt trong việc điều hoà kinh nguyệt và an thai cho phụ nữ. Các bệnh nhân nữ có thể dùng củ gai để hầm chung với móng giò hoặc chim bồ câu và dùng trong bữa ăn hàng ngày. 

Điều trị bằng thuốc

Trong điều trị vô sinh, bệnh nhân có thể được chỉ định một số loại thuốc có tác dụng cải thiện, nâng cao số lượng và chất lượng tinh trùng (đối với nam) hoặc giúp cân bằng nội tiết và kích thích quá trình rụng trứng (đối với nữ). Trong trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các loại thuốc kháng sinh cần thiết.

Phương pháp hỗ trợ sinh sản

Khi các phương pháp điều trị trên không mang đến hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp hỗ trợ sinh sản như: điều trị bằng IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung), IVF (thụ tinh trong ống nghiệm), ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương noãn) hoặc liệu pháp hormone. 

Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp chữa trị vô sinh phổ biến
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp chữa trị vô sinh phổ biến

Phương pháp phẫu thuật

Tùy vào sức khoẻ và tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân nam làm các phẫu thuật phù hợp. Thông thường, người bệnh sẽ phải phẫu thuật trong các trường hợp như hẹp bao quy đầu, tắc ống dẫn tinh trùng, dương vật bị tổn thương…

Trong khi đó, vô sinh nữ sẽ cần phẫu thuật khi người bệnh mắc các bệnh lý phụ khoa như: u nội mạc tử cung, u xơ tử cung, tắc vòi trứng, lạc nội mạc tử cung… Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ các tổn thương và ngăn ngừa bệnh lây lan sang các cơ quan khác trong cơ thể. 

Biện pháp phòng ngừa vô sinh

Để tăng khả năng thụ tinh, các cặp vợ chồng nên chủ động giao hợp vào thời gian rụng trứng. Cụ thể, thời gian giao hợp được khuyến nghị là 5 ngày trước khi rụng trứng và 1 ngày sau khi rụng trứng.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên áp dụng các biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng vô sinh. Cụ thể:

Đối với nam giới

  • Hạn chế sử dụng thuốc lá, bia, rượu và các chất kích thích có hại khác.
  • Sử dụng đồ bảo hộ an toàn và đạt chuẩn khi phải tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất độc hại.
  • Cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Không để tinh hoàn tiếp xúc với nguồn nhiệt cao. 
  • Luyện tập thể dục, thể thao. Lưu ý sử dụng đồ bảo hộ khi chơi thể thao nếu cần thiết.
  • Bổ sung các dưỡng chất cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày, tăng cường thịt đỏ, hải sản, rau xanh, giá đỗ, hoa quả giàu vitamin C…
  • Tránh căng thẳng, lo âu quá độ làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. 

Đối với nữ giới

  • Tránh xa các chất kích thích gây nghiện như thuốc lá, thuốc phiện…
  • Hạn chế các loại thức uống có cồn, thức uống chứa lượng caffeine cao.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh.
  • Không nạo, phá thai bừa bãi, tránh lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. 
  • Hạn chế lo âu, stress.
  • Tránh tự ý dùng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Ăn uống là tập luyện hợp lý.
  • Kiểm khám sức khỏe tổng quan đặc biệt là phần phụ khoa định kỳ. 

Vô sinh sẽ không còn là nỗi ám ảnh nếu được phát hiện và điều trị sớm. Việc thăm khám sức khỏe sinh sản định kỳ là cách hiệu quả nhất để bạn phòng ngừa cũng như có phương án điều trị sớm căn bệnh này.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo