Viêm va có lây không? Cách phòng tránh và điều trị hiệu quả
Viêm VA là một căn bệnh về mũi họng thường xảy ra ở trẻ em. Câu hỏi thường được đặt ra là viêm VA có lây không? Có nguy hiểm không? Cách phòng tránh và điều trị viêm VA thế nào? Mời các bạn tìm hiểu thêm về căn bệnh V.A qua bài viết dưới đây.
Viêm VA có lây không?
Bệnh viêm VA còn được gọi là VA phì đại hay sùi vòm họng là hiện tượng VA bị sưng to do nhiễm trùng hoặc nhiễm virus. Viêm VA thường xảy ra ở trẻ em từ 6 tháng đến 4 tuổi. Bệnh thường đi kèm các triệu chứng trẻ sốt cao, chảy mũi, ho, ngạt mũi, biến ăn, nôn trớ và tiêu chảy. Bệnh viêm VA tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không chữa trị có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm.
Nhiều người thường thắc mắc rằng viêm VA có lây không bởi những bệnh lý về hô hấp thường có nguy cơ lây lan từ người sang người rất cao. Điều đáng mừng, mặc dù viêm VA là căn bệnh xuất phát từ việc virus và vi khuẩn tấn công cơ thể, nhưng bệnh lý này lại hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm từ người sang người.
Tuy không lây lan nhưng bệnh viêm VA lại có tính tái phát và di truyền giữa các thành viên trong gia đình có cùng huyết thống. Một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng hơn 60% bệnh nhân mắc bệnh viêm VA là do một loại gen trội gây nên. Loại gen này làm cho bệnh viêm VA tái phát nhiều lần và trở thành một căn bệnh mãn tính.
Cách phòng tránh viêm VA
Bệnh viêm VA tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho bệnh nhân như cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn và thậm chí gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Để phòng tránh căn bệnh này, bạn hãy chú ý vào những điều sau:
- GIữ gìn vệ sinh môi trường xung khu vực sinh sống để hạn chế vi khuẩn và các chất độc hại trong không khí.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng, thường xuyên súc miệng bằng muối loãng để khử trùng làm sạch khoang miệng, tránh sự xâm nhập và cư ngụ của vi khuẩn và virus.
- Thường xuyên bổ sung vitamin C để nâng cao đề kháng chống lại virus và vi khuẩn.
- Bảo vệ bản thân trước những biến đổi của thời tiết như giữ ấm cơ thể hay bịt khẩu trang khi đi trong trời lạnh, gió.
- Khi có bất kỳ biểu hiện nào về mũi họng cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Cách điều trị viêm VA
Có 3 cách để điều trị viêm VA là: điều trị bằng mẹo dân gian, Tây Y và Đông Y. Mỗi phương pháp điều trị đều có những điểm tốt và hạn chế riêng. Dưới đây là những bài thuốc điều trị cho từng phương pháp.
Chữa viêm VA bằng mẹo dân gian
Từ cổ chí kim, những bài thuốc dân gian được truyền miệng nhau để chữa bá bệnh hầu như rất hiệu quả. Bệnh viêm VA cũng không ngoại lệ. Với những nguyên liệu đơn giản, gần gũi, dễ tìm và rẻ tiền như nghệ, gừng, trà xanh, bệnh viêm VA cũng có thể được chữa lành nếu các bạn thực hiện một trong những bài thuốc dưới đây.
- Bài thuốc từ nghệ: Chuẩn bị tinh bột nghệ, mật ong. Trộn tinh bột nghệ với mật ong theo tỉ lệ 1:1 sau đó vê thành từng viên nhỏ rồi bảo quản trong hũ. Mỗi ngày, hãy ngậm 1 viên nghệ và mật ong trong miệng để tan ra từ từ.
- Bài thuốc từ trà xanh: Chuẩn bị lá Trà xanh, cam thảo và nước. Cho trà xanh và cam thảo vào một bình lớn. Đổ 100ml nước đang sôi sao cho ngập trà và cam thảo đến khi nước có mùi thơm là được. Uống từ 5-10ml mỗi lần, ngày uống 4 lần.
- Bài thuốc từ gừng tươi: Chuẩn bị gừng tươi và mật ong. Gừng cạo vỏ, rửa sạch, đem xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt. Hòa với mật ong rồi đem đun trên lửa nhỏ đến khi đặc sánh lại là được. Mỗi ngày, uống cao gừng mật ong hòa với 1 ly nước sôi nguội, uống từ 2-3 lần.
Chữa trị viêm VA bằng Tây Y
Chữa trị viêm VA bằng Tây Y được nhiều người lựa chọn vì tính khẩn thiết, được sự tư vấn của đội ngũ có chuyên môn, chữa trị bệnh dứt điểm và nhanh chóng. Mặc dù vậy, thuốc tây thường mang những tác dụng phụ không đáng có nên đây cũng là một điều đáng lưu tâm. Một số cách thức chữa bệnh bằng Tây Y là:
- Thuốc điều trị nguyên nhân: Đây là nhóm thuốc kháng sinh nhằm điều trị những nguyên nhân gây ra viêm VA như: Erythromycin, penicillin, cephalosporin, hoặc amoxicillin,…
- Thuốc điều trị triệu chứng: Bao gồm một số loại thuốc như thuốc hạ sốt, giảm ho, long đờm, thuốc nhỏ mũi có tính sát trùng nhẹ, thuốc tăng cường hệ miễn dịch,…
- Nạo VA: Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, dẫn đến việc tái phát thường xuyên sẽ gây ra tình trạng viêm VA mãn tính. Khi bệnh nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân nên nạo VA.
Điều trị bằng Đông Y
Đông Y là phương pháp điều trị có tính an toàn và hiệu quả cao, do cơ chế điều trị bệnh từ gốc tới ngọn. Vì vậy nhiều người bệnh hiện nay có xu hướng lựa chọn chữa bệnh bằng thảo dược. Một số bài thuốc thường được dùng là:
- Bài thuốc 1: Xuyên khung, Bạc hà, Hoàng liên, Khương hoạt, Phòng phong,Hoàng cầm, Cam thảo.
- Bài thuốc 2: Sơn thù, Sinh địa, Hoài sơn, Đan bì, Trạch tả, Huyền sâm, Phục linh, Xạ can, Tri mẫu, Thiên hoa phấn, Địa cốt bì, Ngưu tất.
- Bài thuốc 3: Mạch môn, Sa sâm, Xạ can, Cát cánh, Thăng ma, Huyền sâm, Tang bạch bì, Ngưu tất.
Những lưu ý khi bị bệnh viêm VA
Trong quá trình điều trị viêm VA, ngoài việc uống thuốc điều trị, bệnh nhân cũng cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng để đẩy nhanh quá trình hồi phục:
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh để bổ sung các loại vitamin A,C,E có tác dụng giảm tình trạng khó thở.
- Tiêu thụ các sản phẩm từ sữa (ít chất béo) để bổ sung vitamin D, protein và canxi. Đặc biệt sữa chua còn bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
- Uống nhiều nước để giảm tình trạng khô họng và bù đắp nước trong quá trình chữa bệnh.
- Hạn chế những thức ăn quá mặn sẽ gây nên tình trạng tích nước làm gia tăng dịch nhầy, ảnh hưởng xấu đến tình trạng viêm phế quản.
- Kiêng các đồ ăn cay vì những đồ ăn này sẽ kích thích niêm mạc phế quản gây ho.
- Không ăn những hoa quả chua chát. Những loại hoa quả này sẽ ngăn cản quá trình long đờm.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến bệnh viêm VA. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn việc viêm VA có lây không thì giờ đây chắc chắn bạn đã có một câu trả lời thỏa đáng. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh VA.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!