Viêm VA ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn cho bé

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Tai mũi họng | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Viêm VA ở trẻ là bệnh thường gặp trong độ tuổi từ 2 – 5 tuổi. Bệnh không những khiến trẻ khó chịu, chậm lớn mà còn ảnh hưởng về lâu dài. Chính vì vậy cha mẹ cần trang bị đầy đủ thông tin để chăm sóc, xử lý kịp thời khi con mắc phải căn bệnh này.

Viêm VA ở trẻ em là gì?

Viêm VA hay bệnh sùi vòm mũi họng (tên viết tắt của tiếng pháp  Végétations Adénoides). Đây là tổ chức lympho thuộc vòng bạch huyết Waldayer nằm dưới vòm mũi họng. Bất cứ trẻ nào sinh ra cũng đều có VA.

Tổ chức này thay đổi kích thước theo độ tuổi, sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ. Cụ thể:

  • Từ khí trẻ sinh ra VA có độ dày khoảng 2mm.
  • Sau 2 tuổi độ dày 4 – 5 mm.
  • Trẻ từ 7 tuổi trở lên VA sẽ teo dần lại và biến mất khi bước đến tuổi dậy thì.
viêm mũi VA vô cùng phổ biến hiện nay” src=”https://dominhduong.com/wp-content/uploads/2020/04/viem-va-o-tre-benh.jpg” alt=”Trẻ bị viêm mũi VA vô cùng phổ biến hiện nay” width=”800″ height=”533″ /> Trẻ bị viêm mũi VA vô cùng phổ biến hiện nay

Vai trò của VA giúp sản xuất các tế bào miễn dịch, tạo thành lớp màng bảo vệ giúp lọc và tiêu diệt vi khuẩn không cho chúng xâm nhập vào hệ hô hấp dưới.

Viêm VA ở trẻ em xảy ra khi VA bị nhiễm trùng, sưng to gây bít tắc ảnh hưởng đến cả mũi và họng trẻ.

Ở trẻ nhỏ, viêm VA cũng diễn biến theo 2 dạng gồm viêm VA cấp ở trẻ (Xảy ra nhanh, đột ngột, gây xuất tiết nhiều, có thể tự hết mà không cần chữa trị) và viêm mãn tính (xuất hiện sau khi viêm cấp tái phát lại nhiều lần, gây xơ hóa, quá phát).

Nguyên nhân viêm VA ở trẻ

Trẻ bị viêm VA do rất nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như:

  • Bởi cấu trúc của VA có nhiều khe hốc, vi khuẩn dễ trú ngụ và phát triển điển hình gồm Rhinovirus, liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A, tụ cầu vàng…
  • Do trẻ thường ăn uống đồ lạnh
  • Sức đề kháng của trẻ còn yếu đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng
  • Trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp viêm xoang, viêm amidan, sởi, cúm.
  • Trẻ sống trong môi trường ẩm ướt, nhiều khói bụi.
  • Do thời tiết thay đổi thất thường cơ thể trẻ chưa thích nghi ngay được dễ bị nhiễm lạnh.
  • Không vệ sinh răng miệng, mũi cho trẻ sạch sẽ thường xuyên.
  • Trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh, tổ chức bạch huyết phát triển mạnh, nhiều hạch ở cổ, họng quá phát cũng là những nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng viêm VA thường gặp

Bởi VA nằm ở vị trí đặc biệt khó quan sát bằng mắt thường nên cha mẹ chỉ có thể dựa trên những biểu hiện lâm sàng mà con trẻ mắc phải để xác định bệnh. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp nhất.

  • Sốt: Đây là triệu chứng đầu tiên ở trẻ, thường trong mức 38 – 39 độ cũng có trẻ bị sốt cao hơn.
  • Chảy nước mũi: Tình trạng này kéo dài, nước mũi màu xanh, vàng có thể bị đặc lại khi bước sang giai đoạn bội nhiễm.
  • Ho kéo dài: Tình trạng ho khan, dễ tái phát lại gây khàn tiếng. Ho thường xuất hiện vào ban đêm, sáng sớm.
  • Nghẹt mũi: Do dịch nhầy, niêm mạc sưng khiến việc hít thở của trẻ gặp khó khăn. Trẻ bị tắc một hoặc cả 2 bên mũi dẫn đến thở khò khè, phải há miệng để thở.
  • Khô miệng: Thường xuyên thở bằng miệng khiến họng trẻ luôn trong tình trong khô, ngứa rát khó chịu.
  • Quấy khóc, biếng ăn, thở có mùi hôi, tiêu chảy, nôn trớ… Đây cũng là những biểu hiện dễ gặp ở trẻ bị viêm VA.

Với tình trạng viêm sưng, tổn thương tại VA qua thăm khám, chụp chiếu, xét nghiệm bác sĩ mới có thể nhìn ra triệu chứng cận lâm sàng của bệnh.

Biểu hiện trẻ bị viêm VA 
Biểu hiện trẻ bị viêm VA

Viêm VA ở trẻ có nguy hiểm không?

Viêm VA khá lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm. Tuy nhiên do dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm mũi họng thông thường nên cha mẹ hay chủ quan không sớm đưa con đi khám mà tự chữa trị tại nhà dẫn đến viêm nhiễm phát triển, kéo theo các biến chứng đe dọa đến những cơ quan khác trong cơ thể như:

  • Viêm nhiễm đường hô hấp: viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi là những biến chứng dễ gặp khi trẻ bị viêm VA.
  • Viêm tai giữa cấp tính: Biểu hiện màng nhĩ đỏ, trẻ bị đau tai, sốt sau đó chảy dịch mủ màu vàng, mùi hôi.
  • Rối loạn tiêu hóa: Việc thường xuyên nuốt phải dịch đờm mủ tại mũi họng khiến hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng đau bụng, tiêu chảy…
  • Trẻ bị nghẹt mũi, ngưng thở khi ngủ: Mũi bị bít tắc, thở bằng miệng khiến phế nang giãn dần, để lâu gây suy tim trái khiến trẻ dễ bị ngưng thở mất vài giây khi ngủ.
  • Trẻ chậm phát triển: Bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ ở trẻ.
  • Dị dạng sọ mắt: Đây cũng là biến chứng có thể gặp phải còn gọi là mặt VA. Khi đó xương hàm trên không phát triển, hàm dưới nhô ra, lưỡi tụt vào trong.

Cách điều trị bệnh viêm VA ở trẻ em

Dựa trên mức độ nặng nhẹ, độ tuổi của trẻ cũng như khả năng thích ứng mà cha mẹ có thể xem xét kỹ lưỡng, lựa chọn phương pháp tốt nhất giúp con chóng khỏi bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 4 cách phổ biến nhất các bậc phụ huynh có thể tham khảo.

Kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé tại nhà

Phát hiện trẻ bị viêm VA từ sớm cha mẹ chưa biết chữa trị cho con bằng cách nào có thể tham khảo một vài mẹo hỗ trợ tại nhà sau đây:

  • Vệ sinh cho trẻ đúng cách

Đây là cách đơn giản, hiệu quả giúp loại bỏ viêm nhiễm, dịch nhầy tại mũi họng cho trẻ kể cả trẻ sơ sinh.

Vệ sinh mũi: Chỉ cần cho nước muối sinh lý vào ống xi lanh nhỏ sau đó nghiêng người con khoảng 45 độ, bơm từ từ nước muối vào một bên khoang mũi để nước chảy sang bên còn lại ra ngoài. Đổi hướng sang bên mũi còn lại. Sau khi rửa xong cho con xì nhẹ và lấy giấy lau hết. Với trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể mua loại nước nhỏ mũi sinh lý, nhỏ mỗi bên 1 – 2 giọt rồi dùng tăm bông thấm hết dịch và nước mũi.

Vệ sinh họng: Bạn cho con súc miệng với nước muối sinh lý. Hướng dẫn con ngậm trong họng, ngửa cổ lên giữ vài giây sau đó súc đều trong miệng rồi nhổ ra.

  • Chữa viêm VA cho trẻ bằng dân gian

Rất nhiều mẹo trị viêm VA ở trẻ nhỏ được mọi người truyền tai nhau áp dụng trong đó phổ biến nhất là:

Dùng nghệ: Lấy 1 củ nghệ đem rửa sạch đất, thái lát lỏng rồi cho vào cốc nước nóng hãm đến khi nước màu vàng đậm chắt ra thêm mật ong khuấy đều cho con uống.

Dùng gừng tươi: Sử dụng 2 củ gừng, rửa sạch, đem giã nát hoặc xay vắt lấy nước cốt. Tiếp đến cho vào nồi cùng mật ong đun nhỏ lửa để dung dịch sánh lại. Để nguội bớt cho vào lọ thủy tinh nhỏ. Mỗi ngày lấy 1 thìa cà phê pha với nước ấm cho trẻ uống.

Những cách trên chỉ phù hợp với tình trạng viêm VA ở trẻ 2 tuổi giai đoạn nhẹ. Nếu tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng, kèm theo nguy cơ biến chứng cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám chữa bởi bác sĩ.

Mẹo dân gian chữa viêm VA cho trẻ nhỏ
Mẹo dân gian chữa viêm VA cho trẻ nhỏ

Dùng thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ

Đây là phương pháp được cha mẹ ưa chuộng nhờ khả năng kiểm soát các triệu chứng bệnh nhanh. Rất nhiều loại thuốc được dùng như:

  • Thuốc kháng sinh: Penicilin, Amoxycillin…
  • Thuốc hạ sốt: Paracetamol, acetaminophen…
  • Thuốc kháng viêm: prednisolon, dexamethason, hay nhóm corticoid…
  • Thuốc trị ho: Acetylcystein, Methylcystein, Bromhexin,
  • Các loại thuốc nhỏ mũi, long đờm…

Tùy cân nặng, tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp với từng trẻ, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc tại các hiệu, đại lý gần nhà để tránh rủi ro xảy ra.

Nạo viêm VA

Đây là phương pháp an toàn, phục hồi nhanh và không gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác cho trẻ. Vì vậy, khi dùng thuốc không đáp ứng trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện phương pháp phẫu thuật này.

Khi nào nên nạo VA cho trẻ?

  • Bệnh tái phát trên 4 lần/năm
  • Biến chứng sang tai, họng, viêm phế quản, viêm xoang…
  • VA phình to ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, khó nuốt, khó nói

Thông qua một số máy móc, kỹ thuật bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ VA. Sau 1 – 3 ngày có thể phục hồi trẻ có thể đến lớp đi học bình thường. Tuy nhiên cha mẹ cần chăm sóc cho trẻ sau nạo VA cẩn thận để tránh biến chứng, nhiễm trùng sau khi phẫu thuật.

Cách chữa viêm VA ở trẻ bằng thuốc đông y

Bên cạnh những phương pháp trên sử dụng thuốc đông y đặc biệt là nam dược để chữa viêm VA cũng được nhiều cha mẹ lựa chọn. Bởi các bài thuốc nam của người Việt thường lành tính, phù hợp với cơ địa của trẻ, hạn chế tối đa việc tẩm ướp dùng chất bảo quản như thuốc bắc. Trong các bài thuốc nam thường chứa những thành phần quen thuộc như bạc hà, cam thảo,thục địa, ngưu tất, hoàng bá, bồ công anh, kim ngân hoa, hạ khô thảo…

Sau bắt mạch thăm khám, lương y sẽ gia giảm tỉ lệ phù hợp để trẻ sử dụng. Thuốc đông y hiệu quả lâu dài, triệt để nhưng tác dụng chậm do đó cha mẹ cần kiên trì khi chữa trị cho con em.

Tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường hiện nay bên cạnh thuốc sắc uống, đơn vị còn hỗ trợ sắc sẵn dạng cao, thuốc viên, bình xịt, mang lại hiệu quả điều trị toàn diện cho trẻ. Thuốc có khả năng thẩm thấu nhanh, không gây nôn trớ, an toàn, không tác dụng phụ. Trẻ gặp các bệnh về tai mũi họng như viêm VA đều có thể được giải quyết. Bài thuốc đã được lưu truyền 150 năm và được cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Do đó các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm, tin tưởng lựa chọn nhà thuốc  nam gia truyền Đỗ Minh Đường.

Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa viêm VA cho trẻ?

Để con phát triển, thoải mái vui chơi cha mẹ nên chủ động tìm hiểu, phòng ngừa cho con bằng các cách:

Cha mẹ nên rèn luyện cho con thói quen vệ sinh răng miệng để phòng bệnh
Cách bảo vệ sức khỏe cho con trước bệnh viêm VA
  • Hướng dẫn, vệ sinh răng miệng cho con mỗi ngày 2 lần vào sáng, tối. Nên cho con rửa mũi, súc miệng bằng nước muối loãng.
  • Cho trẻ mặc đủ ấm vào mùa đông đặc biệt là vùng cổ, mũi họng, chân tay.
  • Vệ sinh nhà ở sạch sẽ, khô ráo, sử dụng máy tạo ẩm, máy lọc khí.
  • Hạn chế tối đa cho trẻ hít phải khói thuốc lá, bụi bẩn.
  • Vệ sinh đồ chơi của trẻ sạch sẽ, không cho trẻ ngậm đồ vật, cắn móng tay, la hét hay dùng tay ngoáy mũi…
  • Cho con thăm khám sức khỏe ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường như sốt, chảy nước mũi, ho, con quấy khóc, khó chịu… Để kịp thời chẩn đoán, điều trị dứt điểm.

Bệnh viêm VA ở trẻ cần được theo dõi, điều trị càng sớm càng tốt. Bởi các triệu chứng bệnh diễn tiến nhanh dễ gây biến chứng. Cha mẹ hãy sớm đưa con đi khám tại cơ sở y tế uy tín đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn bệnh tái phát.

ĐỪNG BỎ LỠ:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo