Viêm mũi xuất tiết ở trẻ em: Nguyên nhân và cách chữa trị giúp bé hết bệnh
Viêm mũi xuất tiết ở trẻ là căn bệnh phổ biến dễ gặp sau khi bé bị cảm, viêm VA… Vậy làm sao cha mẹ có thể nhận biết bệnh và có hướng điều trị phù hợp, kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Viêm mũi xuất tiết ở trẻ là gì?
Thời tiết thay đổi thất thường, môi trường, đô thị hóa… khiến tỷ lệ người bị các bệnh về đường hô hấp trên ở nước ta ngày càng tăng cao đặc biệt là trẻ em. Rất nhiều trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng bị viêm mũi xuất tiết (viêm mũi xung huyết) diễn biến nghiêm trọng gây biến chứng.
Vậy viêm mũi xuất tiết ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là gì? Đây là căn bệnh về đường hô hấp trên, thường gặp trong mùa đông, thời điểm giao giữa các mùa, sau đợt cảm cúm, viêm VA… Khi đó mũi tăng xuất tiết, dịch nhầy chảy nhiều, liên tục khiến trẻ bị thò lò mũi, sụt sịt, thở khò khè… Tình trạng viêm mũi có thể tự hết sau 5 – 7 ngày nhưng cũng có thể tiến triển nặng nề hơn do đó cha mẹ không nên chủ quan, sớm nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh từ đó đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả.
Dấu hiệu bé bị viêm mũi xuất tiết
Viêm mũi xuất tiết ở trẻ em cũng như người lớn, các biểu hiện xuất tiết thường kéo dài 5 – 7 ngày. Dưới đây là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh, cha mẹ cần kịp thời nhận biết:
- Ngạt mũi: Một hoặc cả 2 bên mũi của trẻ bị ngạt khiến con phải thở bằng miệng, khò khè khi thở đặc biệt là vào ban đêm, khi trẻ ngủ có thể nghe thấy tiếng rít.
- Chảy dịch mũi: Nước mũi có thể chảy liên tục ra ngoài hoặc chảy cả xuống họng khiến trẻ khó chịu kèm ho. Sau một thời gian dịch sẽ chuyển từ trong suốt sang đục hoặc xanh, vàng.
- Sưng niêm mạc mũi: Tại niêm mạc mũi có dấu hiệu sưng đỏ do viêm nhiễm gây ra.
- Các biểu hiện khác kèm theo như sốt, ho, trẻ quấy khóc, biếng ăn, mệt mỏi…
Tương tự các triệu chứng cảm, viêm mũi thông thường, khi mắc bệnh trẻ thường bị chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó chịu… khiến cha mẹ gặp khó khăn trong việc phân biệt bệnh Do đó để biết chính xác, hãy đưa con đi khám ngay khi thấy tình trạng này.
Nguyên nhân gây viêm mũi xuất tiết ở trẻ em
Tại sao trẻ dễ bị viêm mũi xuất tiết là thắc mắc của các bậc cha mẹ. Thậm chí có những người chỉ cho con ở trong phòng nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Theo các chuyên gia Tai Mũi Họng, do sức đề kháng của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị tác động, kích ứng với yếu tố bên ngoài. Trong khi mũi làm nhiệm vụ học không khi, oxy vào cơ thể do đó dễ bị viêm nhiễm. Ngoài ra còn do những yếu tố sau:
- Trẻ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh: Bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa, lông động vật…
- Vi khuẩn, virus: Trong không khí đặc biệt là các khu vực ẩm ướt trong nhà, ngoài sân vườn hay đồ chơi của trẻ nếu không được vệ sinh thường xuyên dễ bị vi khuẩn, nấm mốc, virus gây bệnh trẻ tiếp xúc phải phát sinh bệnh.
- Môi trường ô nhiễm: Khi môi trường xung quanh trẻ bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất độc hại cũng khiến niêm mạc mũi trẻ bị kích ứng.
- Thời tiết: Giai đoạn chuyển đổi giữa các mùa, mùa đông, mùa xuân nhà những thời điểm trẻ dễ bị viêm mũi xuất tiết do cơ thể chưa kịp thời thích ứng.
Viêm mũi xuất tiết ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách chẩn đoán bệnh
Về bản chất viêm mũi xuất tiết không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho người bệnh ở những giai đoạn đầu và khi đã được xử lý kịp thời. Tuy nhiên nếu kéo dài, bệnh tái phát lại nhiều lần có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ:
- Trẻ bị viêm mũi quá phát, viêm xoang, polyp mũi
- Viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản
- Viêm tai giữa, giảm thính giác
- Viêm mí mắt, ổ mắt hay suy giảm thị lực…
* Chẩn đoán cho trẻ bị viêm mũi xuất tiết
Việc chẩn đoán bệnh viêm mũi này sẽ được bác sĩ, lương y xác định sau khi thăm khám thông qua các cách:
- Hỏi về các triệu chứng lâm sàng trẻ gặp phải
- Thăm khám bằng que dò tại mũi
- Nội soi mũi , chụp chiếu xquang để thấy những tổn thương tại niêm mạc
- Xét nghiệm dịch mũi để phát hiện nguyên nhân có phải do virus, vi khuẩn hay dị ứng với tác nhân nào…
Cách chữa viêm mũi xuất tiết ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm mũi xuất tiết? Dưới đây là gợi ý các cách trị bệnh tại nhà và tại các cơ sở y tế theo chỉ định của bác sĩ.
Rửa mũi thường xuyên
Cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý mua tại hiệu thuốc gần nhà để vệ sinh sạch các hốc mũi cho con. Nước muối vừa giúp làm loãng, loại bỏ dịch nhầy, vừa an toàn cho trẻ. Với trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể nhỏ 1 – 2 giọt nước muối vào mỗi mũi sau đó dùng tăm bông để loại bỏ số dịch này.
Tăng cường sức đề kháng cho con
Đây cũng là mẹo giúp hỗ trợ điều trị viêm mũi xuất tiết cho trẻ nhỏ rất tốt bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, chất có tính kháng viêm, diệt khuẩn tốt như: rau củ giàu vitamin C; món ăn giàu omega 3; thực phẩm có tính ấm như tỏi, gừng; sữa chua hay cho trẻ ăn cháo, súp đồ mềm dễ nuốt và dễ hấp thu. Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc bổ giúp sức đề kháng của trẻ được tăng cường.
Dùng thuốc tân dược chữa bệnh
Với trẻ nhỏ khi dùng thuốc tây y phải cẩn trọng hơn so với người lớn bởi các cơ quan trong cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện hết, dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây tổn thương các cơ quan như dạ dày, gan, thận… Thuốc được dùng theo liều/ cân nặng, độ tuổi của trẻ.
- Thuốc giảm xuất tiết: Thường là nhóm kháng histamin giúp ức chế tác nhân gây kích ứng, dị ứng mũi từ đó giảm tiết dịch.
- Thuốc làm khô niêm mạc mũi: Thường dùng Argyrol nhóm muối bạc giúp làm se niêm mạc mũi đồng thời giảm sưng, chống viêm hiệu quả.
- Thuốc corticoid: Chỉ định trong trường hợp trẻ bị viêm mũi nặng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho trẻ Collydexa, polydexa… dạng thuốc nhỏ mũi để kiểm soát bệnh.
* Khuyến cáo: Với thuốc tây y, cha mẹ Việt thường tự ý mua thuốc về điều trị cho con. Đây chính là sai lầm khiến bệnh càng thêm trầm trọng và trẻ dễ bị nhờn thuốc, gặp tác dụng phụ. Tốt nhất hãy đưa bé đến cơ sở chuyên khoa, dùng thuốc theo đơn của bác sĩ để đảm bảo, tránh rủi ro thấp nhất.
Thuốc nam chữa viêm mũi xuất tiết ở trẻ em
Một phương pháp khác đang được nhiều cha mẹ tích cực lựa chọn để điều trị cho con mình đó là dùng thuốc nam. So với 2 phương pháp trên, hiệu quả và tính an toàn của loại thuốc này được đánh giá cao hơn cả. Trước hết là về cơ chế điều trị thuốc giúp cân bằng lại âm dương, tăng cường chính khí, đẩy lùi tà khí đồng thời giúp phục hồi niêm mạc, tạng phủ trong cơ thể.
Các bài thuốc nam được kết hợp nhiều vị thuốc quen thuộc đến quý hiếm như cây nhọ nồi, cây hoa ngũ sắc, bạc hà, hạ khô thảo, kim ngân cành, bách bộ… được điều chỉnh về liều lượng an toàn với thể chất của trẻ.
Bài thuốc nam gia truyền của Đỗ Minh Đường được nhiều cha mẹ yên tâm sử dụng. Hiệu quả và độ an toàn của thuốc được chứng minh bởi hàng ngàn người bệnh gặp vấn đề về mũi họng, trong đó có cả trẻ nhỏ.
Ngoài bài thuốc sắc uống, nhà thuốc còn cải tiến bài thuốc chữa viêm mũi ở 3 chế phẩm là thuốc viên, cao, thuốc xịt mang lại hiệu quả cả trong và ngoài. Với quy trình bào chế khép kín thành phần thảo dược tự nhiên tươi, giúp thuốc có mùi thơm dịu, vị không quá đắng, trẻ dễ uống, không bị nôn trớ, không tác dụng phụ.
Cha mẹ nên làm gì để phòng ngừa viêm mũi xuất tiết ở trẻ em?
Những việc làm dưới đây sẽ giúp cha mẹ hạn chế tối đa bệnh viêm mũi xuất tiết cho con em mình. Hãy cùng tham khảo và ứng dụng trong chăm sóc trẻ hàng ngày:
- Chú ý vệ sinh răng miệng, mũi họng hàng ngày cho trẻ.
- Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang khi ra đường.
- Hạn chế cho con ra ngoài khi trời lạnh, đặc biệt là sáng và tối nên giữ ấm cơ thể.
- Không cho con tiếp xúc với các dị nguyên dễ gây kích ứng như hóa chất, lông động vật, nước hoa…
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, dặn con không nên ngậm những đồ vật này.
- Sử dụng máy lọc không khí, máy tạo hơi ẩm trong nhà, hạn chế điều hòa, máy lạnh.
- Xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học để giúp con đủ chất, tăng cường sức khỏe.
- Cho con tập luyện những môn thể thao nhẹ nhàng, giúp phát triển thể chất và phòng ngừa bệnh.
- Đưa con đi khám tai mũi họng ngay khi có vấn đề bất thường.
Viêm mũi xuất tiết ở trẻ không quá nguy hiểm nhưng cha mẹ cần lưu ý đưa con đi khám chữa kịp thời. Bên cạnh đó cần luôn chủ động các biện pháp phòng ngừa để giúp con không mắc các bệnh về tai mũi họng, tạo môi trường cho trẻ hoạt động, vui chơi.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!