Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh: Nhận biết triệu chứng và chăm sóc hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Tai mũi họng | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh chiếm tỷ lệ cao và ngày càng gia tăng. Do đó cha mẹ cần sớm phát hiện, có hướng xử lý kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra cho bé. Sau đây là thông tin tổng quan về bệnh cũng như biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất, cha mẹ đừng bỏ lỡ.

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường gặp. Các triệu chứng xảy ra cùng lúc tại mũi, họng gây viêm sưng niêm mạc, chảy nước mũi, ho… Bệnh thường diễn ra đột ngột sau khi cơ thể bị vi khuẩn, virus xâm nhập, bị nhiễm lạnh… Với trẻ có hệ miễn dịch tốt, được cha mẹ chăm sóc đúng cách có thể dứt điểm bệnh sau 3 – 5 ngày, trẻ yếu hơn sẽ dễ bị bệnh trở lại.

Không xử lý dứt điểm bệnh dễ tái phát, chuyển sang giai đoạn mãn tính thậm chí bội nhiễm khiến sức khỏe, hệ miễn dịch của trẻ càng yếu đi dễ gặp phải biến chứng nghiêm trọng khác như: viêm họng mãn tính, viêm phế quản, viêm phổi cấp, phù nề phổi, áp-xe họng, viêm tai giữa, viêm mũi mãn tính. Khó lường nhất là nguy cơ bị hội chứng ngưng thở khi ngủ, hen suyễn, viêm cầu thận, ảnh hưởng đến tim mạch…

Bởi vậy cha mẹ cần quan sát kỹ các biểu hiện viêm mũi họng của trẻ để sớm đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn, chữa trị đúng lúc cho con.

viêm mũi họng cấp vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm” src=”https://dominhduong.com/wp-content/uploads/2020/04/viem-mui-hong-cap-o-tre-so-sinh-la-gi.jpg” alt=”Trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng cấp vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm” width=”800″ height=”464″ /> Trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng cấp vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm

Triệu chứng và nguyên nhân viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết qua những dấu hiệu lâm sàng như:

  • Chảy nước mũi: Đây là dấu hiệu mà bất cứ trẻ sơ sinh nào bị viêm mũi họng cũng gặp phải. Nước mũi thường trong chảy ra ngoài, khiến bé sụt sịt.
  • Khó ngủ: Mũi họng không thông, trẻ thường ngủ không yên giấc, hay bị giật mình, quấy khóc vào đêm.
  • Thở khò khè: Do mũi bị bít tắc, bé bị thở khò khè khi ngủ, hơi thở nặng, càng ghé sát tai nghe càng rõ, trường hợp nặng bé còn bị tím tái người do thiếu oxy.
  • Quấy khóc, bỏ bú: khi bị bệnh trẻ khó chịu, chán ăn, họng bị đau, khó khăn khi nuốt nên thường quấy khóc, không chịu bú sữa mẹ.
  • Sốt nhẹ: Trẻ dễ bị sốt nhẹ hay sốt cao tùy vào tình trạng viêm sưng tại mũi họng.
  • Cổ họng bị sưng đỏ: Bởi mũi bé còn có nhỏ để có thể quan sát bên trong, nhưng họng bé khi nhìn vào cha mẹ có thể thấy quanh thành họng bị sưng đỏ.
  • Nôn trớ: Nhiều bé khi ti mẹ sau đó bị nôn kèm dịch nhầy
  • Ho: Đây cũng là triệu chứng thường gặp khi viêm sưng, ngứa họng trẻ sẽ thường ho có thể là ho khan hoặc ho có đờm.
  • Tiêu chảy: Bởi bé có thể nuốt dịch đờm, nhầy vào trong khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, tiêu chảy là hiện tượng khá phổ biến ở khi trẻ mắc bệnh viêm mũi họng cấp.

Trẻ sơ sinh bị viêm nhiễm đường hô hấp là do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó phổ biến nhất là:

  • Cấu tạo đường hô hấp của trẻ sơ sinh còn non, chưa hoàn thiện nên dễ bị viêm nhiễm, xuất tiết hay phù nề.
  • Các loại vi khuẩn, virus cũng dễ xâm nhập và gây bệnh
  • Ngoài ra sự thay đổi thất thường của thời tiết
  • Trẻ sống trong phòng ẩm thấp, nấm mốc, nhiều tác nhân gây kích ứng…
  • Trẻ mắc các bệnh sởi, cúm… cũng có nguy cơ cao bị bệnh.

Điều trị viêm họng cấp ở trẻ sơ sinh

Bởi cơ thể trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên mẹ phải vô cùng thận trọng khi tìm cách chữa viêm mũi họng cho con. Dưới đây là những phương pháp an toàn, không gây tác dụng phụ cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

Vệ sinh bằng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

Đây là cách đơn giản giúp loại bỏ dịch nhầy, viêm nhiễm tại mũi họng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên mọi thao tác mẹ cần phải cẩn thận, thực hiện đúng cách.

Thực hiện:

  • Dùng nước muối sinh lý cho trẻ 0,9%.
  • Cho bé nằm trên giường hơi nghiêng đầu.
  • Đặt ống nhỏ mũi vào lỗ mũi trẻ rồi nhỏ 1 – 2 giọt vào từng mũi rồi lấy khăn xô hoặc tăm bông để lau sạch nước muối, dịch mũi cho trẻ.
Giải pháp loại bỏ dịch nhầy mũi họng cho trẻ sơ sinh an toàn
Giải pháp loại bỏ dịch nhầy mũi họng cho trẻ sơ sinh an toàn

Dùng ống hút dịch mũi

  • Mẹ giữ bé ở trong lòng hay cho bé nằm trên giường một tay giữ đầu của bé.
  • Trước tiên nhỏ nước muối sinh lý 0,9% vào mũi để làm loãng dịch nhầy
  • Tay còn lại bóp nhẹ ống hút để đẩy không khí ra ngoài.
  • Tiếp đến để đầu ống hút dịch vào một bên mũi (không để sâu) mẹ từ từ thả tay ra để hút dịch nhầy vào ống.
  • Rút ống hút dịch rồi lấy khăn xô mềm lau sạch.

Lá hẹ hấp đường phèn chữa viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh

Để giảm ho đờm cho trẻ sơ sinh mẹ có thể áp dụng cách đơn giản sau:

  • Dùng 5 – 7 lá hẹ tươi rửa sạch, cắt ngắn thành từng đoạn.
  • Cho lá hẹ vào chén (uống nước) thêm 1 thìa đường phèn
  • Đem chưng, hấp cách thủy khoảng 15 phút.
  • Dùng thìa cà phê lấy nước cốt cho bé uống ngày 3 lần.
  • Rửa và khử trùng ống hút rồi thực hiện tương tự với bên còn lại.

Hạ sốt cho trẻ

Sử dụng khăn ấm làm mát là cách để hạ sốt an toàn cho trẻ sơ sinh.

Cách thực hiện

  • Mẹ lấy một chiếc khăn bông sạch, ngâm vào chậu nước ấm.
  • Lấy khăn ra vắt ráo nước sau đó đắp lên trán.
  • Mẹ cũng có thể dùng khăn để chườm ấm toàn bộ cơ thể đặc biệt là vùng bẹn, nách, cổ.

Tắm cho trẻ sơ sinh bằng thảo dược

Gừng là thảo dược an toàn, tuy không thể sử dụng trực tiếp cho trẻ uống nhưng mẹ có thể đun nước tắm với gừng giúp lưu thông khí huyết, đào thải động hại, giảm triệu chứng viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

Thực hiện:

  • Mẹ rửa sạch gừng rồi thái lấy 3 lát đem giã nhuyễn.
  • Cho gừng vào chén nước sôi hãm khoảng 15 phút để tiết hết tinh dầu.
  • Sau đó hòa nước gừng này vào chậu nước ấm để tắm cho bé.
  • Tắm khoảng 5 phút mẹ lấy khăn khô lau sạch nước rồi mau chóng mặc quần áo vào cho con.
Dùng nước gừng để tắm cho trẻ sơ sinh giúp cải thiện triệu chứng viêm mũi họng hiệu quả
Dùng nước gừng để tắm cho trẻ sơ sinh giúp cải thiện triệu chứng viêm mũi họng hiệu quả

Dùng thuốc chữa viêm mũi họng cấp cho trẻ sơ sinh

Bởi cơ thể trẻ sơ sinh còn rất non, chưa hoàn thiện nên việc dùng thuốc tây y để trị bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Cha mẹ không tự ý mua thuốc về cho con dùng.

Tùy vào cân nặng, mức độ viêm mũi họng nặng nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc nhỏ mũi an toàn cho trẻ hay thuốc paracetamol dành theo liều lượng, thời gian sử dụng nhất định để cải thiện triệu chứng bệnh. Kháng sinh sẽ không được sử dụng nếu tình trạng viêm nhiễm nhẹ để tránh nhờn thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Phòng ngừa bệnh viêm mũi họng cấp cho trẻ sơ sinh

Nếu không muốn con từ khi sinh ra đã thường xuyên gặp phải các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi họng cấp, mãn tính. Ngay từ khi mang thai và sau khi sinh bé, cha mẹ hãy chủ động vệ sinh, bảo vệ con bằng những cách sau:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nâng cao sức đề kháng.
  • Đảm bảo môi trường xung quanh trẻ đặc biệt là giường ngủ, gối, cũi của trẻ luôn sạch sẽ
  • Mặc ấm cho trẻ khi trời lạnh, để thoáng mát khi trời nóng.
  • Tắm cho con hoàn toàn bằng nước ấm, lau người sạch sẽ trước khi mặc đồ cho con.
  • Dùng rơ lưỡi chuyên dụng, thấm nước muối sinh lý để vệ sinh họng cho con. Khi thực hiện mẹ nhớ nhẹ nhàng tránh cho vào quá sâu gây tổn thương niêm mạc họng.
  • Cho con đi tiêm phòng đầy đủ các mũi để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
  • Ngay khi thấy con khó chịu, sụt sịt mẹ cần đưa con đi khám để được hỗ trợ, xử lý kịp thời.

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh diễn ra phổ biến do đó khi phát hiện bệnh khi áp dụng các mẹo vệ sinh chữa bệnh tại nhà không hiệu quả cha mẹ cần đưa con đi khám để chẩn bệnh, có hướng điều trị phù hợp. Đây chính là cách để bảo vệ con yêu, giúp con phát triển khỏe mạnh.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo