Viêm va tồn dư: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Tai mũi họng | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Viêm VA là bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều người trưởng thành lại được chẩn đoán là mắc bệnh viêm VA tồn dư. Vậy viêm VA tồn dư là gì? Bệnh này có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào để nhanh khỏi? Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin thêm về bệnh lý này.

Viêm VA tồn dư là gì?

Viêm VA là hiện tượng các hạch Lympho trong vòm họng bị sưng to do nhiễm khuẩn hoặc virus. Bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ em từ 1 đến 5 tuổi. Khi hệ thống miễn dịch của trẻ em phát triển hoàn thiện, VA sẽ dần dần teo lại và biến mất ở độ tuổi trưởng thành. Từ đó bệnh VA cũng không còn xảy ra ở người lớn nữa.

Viêm VA có 2 loại: Viêm VA cấp tính và viêm VA mãn tính (hay còn gọi là VA quá phát). Viêm VA cấp tính là phản ứng của cơ thể trẻ khi không đủ đề kháng để chống lại vi khuẩn xâm nhập. Nhưng nếu không chữa trị đúng cách, để bệnh tái phát nhiều lần thì viêm VA cấp tính sẽ chuyển thành mãn tính, gây nhiều phiền toái và điều trị phức tạp hơn.

Viêm VA tồn dư xảy ra do khi bé không được chữa trị dứt điểm VA quá phát.
Viêm VA tồn dư xảy ra do khi bé không được chữa trị dứt điểm VA quá phát.

VA quá phát thường xảy ra với các trẻ nhỏ và thường gây ra tình trạng nhiễm trùng hô hấp trên với các triệu chứng sổ mũi, ho dẫn tới biến chứng viêm tai giữa. Lúc này, trẻ cần phải được điều trị dứt điểm bằng cách nạo VA. Tuy nhiên, nhiều bé không được nạo, khi lớn lên, VA quá phát sẽ chuyển thành VA tồn dư.

VA tồn tại trong họng của người lớn và sưng phồng khi bị viêm nhiễm với những triệu chứng như ho, sổ mũi kéo dài, có thể dẫn tới biến chứng viêm tai giữa. VA tồn dư thường bị nhầm lẫn với ung thư vòm họng, nên người bệnh cần sớm được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Nguyên nhân của viêm VA tồn dư

Bệnh viêm VA tồn dư xảy ra do nhiều nguyên nhân:

  • Nguyên nhân đầu tiên là do bệnh nhân không điều trị viêm VA mãn tính triệt để từ lúc nhỏ, dẫn đến tình trạng VA quá phát khi lớn lên.
  • Nguyên nhân thứ 2 là do sức đề kháng bệnh nhân yếu, không có khả năng chống đỡ nổi virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến tái phát viêm VA.
  • Một số bệnh về đường hô hấp lâu ngày như viêm họng, cúm,… nếu không được chữa trị cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm VA tồn dư.
  • Môi trường sống bị ô nhiễm, trong không khí có nhiều khói bụi, chất độc hại và vi khuẩn sẽ ảnh hưởng đến VA của bệnh nhân thông qua đường hô hấp khi bệnh nhân đã có tiền sử viêm VA.

Triệu chứng của viêm VA tồn dư

  • Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm VA tồn dư là sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, ho kéo dài, ứ đờm ở cổ họng ở một vài bệnh nhân có hiện tượng sốt từ 39 độ.
  • Trong trường hợp không điều trị dứt điểm, bệnh nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng khó thở, ù tai, chóng mặt, vòm họng sưng to quá mức gây đau họng và khó chịu.
  • Đặc biệt, bệnh viêm VA tồn dư thường bị nhầm với ung thư vòm họng do những triệu chứng của 2 chứng bệnh này hoàn toàn giống nhau, đó là đau họng, có đờm, rát họng, ngạt mũi, ù tai,… Để xác định được bệnh nhân đang bị viêm VA tồn dư hay ung thư vòm họng, các bác sĩ cần lấy mẫu sinh thiết VA để xét nghiệm để có kết luận chính xác nhất.
Viêm VA và ung thư vòm họng có những triệu chứng giống nhau
Viêm VA và ung thư vòm họng có những triệu chứng giống nhau

VA tồn dư có nguy hiểm không?

Bệnh VA là căn bệnh nhiễm khuẩn thông thường và không gây nguy hại gì đến tính mạng con người. Cách chữa trị viêm VA cũng không quá phức tạp vậy nên bệnh nhân bị viêm VA tồn dư không cần phải quá lo lắng về tình trạng này.

Tuy nhiên, mặc dù viêm VA tồn dư là một bệnh lý thông thường, nhưng nếu bệnh nhân chủ quan và không chịu điều trị kịp thời và đúng cách thì biến chứng của căn bệnh này cũng không hề nhẹ. Dưới đây là những biến chứng của viêm VA tồn dư:

  • Gây ra những căn bệnh về tai: Ống tai và vòm họng thông nhau. Viêm VA tồn dư làm ngăn cản sự thông thoáng của vòi nhĩ nên gây ra các bệnh về tai. Đặc biêt, viêm tai giữa thanh dịch là biến chứng phổ biến nhất đối với bệnh nhân bị viêm nhiễm VA.
  • Viêm xoang mũi: Tình trạng nước mũi chảy thường xuyên khiến các dịch nhầy đọng lại ở hốc mũi, các khe mũi, làm niêm mạc mũi bị phù nề. Ngoài ra, các lỗ thông xoang cũng bị bít tắc dẫn đến bệnh viêm xoang.
  • Các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp: Cũng vì tình trạng nước mũi chảy thường xuyên, các dịch nhầy này thường mang theo vi khuẩn xuống họng gây nên các bệnh như viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản hoặc viêm phổi.
  • Các bệnh về tiêu hóa: Do bệnh nhân nuốt phải dịch nhầy trong nước mũi, trong đờm, các tổ chức trong đường ruột cũng xảy ra phản ứng chống lại vi khuẩn có trong dịch đó nên sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa.
  • Nghẹt mũi, thậm chí ngưng thở khi ngủ: Viêm VA tồn dư nếu không được chữa trị sẽ gây ngạt mũi dẫn đến tình trạng thở khó khăn. Thậm chí, bệnh nhân bị viêm VA tồn dư có thể ngưng thở khi ngủ dẫn đến tử vong.
  • Ảnh hưởng đến hoạt động trí não: Tình trạng nghẹt thở làm thiếu oxy lên não nếu nhẹ sẽ làm cho người bệnh luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. Nặng hơn sẽ gây ra tình trạng mất ý thức/trí nhớ tạm thời, phản ứng chậm chạp thậm chí liệt nhẹ nửa người.

Tóm lại, viêm VA tồn dư không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến các hoạt động sống hằng ngày của bệnh nhân. Không những thế, các bệnh về viêm tai sẽ làm khả năng nghe của bệnh nhân yếu dần đi làm giảm kết quả học tập hoặc làm việc. Vì vậy, bệnh nhân cần được chẩn đoán và chữa trị kịp thời để tránh những hệ lụy xấu có thể xảy ra.

Các biện pháp điều trị VA tồn dư

Viêm VA tồn dư thực chất là một dạng viêm VA mãn tính ở người lớn, vậy nên nếu bệnh nhẹ, cách điều trị thường được ưu tiên sử dụng là uống thuốc. Nếu nặng hơn, bệnh nhân sẽ được chỉ định nạo VA.

Uống thuốc chữa viêm VA tồn dư

Uống thuốc thường là phương án ưu tiên cho việc chữa trị viêm VA tồn dư. Tùy theo tình trạng bệnh, các biểu hiện mà bệnh nhân có thể lựa chọn sử dụng mẹo dân gian, tây y hay đông y. Dưới đây là một số các loại thuốc thường dùng:

Điều trị viêm VA tồn dư bằng cách uống thuốc Tây Y, Đông Y hoặc dùn mẹo giân dan
Điều trị viêm VA tồn dư bằng cách uống thuốc Tây Y, Đông Y hoặc dùn mẹo giân dan

Thuốc Tây Y

Để chữa trị viêm VA tồn dư cần chữa trị các triệu chứng của bệnh như hạ sốt, giảm ho, long đờm và thuốc nhỏ mũi làm sạch khoang mũi. Những loại thuốc thường được các bác sĩ kê đơn là:

  • Thuốc kháng sinh: Penicillin, Amoxicillin, Cephalexin, Ceftriaxone,…
  • Thuốc long đờm giảm ho: Acemuc, Ambroco, Atussin, Methorphan,…
  • Thuốc nhỏ mũi: Flixonase, Otriven, Iliandi, …
  • Thuốc hạ sốt (chỉ sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng sốt).

Thuốc dân gian

Mẹo dân gian thường có những bài thuốc chữa trị các triệu chứng ho và chảy nước mũi mang với công dụng tốt như uống tinh bột nghệ và mật ong, uống nước cam thảo và trà xanh, uống cao gừng và mật ong. Những bài thuốc dân gian này tuy đơn giản nhưng khá an toàn, dễ làm, ít tốn chi phí và phần nào đó cũng có hiệu quả tốt.

Các bài thuốc Đông Y

Đông Y cũng có những phương cách chữa trị viêm VA riêng từ nhiều loại thảo dược lành tính, hữu dụng và mang lại kết quả tốt. Bệnh nhân nên đến các nhà thuốc Đông Y để được bắt mạch, thăm khám và nhận tư vấn của các lương y.

Nạo VA – chữa trị dứt điểm viêm VA tồn dư

Nạo VA tồn dư là phương pháp được các bác sĩ chỉ định khi bệnh đã chuyển biến nặng. Trình độ y học ngày càng phát triển với những máy móc, dụng cụ y tế công nghệ cao, việc nạo VA được tiến hành khá đơn giản và nhanh chóng.

Nạo VA được thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng
Nạo VA được thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng

Hiện nay phương pháp nạo VA tồn dư hữu hiệu nhất được áp dụng nhiều là plasma kết hợp nội soi qua mũi với máy Coblator. Cụ thể:

  • Máy nội soi phóng đại hình ảnh đến những chi tiết nhỏ và chính xác nhất để bác sĩ có thể nhận diện những vùng phẫu thuật kín hoặc khó thấy.
  • Đây là hệ thống phẫu thuật điện, vừa cắt, vừa cầm máu nên không gây mất máu của bệnh nhân.
  • Phương pháp cắt đốt ở nhiệt độ thấp không gây đau đớn, không tổn thương các mô lành xung quanh mà ngược lại còn lấy hết phần VA phì đại trong hốc mũi.
  • Bệnh nhân sau khi nạo VA từ 3-4 giờ là có thể xuất viện về nhà, nói năng và ăn uống bình thường.
  • Chi phí cho 1 ca nạo VA từ khâu thăm khám, tư vấn đến tiến hành nạo dao động từ 8-10 triệu đồng.

Những lưu ý khi bị VA tồn dư

Dù bạn đang điều trị viêm VA tồn dư bằng cách nào, uống thuốc hay nạo VA, bạn cũng cần lưu ý những điểm sau:

  • Luôn bồi bổ sức khỏe bằng các thực phẩm chứa nhiều vitamin A,E,C, ăn nhiều rau xanh để nâng cao đề kháng cơ thể.
  • Không nên dung nạp những loại thức ăn quá mặn sẽ làm dịch nhầy trong vòm họng gia tăng nhiều hơn.
  • Không nên ăn đồ ăn quá cay hoặc quá chua, sẽ khiến bạn ho nhiều hơn và không thể long đờm được.
  • Không nên đến những nơi có nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm. Luôn mang khẩu trang để tránh tiếp xúc không khí không trong lành.
  • Sau khi nạo VA, bệnh nhân cần giữ gìn vệ sinh mũi họng sạch sẽ, tránh tình trạng nhiễm trùng.
  • Khi phát hiện những dấu hiệu ho, chảy mũi, ngạt mũi kéo dài, cần đến ngay những cơ sở y khoa uy tín để thăm khám. Không nên tự chẩn đoán và tự chữa bệnh ở nhà. Điều này sẽ gây ra những hậu quả không ai mong đợi.

Viêm VA tồn dư mặc dù không nguy hiểm nhưng cũng gây ra những phiền toái và hệ lụy đối với người mắc bệnh. Để hạn chế tình trạng này, các phụ huynh cần phải chữa dứt điểm bệnh viêm VA cho con trẻ từ lúc còn nhỏ và theo dõi biểu hiện viêm VA thường xuyên để tránh tình trạng bệnh trở thành mãn tính và kéo dài đến tuổi trưởng thành. Hy vọng với những thông tin trên đây, quý bạn đọc đã có thêm những kiến thức về bệnh viêm VA tồn dư để có thể phòng tránh, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với mình.

5/5 - (2 bình chọn)

BannerTMH-ĐMĐ-7
Bài thuốc viêm xoang, viêm mũi dị ứng của chúng tôi là phương pháp hơn 150 năm tuổi, nhưng đến nay vẫn được xem là cách chữa hiệu quả, được giới thiệu trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày – VTV2, trở thành bí quyết của +150.000 người bệnh. Để hiểu rõ hơn về bài thuốc này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo