Viêm mũi vận mạch: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Viêm mũi vận mạch ngày càng diễn ra phổ biến nhưng lại là cái tên xa lạ với nhiều người. Chính vì vậy, việc tìm hiểu khái niệm, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị là vô cùng cần thiết để mọi người có thể chủ động nhận biết, có hướng xử lý khi bệnh đến với bản thân.
Viêm mũi vận mạch là gì?
Viêm mũi vận mạch gây viêm ở phần màng trong mũi do phản ứng tại cơ quan giao cảm, hệ thần kinh tại niêm mạc mũi. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào từ trẻ em đến người già. Tuy nhiên đối tượng dễ mắc bệnh phần lớn là những người trên 20 tuổi, thường xuyên tiếp xúc bụi bẩn, sử dụng các chất kích thích, dùng thuốc điều trị những bệnh lý khác.
Theo các chuyên gia, tình trạng viêm mũi này là do căn nguyên vận hành mạch gây ra chứ không phải do dị ứng. Bệnh thường gặp nhưng lại ít người biết đến chính vì vậy khiến việc phát hiện, điều trị gặp nhiều khó khăn.
Nhận biết dấu hiệu viêm mũi vận mạch
Cũng giống như các bệnh lý viêm mũi khác, người bị viêm mũi vận mạch sẽ xuất hiện các biểu hiện như:
- Ngứa mũi, hắt hơi: Bởi bị kích ứng nên người bệnh có cảm giác ngứa mũi, hắt hơi liên tục
- Chảy nước mũi: Là biểu hiện mà bất cứ người bệnh nào cũng gặp phải. Ban đầu người bệnh sụt sịt một bên sau đó cả 2 bên khoang mũi điều tiết dịch.
- Nghẹt mũi: Người bệnh không thể thở bằng một bên mũi hoặc cả 2 bên do tắc nghẽn gây ra. Khi đó người bệnh phải thời bằng miệng, tuy nhiên tình trạng này chỉ tồn tại một thời gian. Nghẹt mũi có thể đi kèm ngứa mũi, chảy nước mũi hoặc diễn ra độc lập.
- Triệu chứng khác: Ho, sốt, mệt mỏi, khó tập trung…
Các dấu hiệu này thường diễn ra nặng hơn vào buổi sáng khi thức dậy hay khi bị yếu tố tâm lý tác động như khóc, buồn bực… Tùy vào tình trạng của mỗi người mà diễn tiến nặng nhẹ khác nhau.
Nguyên nhân gây viêm mũi vận mạch
Trước đây căn bệnh này thường được xem là viêm mũi dị ứng nhưng lại không tìm được căn nguyên do dị ứng gây ra vì vậy còn được gọi là viêm mũi vô căn. Cho đến thời điểm này, các chuyên gia vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân chính mà chỉ xác định được một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ gây viêm như:
- Yếu tố môi trường: Các dị nguyên tồn tại trong môi trường sống như khói thuốc lá, bụi đường, hóa chất, mũi lạ… đều có thể tạo ra sự kích thích tại mũi.
- Thời tiết: Nóng lạnh thất thường, mưa ẩm, giao mùa dễ khiến các bệnh về đường hô hấp gia tăng trong đó có viêm mũi vận mạch.
- Vi khuẩn, virus: Đây là tác nhân mà rất nhiều người gặp phải khiến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng, thậm chí là bội nhiễm.
- Các thói quen xấu: Uống rượu bia, hút thuốc lá, dùng tay ngoáy mũi…
- Do dùng thuốc trị bệnh: Một số thuốc chữa cao huyết áp, giảm đau, thuốc thần kinh… khi bị lạm dụng, dùng trong thời gian dài có thể khiến bệnh viêm mũi vận mạch xuất hiện.
- Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, dùng thuốc tránh thai hay suy giáp… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Bệnh viêm mũi vận mạch có nguy hiểm không? Chẩn đoán bằng cách nào?
Theo các chuyên gia tai mũi họng, căn bệnh này diễn biến khá phức tạp, dễ tái phát do nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân. Vì vậy dễ xảy ra biến chứng nếu không tìm được cách điều trị phù hợp.
- Gây polyp mũi: Với polyp nhỏ không ảnh hưởng đến người bệnh nhưng polyp lớn khiến việc hít thở bị cản trở, không ngửi được mùi vị và dẽ nhiễm trùng.
- Viêm xoang: Tình trạng viêm nhiễm tại mũi kéo dài khiến các hốc xoang bị tổn thương, nhiễm trùng gây viêm cấp, mãn tính kéo theo nhiều triệu chứng đau nhức, khó chịu khác.
- Viêm, nhiễm trùng tai giữa: Dịch viêm ở mũi có thể qua các lỗ thông đến tai gây viêm, nhiễm trùng.
Ngoài ra, viêm mũi vận mạch có thể gây tổn thương đến họng, phế quản, mắt và các biến chứng xa khác liên quan đến thận, não, xương…
* Chẩn đoán bệnh
Bác sĩ sau khi hỏi thăm về các triệu chứng lâm sàng sẽ kết hợp thực hiện một vài xét nghiệm, chụp chiếu để tìm ra nguyên nhân, nắm rõ mức độ nặng nhẹ của bệnh. Các phương pháp chẩn đoán gồm:
- Test trên da: Mục đích là xác định yếu tố gây dị ứng (nếu có).
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra mức độ phản ứng với hệ miễn dịch, sự nhạy cảm với chất kích thích.
- Nội soi mũi: Soi mũi trước sẽ thấy cuốn dưới mũi bị phù nề, co nhẵn. Soi mũi sau thấy sự thay đổi tại đuôi cuốn mũi dưới và giữa, khe mũi phù nề, kèm dịch nhầy.
- Chụp Xquang: Cho thấy hình ảnh cấu trúc của mũi và tổn thương.
Điều trị viêm mũi vận mạch
Căn cứ vào kết quả chẩn đoán, sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ chỉ định phương pháp trị bệnh phù hợp.
Sử dụng thuốc tân dược
Giúp kiểm soát bệnh, bảo vệ mũi trước tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên thuốc tây y thường dễ gây tác dụng phụ do đó người bệnh không tự ý mua thuốc về dùng.
- Dùng thuốc kháng histamin: Các loại thuốc dạng xịt thường được sử dụng trong điều trị viêm mũi vận mạch giúp giảm các triệu chứng bệnh nhanh. Bao gồm: Astelin, Astepro, Patanase…
- Thuốc kháng viêm corticosteroid dạng xịt: Triamcinolone, Flnomasone…
- Thuốc chống Cholinergic: Giúp kiểm soát tình trạng viêm mũi, chảy nước mũi, lưu thông đường thở.
- Thuốc xịt thông mũi: Gồm các loại thuốc chứa Phenylephrine, Pseudoephedrine…
Phẫu thuật
Điều trị viêm mũi vận mạch bằng phương pháp ngoại khoa giúp loại bỏ tổn thương tại niêm mạc, cho tỷ lệ thành công cao nhờ áp dụng công nghệ tân tiến, hiện đại. Phẫu thuật làm giảm thể tích cuống họng mũi dưới, dùng trong trường hợp không đáp ứng thuốc.
Hiện tại nhiều bệnh viện lớn ở nước ta đã đa dạng các kỹ thuật, máy móc ứng dụng vào phẫu thuật như: mổ hở, phẫu thuật nội soi, phương pháp plasma, đốt điện hay đốt hóa chất…
Bác sĩ sẽ dựa trên nhu cầu, mức độ tổn thương, tình hình sức khỏe của người bệnh để chỉ định cách chữa phù hợp, khả năng phục hồi nhanh, ít biến chứng. Người bệnh cần lưu ý chăm sóc sau phẫu thuật đúng cách để tránh rủi ro, biến chứng xảy ra.
Cách chữa bệnh viêm mũi vận mạch bằng bài thuốc dân gian
Phương pháp đơn giản, ít tốn kém phù hợp với người bệnh bị viêm nhiễm nhẹ đó chính là các mẹo dân gian thực hiện tại nhà. Dưới đây là 2 cách lành tính, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng:
- Rửa mũi bằng nước muối
Với các này, người bệnh viêm mũi vận mạch cần dùng 1 ống bơm chuyên dụng dành để rửa mũi. Đổ nước muối sinh lý tại hiệu thuốc rồi tiến hành rửa từng bên. Sau đó chỉ cần xì nhẹ để nước mũi, chảy ra ngoài. Lấy khăn mềm lau sạch.
- Xông hơi trị bệnh
Chỉ cần dùng nước nóng pha muối hoặc thêm vài giọt tinh dầu thảo dược sẽ giúp mũi thông thoáng, co mạch, lưu thông khí huyết.
Thực hiện:
Đun sôi nước, pha thêm vài hạt muối rồi đổ ra một chiếc bát lớn. Nhỏ thêm tinh dầu rồi trùm kín khăn, mạch bát bát nước ở một khoảng hợp lý để tránh bị bỏng. Mũi hít sâu để tinh chất theo hơi nước đi sâu vào khoang mũi giảm triệu chứng bệnh.
Dùng thuốc đông y
Nguyên tắc điều trị bệnh viêm mũi trong y học cổ truyền đều coi trọng việc tập trung loại bỏ tác nhân gây bệnh từ bên trong, phục hồi chức năng tạng phủ, cân bằng âm dương, tăng cường sức đề kháng để tà khí không có cơ hội xâm nhập.
Rất nhiều bài thuốc đông y đã được nghiên cứu, ứng dụng vào điều trị viêm mũi vận mạch mang lại hiệu quả cao. Mỗi bài thuốc hoàn chỉnh gồm nhiều thành phần thảo dược kết hợp như hoa ngũ sắc, ké đầu ngựa, bồ công anh, kim ngân cành, bạc hà, sinh địa… Tuy nhiên cách bào chế, công dụng của mỗi phương thuốc lại khác nhau. Người bệnh cần thăm khám để được kê đơn, bốc đúng thuốc.
Tại nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường hiện vẫn lưu truyền bài thuốc 150 năm chữa viêm mũi, viêm xoang của dòng họ. Không những vậy còn được tối ưu cho phù hợp với cơ địa của người Việt trong cuộc sống hiện đại.
Mỗi liệu trình thuốc sẽ được lương y gia giảm, kết hợp hơn 40 loại thảo dược. Ngay cả trẻ em, phụ nữ mang thai, người có cơ địa nhạy cảm cũng có thể an tâm dùng thuốc mà không lo tác dụng phụ. Rất nhiều bệnh nhân viêm mũi vận mạch đã thoát khỏi bệnh chỉ sau 2 – 3 liệu trình thuốc.
Phòng tránh bệnh viêm mũi vận mạch bằng cách nào?
Không muốn mắc phải căn bệnh này, cách duy nhất là mọi người cần bảo vệ, chăm sóc tốt bản thân mình và thực hiện phòng ngừa với các bước sau:
- Khi ra ngoài, nhớ đeo khẩu trang cẩn thận, hạn chế đến những nơi khói bụi ô nhiễm.
- Rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn thường xuyên, đặc biệt là đến những nơi công cộng.
- Hạn chế tối đa việc chạm tay lên mặt nhất là vùng mũi.
- Sử dụng nước muối loãng để vệ sinh mũi, răng miệng mỗi ngày.
- Ăn nhiều rau xanh, nước ép, sinh tố giàu vitamin C, uống nước ấm mỗi ngày.
- Rèn luyện thể chất thông qua các bài tập, yoga, erobic…
- Ngay khi có dấu hiệu chảy nước mũi, cảm cúm, cảm lạnh cần thăm khám bác sĩ và điều trị dứt điểm.
Bởi viêm mũi vận mạch là bệnh lý chưa tìm ra nguyên nhân nên mọi người cần chủ động phòng ngừa, tích cực điều trị. Tránh để bệnh kéo dài mới thăm khám, dùng thuốc khi đó có thể bệnh đã biến chứng ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, khả năng phục hồi tổn thương tại mũi thấp, khó loại bỏ hoàn toàn.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!