Viêm mũi thai kỳ: Cách chữa an toàn cho mẹ và bé
Viêm mũi thai kỳ là một tình trạng khá phổ biến. Sự khó chịu mà viêm mũi mang lại khiến nhiều mẹ lo lắng chúng sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Ngoài ra, nguyên nhân và cách chữa trị cũng là mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ gặp phải tình trạng này. Vậy hãy cùng tìm hiểu sâu hơn các vấn đề về bệnh lý này trong bài viết sau.
Viêm mũi thai kỳ là như thế nào? Có nguy hiểm không?
Để có phương pháp chữa bệnh an toàn, bà bầu cần hiểu rõ bệnh và tình trạng của mình. Và theo các chuyên gia, viêm mũi thai kỳ được giải đáp như sau:
Viêm mũi thai kỳ là gì?
Trong thời gian mang thai, do một số yếu tố bên trong và ngoài cơ thể tác động, bà bầu có thể gặp phải các triệu chứng về mũi như ngứa, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt thở… Chúng thường kéo dài trên 6 hoặc nhiều tuần và sẽ biến mất trong vòng 2 tuần sau sinh. Đây chính là tình trạng viêm mũi thai kỳ.
Viêm mũi ở bà bầu có thể xuất hiện vào mọi thời điểm trong quá trình thai nghén. Nhưng chủ yếu là vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Bệnh có thể tự khỏi nhưng có khả năng tái phát nhiều lần.
Viêm mũi thai kỳ có nguy hiểm không?
Về bản chất, viêm mũi thai kỳ là tình trạng phản ứng quá mẫn của cơ thể bà bầu có cơ địa dị ứng. Theo thống kê từ các bác sĩ phụ sản, có tới 20-35% thai phụ gặp phải vấn đề này. Đa số trường hợp sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé nếu được xử lý đúng cách.
Tuy nhiên, bệnh không được kiểm soát tốt sẽ làm ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Cụ thể, viêm mũi dị ứng kéo dài khiến bà bầu khó chịu, căng thẳng, mất ngủ. Tình trạng này dễ khiến thai phụ bị suy nhược, mệt mỏi. Một số trường hợp nặng sẽ dẫn đến viêm họng hay viêm mũi mãn tính. Từ đó sẽ làm chậm quá trình phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, các dấu hiệu dị ứng dai dẳng dễ khiến bà bầu bị thiếu oxy khi ngủ. Khi đó, lượng oxy cung cấp cho thai nhi cũng không đủ sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ. Bên cạnh đó là các hậu quả nghiêm trọng khác như dọa sảy, tiền sản giật, suy thai, sinh non… Do vậy, viêm mũi ở bà bầu cần được xử lý đúng cách để không dẫn đến các hệ lụy xấu.
Triệu chứng và nguyên nhân của viêm mũi thai kỳ
Bà bầu cần xác định được các triệu chứng cụ thể cũng như nguyên nhân gây bệnh. Điều này sẽ giúp bạn có cơ sở để đẩy lùi chứng viêm mũi một cách phù hợp, hiệu quả.
Triệu chứng thường gặp
Nhìn chung, bà bầu bị viêm mũi sẽ thường gặp phải các triệu chứng sau:
- Cảm giác ngứa hay vướng ở mũi dẫn đến hắt hơi liên tục
- Chảy nhiều nước mũi trong và nhớt
- Ngứa cổ họng và nhiều vùng da khác như tai, xung quanh miệng…
- Sưng và đỏ kết mạc mắt làm chảy nước mắt thường xuyên
- Nghẹt 1 hoặc 2 bên mũi, ngủ ngáy
Nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng ở thai phụ
Theo nghiên cứu y khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm mũi ở mẹ bầu. Bao gồm:
- Sự xâm nhập của các dị nguyên: Một số thai phụ có thể bị viêm mũi khi tiếp xúc với các dị nguyên như bụi, lông động vật, phấn hoa, khói thuốc lá… Khi chúng đi vào niêm mạc mũi, cơ thể sẽ sản sinh chất trung gian histamin để kháng dị nguyên. Sau đó, các Histamin dạng tự do này sẽ gắn vào nhiều vị trí nhạy cảm như tế bào da, hệ hô hấp, mắt…, gây ra các phản ứng dị ứng.
- Tác động của nồng độ oestrogen trong nhau thai: Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố sẽ làm cơ thể tiết ra một lượng lớn oestrogen. Sự gia tăng của chất này gây ức chế acetylcholin esterase dẫn đến kích thích phản ứng cholinergic. Cholinergic khiến tuyến dịch nhờn và lưu lượng máu trong màng nhầy tăng, gây ra các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, phù nề… Tình trạng này thường bùng phát mạnh mẽ vào 3 tháng cuối thai kỳ.
- Nguyên nhân khác: Ngoài 2 nhóm nguyên nhân chính kể trên, cơ địa dị ứng cũng là một yếu tố dẫn đến viêm mũi ở bà bầu. Với những thai phụ bị tổ đỉa, viêm da dị ứng, mề đay mãn tính… tình trạng viêm mũi thai kỳ có thể xảy ra và tái phát thường xuyên.
Điều trị viêm mũi thai kỳ
Có rất nhiều phương pháp điều trị viêm mũi ở bà bầu hiệu quả. Nhìn chung có 3 cách phổ biến gồm thuốc dân gian, thuốc Tây y và thuốc Đông y. Mỗi biện pháp sẽ có ưu, nhược điểm và mức độ hiệu quả khác nhau. Do đó, bạn cần hiểu rõ cách chữa và lưu ý chủ động lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
Thuốc dân gian
Như đã đề cập ở trên, viêm mũi trong quá trình mang thai không phải là tình trạng nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể được kiểm soát nhanh nếu bạn áp dụng phương pháp phù hợp. Một trong những biện pháp chữa viêm mũi được các bà bầu ưu tiên lựa chọn là áp dụng thuốc dân gian. Một số cách phổ biến gồm:
- Tỏi ngâm rượu: trong tỏi chứa nhiều chất kháng sinh giúp hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng dị ứng hiệu quả. Bạn dùng 200gr tỏi đã cắt lát ngâm với 300ml rượu trắng trong 2 tuần. Sau đó dùng hỗn hợp này nhỏ mũi 2-3/1 ngày để giảm nhanh tình trạng sưng ngứa, sổ mũi…
- Rượu gừng: Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, kháng viêm, tiêu sưng, giúp đường thở thông thoáng hơn. Bà bầu có thể pha rượu gừng với 1 cốc nước nóng để xông mũi. Hoặc dùng cách khác là cho rượu gừng vào nước tắm và tắm hằng ngày.
- Nước chanh: Mẹ bầu có thể uống 1 cốc nước chanh ấm pha mật ong đều đặn mỗi ngày. Phương pháp này giúp giảm tình trạng mũi chảy nhiều dịch nhầy và ngứa rát họng hiệu quả.
- Canh gà: Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, các chất dinh dưỡng trong thịt gà giúp tăng sức đề kháng cho mẹ và bé. Đồng thời, chúng giúp cải thiện nhanh các triệu chứng về đường hô hấp như sổ mũi, nghẹt thở,…
- Sử dụng hành tây: Trong hành tây chứa các thành phần giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của viêm mũi thai kỳ. Bạn có thể dùng 1 củ hành tây cắt lát và ngửi để giảm sổ mũi, hắt hơi, khó thở…
Lưu ý: Phương pháp dân gian thường an toàn và rất dễ thực hiện. Tuy nhiên, thuốc dân gian thường chỉ được áp dụng cho các trường hợp viêm mũi mức độ nhẹ. Ngoài ra, chúng chỉ giúp cải thiện phần nào các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm mũi thai kỳ. Biện pháp dân gian không có khả năng chữa trị tận gốc và không có tác dụng lâu dài. Do đó, mẹ bầu tránh lạm dụng và nên có các biện pháp khác nếu tình trạng này tái phát thường xuyên.
Thuốc Tây y
Để điều trị viêm mũi hiệu quả, nhanh chóng, bạn có thể lựa chọn dùng thuốc Tây y. Tuy nhiên, do đặc tính phức tạp, việc sử dụng thuốc cần có sự hướng dẫn của các chuyên gia. Một số loại thuốc thường được chỉ định gồm có:
- Glucocorticoid dạng xịt mũi: Loại thuốc này được đánh giá là an toàn khi dùng cho phụ nữ mang thai. Chúng giúp giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi,… Tuy vậy, bà bầu chỉ nên dùng Glucocorticoid dạng xịt ở liều lượng thấp.
- Thuốc nhỏ mắt và mũi: loại thuốc thường sử dụng là Cromoglicate, khá an toàn và hiệu quả. Cromoglicate được xem là liệu pháp đầu tiên khi dùng thuốc điều trị viêm mũi ở bà bầu. Thuốc có thể được sử dụng ở 3 tháng đầu thai kỳ.
- Nhóm thuốc kháng histamin: nhóm thuốc này có khả năng ức chế hoạt động của các chất trung gian histamin. Từ đó giúp cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu của viêm mũi. Một số thuốc kháng histamin an toàn, ít gây ra tác dụng phụ gồm: Cetirizine, Loratadin, Chlorpheniramine…
- Thuốc co mạch giúp thông mũi, giảm xung huyết: Các loại thuốc như naphazolin, xylometazolin, oxymetazolin,… có thể được dùng trong thời gian ngắn để chữa viêm mũi. Thuốc dùng được cho bà bầu, làm giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi nặng. Tuy nhiên chỉ dùng thuốc dưới 3 ngày để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
- Thuốc dạng xịt chứa Corticoid: Một số thuốc thuộc nhóm này có thể được dùng để trị viêm mũi như Beclometasone, Fluticasone… Tuy nhiên, bác sĩ chỉ chỉ định loại thuốc này cho những trường hợp nghiêm trọng hay đợt cấp tái phát nhiều lần.
Lưu ý: Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ( FDA) đã khẳng định không có một loại thuốc tân dược nào an toàn 100% đối với thai phụ và thai nhi. Tùy vào loại thuốc sử dụng, bà bầu có thể gặp phải các tác dụng phụ nhẹ hoặc nặng. Do đó, người dùng thuốc Tây cần tuân theo mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, không được tự ý dùng thuốc hay ngưng dùng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Thuốc Đông y
Theo Đông y, viêm mũi thai kỳ xuất hiện khi cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt. Từ đó dẫn đến khí huyết trì trệ, kém lưu thông, làm xuất hiện các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, ngứa họng,… Được điều chế từ nhiều loại thảo dược thiên nhiên, các bài thuốc Đông y giúp giải độc, thanh nhiệt, tán hàn… Đồng thời giúp bồi bổ khí huyết, hồi phục chức năng tạng phủ, trị bệnh từ căn nguyên gốc rễ.
Dùng thuốc Đông y là giải pháp an toàn, không gây ra tác dụng phụ cho mẹ và bé. Bên cạnh đó còn đem lại hiệu quả lâu dài, tránh tái phát nhiều lần. Tuy nhiên, người bệnh lựa chọn phương pháp này cần tuân thủ theo hướng dẫn của lương y. Đồng thời, kiên trì áp dụng trong một thời gian dài mới có hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý khi bị viêm mũi thai kỳ
Nếu muốn các triệu chứng của viêm mũi hồi phục nhanh chóng, bà bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Luôn giữ nhà cửa và môi trường sống sạch sẽ để hạn chế tích tụ dị nguyên gây kích ứng
- Hạn chế đến nơi có không khí ô nhiễm hoặc nơi đông người để tránh tiếp xúc với khói bụi, mùi thuốc lá, bia rượu,…
- Tránh dung nạp các thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, hải sản, đậu…
- Xây dựng chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng
- Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể để làm loãng các dịch nhầy trong niêm mạc mũi, giảm nghẹt mũi
- Giữ ấm cơ thể và che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài, đặc biệt vào lúc thời tiết giao mùa thất thường
- Vệ sinh mũi họng sạch sẽ hằng ngày, tránh tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển
- Tập thể dục vừa sức, đều đặn để tăng sức đề kháng và làm cơ thể dẻo dai hơn.
Trên đây là các thông tin cần thiết về tình trạng viêm mũi thai kỳ mẹ bầu cần chú ý. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc biết thêm những kiến thức hữu ích. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Chúng không có khả năng thay thế bất cứ chẩn đoán và chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!