Viêm VA: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị hiệu quả

Các bệnh về đường hô hấp ngày càng tăng cao ở nước ta do khí hậu thay đổi, môi trường ô nhiễm. Trong đó viêm VA có diễn biến phức tạp, nếu không sớm nắm được thông tin, cách nhận biết bệnh dễ nhầm lẫn sang các bệnh viêm mũi, viêm họng thông thường dẫn chủ quan, sai lầm trong điều trị.

Viêm VA là gì? Phân loại bệnh

VA là tổ chức lympho thuộc vòng bạch huyết Waldayer của con người có từ lúc sinh ra. Vị trí nằm ngay dưới vòm họng và sau mũi, bao gồm nhiều tế bào bạch cầu kích thước từ 4 – 5mm, có diện tiếp xúc rộng. Cơ quan này thực hiện chức năng nhận diện vi khuẩn, vô hiệu hóa và tiêu diệt trước khi vi khuẩn có cơ hội tấn công sâu vào cơ thể. VA hình thành và phát triển mạnh nhất ở trẻ từ 1 – 2 tuổi, sau 3 tuổi chức năng miễn nhiễm giảm dần, theo thời gian VA nhỏ lại, teo hết khi đến tuổi dậy thì. Chính vì vậy viêm VA thường chỉ gặp phải ở trẻ em.

Viêm VA là bệnh gì? Do đảm nhiệm chức năng tiêu diệt vi khuẩn nên nhiều khi có thể bị viêm nhiễm. VA sẽ bị sưng to, làm hẹp cửa mũi sau ảnh hưởng xấu đến khả năng hô hấp của cơ thể cũng như sức khỏe.

VA bị viêm nhiễm gây ra các triệu chứng tại mũi họng và toàn thân
VA bị viêm nhiễm gây ra các triệu chứng tại mũi họng và toàn thân

Theo thống kê, viêm VA chiếm tỷ lệ 20 – 30% bệnh về nhiễm khuẩn đường hô hấp cao hơn so với viêm amidan. Bệnh được chia 2 dạng:

Viêm VA cấp tính: Là hiện tượng viêm trong thời gian ngắn có xuất tiết hoặc mủ.

Viêm VA mạn tính: Là hiện tượng viêm nhiễm kéo dài hình thành sau khi viêm cấp tính tái phát nhiều lần.

Viêm VA quá phát: Tình trạng phì đại VA được chia thành các cấp độ dựa trên tình trạng sưng, che cửa mũi bao gồm:

  • Viêm VA độ 1: Khả năng che lấp < 25%
  • Viêm VA độ 2: Khả năng che lấp < 50%
  • Viêm VA độ 3: Khả năng che lấp < 75%
  • Viêm VA cấp độ 4: Khả năng che lấp > 75%

Nếu không sớm phát hiện bệnh và chữa trị sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hô hấp của cơ thể đặc biệt là sự phát triển của trẻ.

Nhận biết triệu chứng viêm VA

Khi VA bị sưng, tùy theo từng mức độ mà các biểu hiện của bệnh là khác nhau.

Dấu hiệu cấp tính

  • Sốt cao: Tình trạng sốt cao đột ngột từ 38 – 39 C thậm chí cao hơn kèm tình trạng co giật, đau tai…
  • Ngạt mũi: Mũi bị tắc nghẹt, thở khò khè, nhịp thở không đều, phải thở bằng miệng, nói giọng mũi kín
  • Dịch nhầy trong mũi: Nước mũi thường có màu đục, xanh chảy ra hoặc đặc kín trong mũi.
  • Họng bị viêm sưng: Niêm mạc họng sưng đỏ, có lớp đờm nhầy trắng phủ trên thành sau họng.

Triệu chứng mãn tính

  • Thường bị sốt vặt
  • Bị ngạt mũi thường xuyên phải há miệng để thở, mức độ ngày càng tăng.
  • Dịch ngầy mũi tiết nhiều, luôn trong tình trạng thò lò mũi.
  • Ho khan, ho có đờm
  • Khả năng nghe kém, đãng trí
  • Người gầy xanh, biếng ăn, ngủ không yên giấc, phát triển chậm hơn so với lứa tuổi.

Nguyên nhân gây viêm VA

Theo các chuyên gia có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm VA ở trẻ nhỏ, điển hình như:

  • Do vi khuẩn, virus: Trong mũi họng luôn tồn tại sẵn vi khuẩn khi có điều kiện thuận lợi chúng sẽ gây bệnh. Ngoài ra sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn bên ngoài qua mũi vào VA cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Ô nhiễm môi trường: Khói thuốc lá, khí thải công nghiệp, mạt bụi… đều là những tác nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp cũng như khiến bệnh thêm nặng nề hơn.
  • Thay đổi thời tiết: Thời điểm giao mùa, mùa đông cơ thể kém thích nghi dẫn đến phản ứng, gây viêm tại vùng tai mũi họng, viêm sưng VA là một trong những bệnh thường gặp.
  • Thói quen ăn uống: Thường xuyên ăn đồ lạnh, uống đồ lạnh gây ra sự thay đổi đột ngột tại vùng họng gây bệnh
  • Do mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên: Cúm, ho gà, sởi, viêm amidan, viêm xoang…  cũng là nguy cơ gây bệnh được xác định.
Nguyên nhân khiến VA bị sưng viêm
Nguyên nhân khiến VA bị sưng viêm

Viêm VA có nguy hiểm không? Chẩn đoán bệnh bằng cách nào?

Những triệu chứng của bệnh có thể chuyển biến nặng, viêm nhiễm lan rộng gây ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan khác.

  • Viêm nhiễm đường hô hấp: Dịch mủ chảy xuống họng dẫn đến viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi
  • Viêm mũi xoang: Khi mủ tấn công vào các hốc mũi, dịch nhầy đọng lại khiến niêm mạc phù nề lâu dần gây xoang.
  • Viêm tai: viêm tai giữa cấp, tắc vòi nhĩ, ù tai, đau tai, khả năng nghe kém.
  • Rối loại tiêu hóa: Khi nuốt dịch mủ từ VA chảy xuống gây ra phản ứng tại đường ruột do đó dễ bị đau bụng, đi ngoài phân lỏng.
  • Biến dạng khuôn mặt: Bởi các triệu chứng bệnh kéo dài, trẻ thường phải há miệng để thở khiến cấu trúc từ xương hàm dưới đẩy ra, lưỡi tụt lại, đến cả khuôn mặt có thể bị biến dạng.
  • Ngoài ra, còn có các biến chứng như viêm hạch gây áp-xe, viêm ổ mắt, viêm cầu thận cấp, viêm khớp cấp…

Có thể thấy tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại tác động lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường ở trẻ.

Để tránh biến chứng của bệnh ngay khi nhận thấy các dấu hiệu viêm VA kể trên, mọi người cần tìm gặp bác sĩ và chẩn đoán chính xác, kịp thời.

Các biện pháp được bác sĩ chỉ định gồm:

  • Dựa trên các triệu chứng lâm sàng, độ tuổi của trẻ
  • Xét nghiệm dịch đờm kiểm tra vi khuẩn, virus gây bệnh
  • Xét nghiệm máu kiểm tra sự nhiễm trùng
  • Xác định kích thước của VA bằng cách: Dùng gương đặc biệt để quan sát; nội soi bằng ống có gắn camera và đèn; chụp Xquang vùng đầu cổ.

Các cách điều trị viêm VA phổ biến hiện nay

Căn cứ vào tình trạng viêm nhiễm, cấp độ bệnh mà mọi người có thể linh hoạt lựa chọn các phương pháp chữa trị cho phù hợp.

Chữa viêm VA tại nhà

Với trường hợp VA bị viêm nhiễm nhẹ bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà bằng các mẹo đơn giản sau đây:

  • Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý

Với độ lành tính cao, không hóa chất độc lại, khả năng kháng viêm, sát khuẩn, loại bỏ nhầy, dịch đờm cho cả mũi và họng, sử dụng nước muối sinh lý trở thành sự lựa chọn của nhiều người, đặc biệt với trẻ nhỏ.

Với trẻ sơ sinh: Người thực hiện cần rửa tay sạch, dùng lọ nước muối nhỏ mua tại hiệu thuốc. Giữ trẻ nằm yên rồi nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi mũi. Sau khoảng 2 phút dùng tăm bông để thấm sạch dịch trong mũi hoặc bế bé dậy, nâng đầu cao rồi lấy khăn lau sạch mũi cho bé.

Với trẻ lớn hơn: Bạn có thể bơm nước muối sinh lý vào ống xi lanh hoặc vòi rửa mũi chuyên dụng cho trẻ. Hướng đầu trẻ nghiêng 45 độ về bên trái, miệng há sau đó bơm từ từ nước muối vào khoang mũi phải để nước chảy sang mũi trái ra ngoài. Thực hiện tương tự với bên còn lại. Sau khi rửa nhắc bé xì nhẹ để dịch mũi được loại bỏ đồng thời cho bé xúc miệng với nước muối hàng ngày để sớm cải thiện bệnh.

  • Hút dịch đờm

Đây là phương pháp được khuyến khích để loại bỏ dịch đờm giúp đường thở thông thoáng hơn. Mọi người có thể mua dụng cụ hút đờm, dịch tại cơ sở bán dụng cụ y tế uy tín dạng quả bóp cao su.

Chữa viêm VA cho trẻ sơ sinh
Chữa viêm VA cho trẻ sơ sinh

Thực hiện: giữ trẻ nằm yên sau đó bóp nhẹ quả cao su rồi đưa đầu nhỏ vào mũi từ từ thả tay để quả bóng hút dịch nhầy vào trong. Áp dụng cho cả 2 bên mũi. Tiếp đến bạn dùng nước muối sinh lý để rửa lại mũi và lấy khăn giấy lau sạch.

Đối với cách này mọi người cần vệ sinh tay, dụng cụ hút sạch sẽ. Trường hợp hút dịch đờm sau 3 ngày không đỡ nên tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ.

  • Hỗ trợ điều trị qua chế độ dinh dưỡng hợp lý

Viêm VA nên ăn gì, kiêng gì cũng góp phần cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả tại nhà. Bởi trong nhiều loại thực phẩm có chứa các chất chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên, tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh.

Tăng cường các loại rau, quả giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, A

Bổ sung gừng, nghệ, tỏi, hành vào các món ăn với lượng hợp lý giúp giảm viêm sưng hiệu quả.

Nên ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn, giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

Uống nhiều nước ấm để làm loãng dịch nhầy, đờm.

Đồng thời hạn chế các đồ ăn cay nóng, đồ chiên xào, nước lạnh, kem, đá…

Dùng thuốc tây y

Phương pháp điều trị nội khoa này được chỉ định trong các đợt cấp tính, tái nhiễm bệnh do vi khuẩn, virus bằng các loại thuốc toàn thân hoặc tại chỗ bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Dùng các loại Amoxycillin, Erythromycin hoặc Penicilin theo chỉ định không quá 7 ngày.
  • Thuốc kháng viêm: Dùng trong trường hợp bị viêm nhiễm nặng, với trẻ nhỏ nên dùng theo chỉ định của bác sĩ
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Trường hợp sốt cao kèm đau nhức người, họng bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau hạ sốt như paracetamol, ibuprofen… với trẻ nhỏ nên dùng dạng gói hay siro theo đúng liều lượng.
  • Thuốc giảm ho: Các loại thuốc có chứa menthol,  bupivacain, lidocain… thường được chỉ định. Thuốc ở dạng viên uống, gói bột hay siro.
  • Thuốc tiêu đờm: Giúp tăng sự tiết dịch, làm loãng và loại bỏ khỏi cơ thể với các loại thuốc thông dụng như acetylcystein, bromhexin, rhinathiol…
  • Thuốc nhỏ mũi: Giúp kiểm soát tiết dịch, thông thoáng đường thở, giảm tắc nghẹt mũi như Iliadin, Otriven…

Phẫu thuật nạo VA

Khi qua đợt cấp tính, VA quá lớn khiến việc hô hấp khó khăn, gặp các biến chứng hay trường hợp viêm VA tồn dư ở người lớn, bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt VA. Các bước thực hiện:

  • Trước khi nạo VA bác sĩ sẽ yêu cầu không ăn uống trước đó, chỉ được uống nước lọc khoảng 2 tiếng trước khi phẫu thuật.
  • Thực hiệu xét nghiệm, chụp chiếu xem người bệnh có đủ yêu cầu để thực hiện phẫu thuật hay không
  • Bác sĩ sẽ tiến hành gây mê hoặc gây tê tại chỗ
  • Tiếp đến là thực hiện mở miệng đưa dụng cụ nạo vào loại bỏ tổ chức VA mà không làm tổn thương mũi họng.
  • Dùng kẹp bông có tẩm oxy già để cầm máu từ 1 – 2 phút.
  • Theo dõi sau 1 giờ đầu, khoảng 2 tiếng sau phẫu thuật người bệnh mới được ăn.

Người bệnh sau nạo VA có thể phục hồi, hoạt động bình thường sau 1 – 3 ngày. Sau nạo cần chăm sóc kỹ, uống thuốc theo chỉ định để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Người bệnh nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ khi quyết định nạo VA
Người bệnh nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ khi quyết định nạo VA

Thuốc đông y

Dùng thuốc đông y được chuyên gia đánh giá cao nhờ sự lành tính, không gây đau đớn, không tác dụng phụ, dùng được cả cho trẻ. Sau đây là một số bài thuốc đang được ưa chuộng:

  • Bài thuốc 1: Hoàng bá, tân di hương, hương bạch chỉ, tô bạc hà… đem sắc cùng 500ml sao cho còn 300ml nước chắt ra bát. Tiếp tục thêm 500ml vào sắc còn 200ml. Trộn 2 bát thuốc vào với nhau rồi chia thành 2 lần uống/ngày.
  • Bài thuốc 2: Thục địa, ngưu tất, hoài sơn, cao nam long, bạch phục linh, đơn bì, ngũ vị… Cho tất cả vào ấm sắc cùng 600ml sắc còn 1/2 nước chắt ra. Thêm 400ml nước tiếp tục sắc còn 1/2 nước. Trộn 2 lần nước với nhau rồi chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Thục địa, mạch môn, ngũ vị, hoài sơn, bách phục linh, sơn thù tương tự sắc làm 2 lần sau cho trộn nước thu được rồi chia làm 2 lần uống.

Tuy nhiên để tránh dược liệu bẩn, kém chất lượng mọi người nên tìm cơ sở uy tín, bài thuốc có nguồn gốc rõ ràng đã được kiểm chứng. Tại Đỗ Minh Đường với lịch sử tồn tại 150 năm, nhà thuốc đã giúp điều trị thành công các bệnh về tai mũi họng cho hàng ngàn người bệnh bao gồm cả trẻ em, người có sức đề kháng kém.

Bài thuốc là sự kết hợp của hơn 40 loại thảo dược theo tỷ lệ vàng có thể kể đến như: bồ công anh, kim ngân hoa, sài đất, sinh địa, hạ khô thảo, lá chanh, bạc hà, bách bộ… Thuốc được gia giảm cho phù hợp với cơ địa mỗi người. Để có phác đồ phù hợp sớm điều trị dứt điểm căn bệnh này mọi người hãy liên hệ trực tiếp với đơn vị để được tư vấn, thăm khám, dùng thuốc đúng cách.

Phòng ngừa viêm VA bằng cách nào?

VA bị viêm sẽ kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe vì vậy mọi người nên chủ động tìm cách phòng ngừa cho chính bản thân mình đặc biệt là trẻ nhỏ.

  • Trước hết, tạo môi trường sống sạch, thoáng.
  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên để tránh vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Tránh đến những nơi đông người, nơi có nguồn lây nhiễm bệnh cao nhất là khi trẻ có sức đề kháng yếu.
  • Đeo khẩu trang, giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng đầu, họng vô cùng quan trọng.
  • Uống nhiều nước, sữa và đa dạng thực phẩm nhằm bổ sung đủ dưỡng chất tăng cường hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
  • Ngay khi thấy tình trạng sổ mũi, ho, hắt hơi liên tục nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, hỗ trợ từ chuyên gia.

Viêm VA bệnh học là bệnh lý thường gặp, dễ tái phát và có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Do đó việc chủ động trang bị kiến thức về bệnh, tiến hành phòng ngừa từ sớm sẽ giúp bạn và con trẻ có sức khỏe ổn định, không bị bệnh làm phiền.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo